“Lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông
là thâm hiểm và ngông cuồng”
Cập nhật lúc 13:48
Đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Chu
Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt
Trước những hành động đầy toan tính của
Trung Quốc đầy toan tính của Trung Quốc thời gian gần đây, và những phản ứng
quyết liệt của các nước như Hoa Kỳ, Australia và các nước liên quan đến Biển
Đông, tình hình Biển Đông đang có những diễn biến khó lường. Trong diễn biến
như vậy, những toan tính, chiêu bài, âm mưu của Trung Quốc với Biển Đông lại
càng “lộ rõ” hơn bằng các chiêu trò như mời Hoa Kỳ dùng chung đảo nhân tạo, cấm
đanh bắt cá, kéo giàn khoan Hải Dương 981 xuống Biển Đông…
Để cùng bạn đọc trong và ngoài nước
hiểu kỹ hơn những “toan tính” bên trong của Trung Quốc, PV Infonet đã có cuộc
phóng vấn với PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Giảng viên trường Đại học Quốc gia,
nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam, người gắn bó
rất nhiều năm với nghiên cứu, quản lý biển và hải đảo.
PV: Thưa ông, gần đây, Trung Quốc liên
tục thực hiện các bước đi nguy hiểm như: Xây dựng các đảo nhân tạo lớn, mời
Mỹ dùng chung đảo nhân tạo, sau lại ra lệnh cấm đánh bắt cá ở hầu hết các khu
vực trên Biển Đông, trong đó bao gồm cả vịnh Bắc Bộ đã ký hiệp ước phân định
với Việt Nam và cả Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Điều này thế hiện mưu toan
gì của Trung Quốc?
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Các
bước đi đầy toan tính như vậy tiếp tục cho thấy ý đồ “Độc chiếm Biển Đông”
không cần giấu giếm của Trung Quốc. Sau khi công bố pháp lý quốc tế năm 2009
về yêu sách phi lý “Đường lưỡi bò 9 đoạn đứt khúc” chiếm trên 80% diện tích
Biển Đông, Trung Quốc bước sang giai đoạn chứng minh khả năng quản lý thực tế
không gian đường lưỡi bò này với các kịch bản rất linh hoạt, nhưng bao trùm vẫn
là cách tiếp cận “giả danh dân sự”.
Thành lập Thành phố Tam Sa, bao gồm hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và quần đảo Đông Sa, sau đó Trung
Quốc tranh thủ xây dựng và củng cố các căn cứ quốc phòng ở quần đảo Hoàng Sa,
ở Tam Á (đảo Hải Nam của Trung Quốc) và gần cuối năm 2014 đến nay Trung Quốc
dồn dập cải tạo 7 bãi cạn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà họ chiếm đóng bằng
vũ lực từ năm 1988, thành các đảo nhân tạo.
Mưu toan của Trung Quốc là: ‘đảo hóa’
để tạo căn cứ trong dàn xếp pháp lý về tranh chấp quyền đối với quần đảo
Trường Sa của Việt Nam; tiến hành xây các căn cứ quân sự (ngầm và nổi) vững
chắc ở đây để khống chế tuyến hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông; trực tiếp
khống chế Việt Nam và Philipines khi tình huống xấu; để gặm nhấm quần đảo này
của Việt Nam; và không loại trừ họ sẽ lập vùng nhận dạng phòng không trên
Biển Đông.
Đặc biệt, Trung Quốc sẽ hành chính hóa,
dân sự hóa 7 đảo nhân tạo như những đơn vị hành chính của cái gọi là
"thành phố Tam Sa"!
Có thể nói, hành động này của phía
Trung Quốc đang làm thay đổi hiện trạng các thực thể tự nhiên ở quần đảo
Trường Sa của Việt Nam, gây tác động rất xấu đến môi trường vùng rạn san hô
giàu nguồn lợi thủy sản nhất và là nơi phát tán nguồn dinh dưỡng và
nguồn giống hải sản tự nhiên ra toàn Biển Đông.
Trung Quốc cũng vi phạm trắng trợn các
quy định pháp lý quốc tế và DOC, tiếp tục gây mất ổn định và đe dọa hòa bình
khu vực Biển Đông và lân cận. Đến nay, Trung Quốc đã cơ bản hoàn thành cơ sở
hạ tầng ở 4/7 địa điểm cải tạo và bước sang giai đoạn lắp đặt trang thiết bị
an ninh, quốc phòng và đánh lạc hướng dư luận ‘đây là thiết bị phục vụ bảo
đảm an ninh và an toàn hàng hải, v.v’.
Khi bị các nước phản ứng mạnh với những
tuyên bố và hành động cứng rắn hơn, đặc biệt Mỹ và đồng minh gần đây sẵn sàng
có những hành động cụ thể hơn, thì Trung Quốc lại đưa ra những tuyên bố ‘giả
danh dân sự’ cũ rích là “mời Mỹ dùng chung đảo nhân tạo phục vụ mục đích nhân
đạo”.
Lời hay ý đẹp là vậy nhưng bị Mỹ gạt
phắt vì không để mắc bẫy ‘công nhận chủ quyền’ đối với các đảo nhân tạo do
Trung Quốc tôn tạo lên. Rồi để che giấu và đảm bảo an toàn cho quá trình lắp
đặt trang thiết bị quân sự ở các bãi cạn đã tôn tạo và xong hạ tầng cơ sở,
Trung Quốc lại ‘tung chưởng’ ra lệnh cấm đánh bắt cá ở hầu hết các khu vực
trên Biển Đông, trong đó cả vịnh Bắc Bộ đã ký hiệp ước phân định với Việt Nam
và cả Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Ngoài ra, lập ‘hàng rào dân sự’ này
để phòng tàu Mỹ tiếp cận 12 hải lý đối với các ‘đảo nhân tạo‘ nói trên, cũng
là cách không để Mỹ có cớ can thiệp sâu hơn, cách mà Trung Quốc luôn thận trọng
và chả lẽ ‘có tật’ lại không ‘giật mình’!
Trong những hành động đó, hành
động nào là mũi tiến công chính của Trung Quốc để thực hiện bằng được tham
vọng chiếm trọn Biển Đông, thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Hành
động xây đảo nhân tạo trên các bãi cạn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam để
hình thành thế trận khống chế quần đảo này và toàn Biển Đông là mưu đồ thâm
hiểm và chiến lược của Trung Quốc, để thực hiện bằng được tham vọng chiếm
trọn Biển Đông. Sau đợt ‘sóng cồn’ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào năm ngoái,
đây là những đợt ‘sóng ngầm’ cực kỳ nguy hiểm và phiêu lưu với hai khả năng
lựa chọn cuộc chơi mà có lẽ người Trung Quốc đã sẵn sàng: yên lặng độc chiếm
thông qua “độc quyền khai thác tài nguyên”, hoặc dùng vũ lực nếu Bắc Kinh
không được tự do hoành hành, bắt nạt các nước nhỏ yếu, coi thường công pháp
quốc tế và các thỏa thuận khu vực, phớt lờ dư luận quốc tế. Mục tiêu chung
của mưu đồ này đã nói ở trên.
Ông có nhận thấy lệnh cấm đánh
bắt cá lần này của Trung Quốc chứa đựng những ý đồ khác với lần trước không?
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Lệnh
cấm đánh bắt cá lần này của Trung Quốc có vẻ ‘vội vã’, dù vẫn trong kịch bản
tính sẵn của họ. Không chỉ thế, giàn khoan di động Hải Dương 981 cũng lại
xuất hiện trên Biển Đông vào thời điểm nhạy cảm này, khiến tôi nghĩ đến khả
năng Trung Quốc giở trò đối phó với tàu Mỹ nếu tiếp cận đảo nhân tạo và ‘ngăn
khéo’ tàu thuyền ngư dân Việt Nam tiếp cận như lần năm 2014.
Giàn khoan Hải Dương 981 đưa ra Biển
Đông lần này có sứ mạng của một pháo đài nổi, di động, một phương tiện để lắp
đặt các thiết bị giám sát/kiểm soát ngầm dưới đáy biển (mà theo một nguồn tin
không chính thức là họ cần tối đa 3 tháng để làm việc đó, lần trước là 2,5
tháng).
Cho nên, Hải Dương 981 ra tìm kiếm dầu
khí chỉ là ngụy tạo, có chăng là tìm kiếm khí hydrat, và cấm đánh bắt cá chỉ
là để quyền tự do cho lực lượng hải cảnh, hải giám, ngư chính của Trung Quốc
tỏa ra ‘tập trận‘ ở vùng biển họ cần bảo vệ như ‘ao nhà’ của họ. Đối
với ngư dân Việt
Theo ông, cần phải lưu ý thế nào
để người dân Việt Nam hiểu được những toan tính của Trung Quốc một cách rõ
ràng nhất mà không bị mắc mưu "đánh lạc hướng" của họ?
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Trung
Quốc ngày càng bộc lộ rõ ý đồ chiến lược không thay đổi đối với vấn đề chủ
quyền đơn phương của họ và yêu sách phi lý về “đường lưỡi bò 9 đoạn đứt khúc”
trên Biển Đông. Độc quyền khai thác tài nguyên tiến tới độc chiếm Biển Đông
là cách mà Trung Quốc “vừa được ăn, vừa nói lấy được và vừa được gói mang về”.
Một nước lớn như Trung Quốc cộng với tham vọng bá quyền, khiến họ sẽ “được ăn
cả, mà ngã sẽ không chịu về không”.
Phải chăng lần này Trung Quốc đang có
những đợt tập dượt chuẩn bị cho các tình huống khó lường tiếp theo của phía
Trung Quốc. Cách "đánh lạc hướng" của Trung Quốc, biến không thành
có, tạo sự đã rồi, đổ lỗi kiểu ‘gắp lửa bỏ tay người’, ‘vừa ăn cướp, vừa la
làng’, ‘vừa đấm, vừa xoa’, nói không đi đôi với làm,… là cách người dân
Việt Nam không lạ, nhưng không được lơ là mất cảnh giác. Kiên trì con đường
đàm phán hòa bình, vừa hợp tác vừa đấu tranh để bảo vệ quyền và lợi ích biển
đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Là nhà nghiên cứu về biển và
nguyên là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, ông sẽ lên
tiếng phản đối hành động này của Trung Quốc như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi: Trung Quốc ngày
càng bộc rõ nhiều tham vọng ở Biển Đông, chuỗi các hành động đơn phương kiểu
nước lớn của Bắc Kinh diễn ra liên tục và dồn dập, vi phạm chủ quyền của Việt
Nam ở 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Các hành động trên thực chất là
một hành động xâm chiếm trái phép, vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền
biển đảo của Việt
Là người nghiên cứu về biển nhiều năm,
tôi yêu cầu Trung Quốc không được tiếp tục phá hoại môi trường vùng rạn san
hô quý nhất Biển Đông, tôn trọng quyền và lợi ích biển, đảo của Việt Nam, tôn
trọng ngư dân và tình hữu nghị truyền thống giữa 2 nước. Cảnh báo,
Trung Quốc không nên chủ quan rằng bàn cờ Biển Đông chỉ có 1 người chơi!
Xin cảm ơn ông!
|
Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét