Dung Quất lại kêu khó, Bộ Tài
chính lại chìa tay
Cập
nhật lúc 07:51
(Thị trường) -
Theo Thông tư 61 chính thức có hiệu lực vào hôm nay (4/5), mức thuế đối với
dầu diesel đã giảm xuống còn 12% thay vì 20%.
Bộ Tài chính
vừa ban hành Thông tư số 61, thay thế Thông tư 48 có hiệu lực vào ngày 13/4
vừa qua nhằm thay đổi mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng
dầu.
Theo đó, Bộ Tài
chính sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng
xăng dầu thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Cụ thể, mức
thuế nhập khẩu với mặt hàng nhiên liệu diesel cho ô tô giảm từ 20% xuống 12%,
diesel khác giảm từ 20% xuống 12%, dầu nhiên liệu giảm từ 25% xuống 13%, dầu
diesel sinh học (B5, B10) giảm từ 20% xuống còn 12%.
Trong khi giữ
nguyên mức thuế ưu đãi với các mặt hàng khác như xăng, dầu hỏa là 20%; xăng
máy bay, trừ nhiên liệu máy bay phản lực là 10%...
Như vậy, việc
giảm thuế nhập khẩu theo Thông tư số 61 có thể thấy đề xuất trước đó của Công
ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn (đơn vị quản lý Nhà máy lọc dầu Dung Quất) đưa
ra vào ngày 16/4 vừa qua đã được Bộ Tài chính tiếp tục đáp ứng.
Ngày 16/4, hai
ngày sau khi mức thuế đối với diesel được áp dụng ở mức 20% công ty Bình Sơn
đã gửi kiến nghị lên Bộ Tài chính đề nghị tiếp tục giảm thuế nhập khẩu dầu để
giảm khó khăn cho công ty.
Theo lý luận
của lãnh đạo nhà máy lọc dầu Dung Quất thì thuế với dầu diesel nhập khẩu từ
các nước ASEAN theo lộ trình hội nhập đã giảm xuống mức 15%, như vậy mỗi
thùng dầu của Dung Quất sẽ đắt hơn ASEAN khoảng 10 USD/thùng.
Điều này khiến
nhà máy không thể cạnh tranh được với "hàng nhập khẩu". Trong khi
diesel là sản phẩm chiếm tới 50% tổng sản lượng của nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Bình luận về
những đề xuất giảm thuế của nhà máy lọc hóa dầu này, một số chuyên gia kinh
tế từng cho rằng, câu chuyện của Dung Quất không đơn giản chỉ là chuyện chênh
lệch thuế nhập khẩu như Công ty Bình Sơn trình bày. Đằng sau nó còn là một cơ
chế tài chính khá phức tạp với cơ chế thu điều tiết, chính sách miễn giảm
thuế...
Tiến sĩ kinh tế
Nguyễn Tú Anh, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương (CIEM), cho biết trên TBKTSG rằng trong bối cảnh hội nhập
quốc tế, những ưu đãi dành cho Bình Sơn sẽ phải dành cho bất kỳ nhà đầu tư
nước ngoài nào khác cùng tham gia việc xây dựng nhà máy lọc hóa dầu tại Việt
Nam. Việc các dự án Nghi Sơn và Nhơn Hội đang đòi có được những ưu đãi như
vậy là dẫn chứng cho nguyên tắc này.
Và nếu các nhà
đầu tư nước ngoài khác đều được ưu đãi như Bình Sơn thì lợi thế của Bình Sơn
sẽ mất. Lúc đó, nếu không cải thiện được năng lực cạnh tranh của mình, Bình
Sơn sẽ bị thất bại ngay trên sân nhà.
(Theo Đất Việt) Đỗ Tú
|
Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét