Người dân cầu an mong ông Bá Thanh qua cơn bạo bệnh
Cập nhật lúc 20:35
Chiều nay, nhiều người dân Đà
Nẵng đến Tịnh thất Bửu Sơn, đường Đà Sơn (quận Liên Chiểu) dự lễ cầu an cho
ông Nguyễn Bá Thanh.
Báo VnExpress đưa tin, Thượng tọa Thích
Quảng Tâm (chùa Pháp Lâm) chủ trì buổi lễ, đọc sớ cầu an nêu rõ: "Cầu
cho ông Nguyễn Bá Thanh, sinh năm Quý Tỵ, 62 tuổi, pháp danh Chúc Phước, hiện
lâm trọng bệnh, đang chữa trị tại Hoa Kỳ được thân tâm an lạc, tật bệnh tiêu
trừ".
Theo Thượng tọa Thích Quảng Tâm, khi
biết tin ông Nguyễn Bá Thanh lâm bệnh, nhiều người dân lo lắng và mong có lễ
cầu an cho vị nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhưng chưa có dịp phù hợp. Hôm
nay buổi lễ mới được tiến hành kết hợp với lễ cầu siêu cho thân phụ của
Thượng tọa Tâm là liệt sĩ.
"Lễ cầu an cho ông Nguyễn Bá Thanh
xuất phát từ tâm của những người đến đây chứ không có ai rủ rê hay kêu gọi.
Nói đến ông Thanh thì người dân Đà Nẵng ai cũng cảm mến vì những việc ông ấy
đã làm để thành phố được như bây giờ", vị Thượng tọa nói.
Những ngày gần đây, theo VTC, nhiều người dân là phật tử cũng lên
chùa Linh Ứng Sơn Trà lập đàn cầu an cho ông Nguyễn Bá Thanh mau khỏi bệnh.
Trưởng Ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá
Thanh, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng chữa bệnh ở Mỹ từ tháng 8/2014 đến nay.
Theo VnExpress, VTC
|
Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014
ĐÓN BẮT
THỜI CƠ, PHÁT HUY SỨC MẠNH CỦA TOÀN DÂN, BẢO VỆ LỢI ÍCH QUỐC GIA DÂN TỘC, ĐƯA
ĐẤT NƯỚC TIẾP TỤC TIẾN LÊN
Cập nhật lúc 20:00
TRƯƠNG TẤN SANG, Ủy viên Bộ Chính trị,
Chủ tịch nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Kết thúc năm 2014,
đất nước ta, dưới ngọn cờ của Đảng, tiếp tục giành được những thành tựu quan
trọng, đưa công cuộc đổi mới không ngừng phát triển toàn diện và ngày càng
vững chắc. Trước thềm Năm mới 2015, những dự cảm lớn, những công việc lớn
đang đặt ra trước toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, cổ vũ dân tộc ta kiên
định vững bước đi lên. Nhân dịp chào Năm mới 2015, Thanh Niên Online trân trọng giới thiệu bài viết của Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang về vấn đề này.
Cùng nhân loại
chúng ta tạm biệt năm 2014, năm Giáp Ngọ. Đối với chúng ta, năm 2014, một năm
với biết bao cam go, sóng gió và những khó khăn, thách thức, nhưng chúng ta
đã vượt qua. Dù ngoảnh nhìn lại, vẫn còn đó những ấm lạnh, buồn vui xen lẫn,
vẫn còn nhiều điều canh cánh bên lòng mà không ai không thấy và đang đồng
tâm, nỗ lực khắc phục, sửa chữa. Khi mùa xuân năm mới 2015 đang tới trước
thềm, cả dân tộc Việt Nam ta lại phấn khởi, có thêm sinh lực mới, quyết tâm
mới, tiếp tục cố gắng vì những thành công trong Năm của những sự kiện lớn: 85
mùa xuân Đảng ta ra đời, 70 mùa thu cách mạng và Quốc khánh Nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 40 năm giải phóng miền Nam và thống nhất nước
nhà, 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, 30 năm đất nước đổi mới
trên con đường xã hội chủ nghĩa, tiến tới Đại hội XII của Đảng... với tầm
nhìn mới, sứ mệnh mới, thực lực mới, phương cách hành động mới và niềm tin
vào những thành công mới.
Trước thềm Xuân
mới, nhìn lại chặng qua, chúng ta soát xét lại mình, ngẫm thời cuộc lớn, mở
rộng tầm nhìn, chuẩn bị hành trang, tiếp tục chủ động và kiên định đi tới.
Phát
triển bền vững - sự lựa chọn mang tầm chiến lược
Chúng ta đang
sống trong kỷ nguyên toàn cầu hóa với tất cả sự phức tạp của thời cơ và nguy
cơ, vận hội và thách thức đan xen, chuyển hóa khôn lường; hoặc là tụt hậu,
tức là bị bỏ rơi hoặc là bứt phá, vươn lên để bắt nhịp cùng thời cuộc, làm
chủ vận mệnh của mình, mà nếu dừng lại chính là tụt hậu. Mà tụt hậu, nhất là
về kinh tế, đó là nguy cơ mà tròn hai mươi năm trước, tháng 1-1994, Đảng ta
đã cảnh báo và suốt hai thập niên cả dân tộc nỗ lực không ngừng để vượt qua.
Do đó, hơn bao
giờ hết, con đường duy nhất đúng đắn là chúng ta phải vươn lên, đưa đất nước
phát triển bền vững, khi nhịp chân nhân loại không chờ đợi bất cứ ai, cuộc
cạnh tranh toàn cầu luôn tiềm ẩn nguy cơ “mất còn”, không quốc gia, dân tộc
nào là ngoại lệ, làm cho tương quan lực lượng giữa các quốc gia, các khu vực
trên thế giới thường xuyên thay đổi. Tụt hậu là bị toàn cầu hóa lướt qua,
nhấn chìm, tất yếu khó tránh khỏi rơi vào lệ thuộc, trở thành “sân sau” của
người khác, sẽ không thể nào cải thiện, nâng cao được đời sống của nhân dân.
“Thực túc, binh cường”, nếu tụt hậu thì khó có thể bảo vệ được độc lập, chủ
quyền của đất nước, khó có thể có được chỗ đứng xứng đáng trên trường quốc
tế, huống chi là vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu.
Phát triển bền
vững, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế với các nước tiên
tiến trong khu vực và trên thế giới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, là
trách nhiệm không thể thoái thác, sứ mệnh thiêng liêng, là danh dự của mỗi
chúng ta, con Lạc cháu Hồng hôm nay. Vì thế, trong năm 2015 và những năm tới,
với bản lĩnh, trí tuệ, tiềm năng đất nước và con người Việt Nam, chúng ta
phải tập trung xử lý, tháo gỡ những cản trở, ách tắc, khắc phục những hạn
chế, yếu kém, nhanh chóng đưa nền kinh tế đất nước thoát khỏi tình trạng suy
giảm đã kéo dài mấy năm nay, phục hồi lại đà tăng trưởng; tiếp tục đẩy mạnh
công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế đầy sáng
tạo và hiệu quả; hoàn thành tốt nhiệm vụ đổi mới mô hình tăng trưởng để tạo
ra một chất lượng mới, trình độ mới, cao hơn cho nền kinh tế đất nước, ngang
tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Phát triển bền vững là sự lựa chọn mang
tầm chiến lược của đất nước ta hiện nay. Phát triển là thước đo bản lĩnh, trí
tuệ Việt
Bảo vệ
lợi ích quốc gia, dân tộc là mục tiêu tối thượng
Trải qua đã mấy
ngàn năm, ông cha ta, dẫu cho trước bất cứ ai, dù trong bất cứ tình huống
nào, bao giờ cũng quyết lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm mục tiêu tối thượng
trong mọi hành xử của mình cho nên mới tạo dựng được cơ đồ vững vàng để lại
cho con cháu hôm nay. Lịch sử từng cho thấy, làm trái đi là tự rước lấy tai
họa, không mất nước, trở thành nô lệ thì cũng đẩy đất nước, đẩy nhân dân vào
cảnh thống khổ, lầm than.
Trong thời đại
ngày nay, giữa biển rộng toàn cầu hóa tranh đua sinh tử, chân lý “Không có gì
quý hơn độc lập, tự do”, hơn bao giờ hết, càng tỏa sáng. Đất nước ta hội nhập
với thế giới, với bạn bè năm châu, bốn bể là để học hỏi, tiếp thu tinh hoa
của nhân loại, của thời đại, làm giàu thêm, phong phú hơn nền văn hóa đậm đà
bản sắc dân tộc Việt Nam; để tranh thủ ngoại lực, khơi dậy nội lực, biến
ngoại lực thành nội lực, xây dựng đất nước ta hùng cường, giàu mạnh, sánh vai
cùng với các cường quốc năm châu, nhân dân ta có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc, chứ quyết không đánh mất mình, không rơi vào tụt hậu, lệ thuộc.
Giang sơn, xã
tắc mấy nghìn năm ông cha ta truyền lại, thế hệ con cháu chúng ta hôm nay và
mãi mãi sau này có nghĩa vụ và trách nhiệm thiêng liêng là phải giữ gìn,
quyết không để tổn thất một ly lai. Dân tộc ta đã mấy nghìn năm nối đời dựng
nước, giữ nước, đã đi qua hàng trăm cuộc khởi nghĩa, kháng chiến chống xâm
lăng, ở mọi quy mô, với biết bao hy sinh, xương máu; trong những giờ phút
hiểm nghèo, đã nêu cao ý chí “dù phải tát cạn biển Đông”, “dù phải đốt cháy
dãy Trường Sơn” cũng quyết giành lại và giữ gìn vững chắc độc lập, tự do, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Ngày nay, hơn 90 triệu đồng bào ta
nguyện làm hết sức mình, nguyện đem hết tinh thần và lực lượng, tính mạng và
của cải, sẵn sàng hiến dâng tới giọt máu cuối cùng vì những điều thiêng liêng
vô giá đó.
Lợi ích quốc gia
- dân tộc của chúng ta là cụ thể: Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; chế độ xã hội chủ nghĩa, sự giàu mạnh,
hùng cường của đất nước, ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đây là mục
tiêu mà chúng ta sẵn sàng vượt qua mọi chông gai, quyết phấn đấu thực hiện
cho bằng được, cũng là cơ sở để chúng ta phân định những việc cần phải làm và
những việc cần phải tránh, như lời Bác Hồ dạy: Cái gì có lợi cho dân, cho
nước thì phải hết sức làm, cái gì có hại cho dân, cho nước thì phải hết sức
tránh; là tiêu chuẩn để chúng ta nhận diện ai là bạn, ai là thù, ai là đối
tác, ai là đối tượng trong từng lĩnh vực, từng tình huống, hoàn cảnh cụ thể;
những quan điểm của Đảng ta: Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập
quan hệ hữu nghị và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi
với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta; bất kỳ thế lực nào có âm mưu, hành
động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc đều là đối tượng đấu tranh. Làm trái thế, xâm hại đến lợi ích quốc gia,
dân tộc là vong thân, hại quốc, là có tội với tổ tiên, các thế hệ cha ông, là
phụ lại lòng tin và sự ủy thác của hơn 90 triệu đồng bào!
Phát huy
Quốc bảo lòng dân là bài học gốc rễ
Lịch sử hàng
nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, cũng như lịch sử của các quốc
gia, dân tộc đông, tây, kim, cổ trên thế giới đều xác nhận và khẳng định chân
lý: Nhân dân là người làm nên lịch sử, sức dân là vô địch. Chính những người
dân chân lấm, tay bùn, biết bao đời lao động cần cù, hai sương một nắng đã
khai sơn, phá thạch dựng nên hình hài Tổ quốc và đã biết bao lần mang xương
máu của mình tạo nên bức tường thành vững chắc để giữ gìn, bảo vệ quê hương,
đất nước, bảo vệ những thành quả do mình tạo dựng nên. Ông cha ta, từ sự hưng
vong của các triều đại, từ các cuộc kháng chiến oanh liệt chống ngoại xâm đã
đúc rút, khẳng định và nhắc nhở các thế hệ cháu con: chở thuyền là dân mà lật
thuyền cũng là dân; khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách để
giữ nước; nước phải lấy dân làm gốc, gốc có vững thì cây mới bền. Có dân là
có tất cả, mất dân là mất tất cả.
Và, nguyên vẹn
hôm nay, trong thời đại Hồ Chí Minh, tư tưởng dân là gốc, sức dân là vô địch,
dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong, được thấm
nhuần, vận dụng nhuần nhuyễn và phát huy đến đỉnh cao đã tạo sức mạnh làm nên
mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam gần 85 năm qua. Cách mạng mùa Thu năm
1945 là cuộc tổng khởi nghĩa của toàn dân. Các cuộc kháng chiến thần thánh
của chúng ta, tưởng chừng như “châu chấu đá voi”, nhưng đã đánh bại những đội
quân xâm lược tàn bạo, hùng mạnh nhất trên thế giới. Đó là những cuộc chiến
tranh nhân dân, toàn dân tham gia, toàn dân đánh giặc mà lực lượng chủ lực,
nòng cốt là quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Những thành
tựu to lớn mà đất nước ta đạt được trong 30 năm đổi mới vừa qua là do công
lao đóng góp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thuyền lớn ra
biển xa thì tất yếu sẽ gặp phải sóng to, gió lớn. Ngày nay, sự nghiệp đổi mới
tiếp tục xây dựng đất nước ta “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh” và bảo vệ vững chắc vùng đất, vùng trời, vùng biển, biên giới, hải đảo
mà cha ông ta đã để lại, bảo vệ thành quả cách mạng và cuộc sống bình yên của
nhân dân. Thời gian tới, có thời cơ, thuận lợi lớn, nhưng khó khăn, thách
thức cũng vô cùng gay gắt, quyết liệt. Vẫn có kẻ muốn kìm chân, cản phá làm
ta suy yếu để dễ bề chi phối; có kẻ lăm le lấn đất, lấn biển, chiếm đảo của
ta. Chỉ có sự đồng lòng, nhất trí của toàn dân, khối đại đoàn kết toàn dân
tộc mới là sức mạnh vô địch để chúng ta vượt qua mọi sóng to, gió lớn của
thời cuộc.
Hết lòng, hết
sức phục vụ nhân dân, chăm lo việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân là nghĩa vụ, trách nhiệm của
Đảng, Nhà nước ta, là bổn phận của mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức chúng ta, như lời Bác Hồ dạy: “Dân không đủ muối, Đảng phải lo. Dân
không có gạo ăn đủ no, dân không có vải mặc đủ ấm, Đảng phải lo. Các cháu bé
không có trường học, Đảng phải lo” (1); “Chế độ ta là chế độ dân chủ, là Nhân
dân là chủ. Chính phủ là đày tớ của nhân dân” (2), “Nếu dân đói, Đảng và
Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là
Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi” (3).
Mỗi tổ chức
đảng, mỗi cơ quan nhà nước, mỗi cán bộ, đảng viên đều phải ghi sâu, thực hiện
tốt lời Bác dạy; ngăn chặn, đẩy lùi các tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực,
ức hiếp nhân dân, vô cảm với những bức xúc của nhân dân thì nhất định sẽ được
nhân dân tin yêu, hết lòng ủng hộ, khối đại đoàn kết toàn dân sẽ được củng
cố, tăng cường. Chúng ta không sợ bất cứ kẻ thù nào dù là hung bạo nhất, chỉ
sợ mất lòng dân. Lòng dân, đó là Quốc bảo dựng nước và giữ nước Việt
Hành xử
chân thành, giữ gìn và nâng niu hòa bình, hòa hiếu là đạo lý Việt Nam
Dân tộc ta yêu
hòa bình, luôn mong muốn được sống trong hòa bình để xây dựng, phát triển đất
nước; luôn mong muốn hòa hiếu, hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng và
tất cả các nước trên thế giới. Dân tộc ta chỉ buộc phải cầm súng để chống lại
kẻ thù xâm lược, bảo vệ tự do, độc lập, chủ quyền quốc gia của mình. Các
chiến công oanh liệt của dân tộc ta, được thế giới ngưỡng mộ, đều là chiến
công trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Là nạn nhân của nhiều cuộc
chiến tranh với biết bao đau thương, biết bao hy sinh xương máu, chúng ta
mong muốn tắt mọi ngọn lửa chiến tranh để hòa bình đến với mọi dân tộc, mọi
quốc gia trên thế giới. “Thương người như thể thương thân”, điều gì chúng ta
không muốn đến với mình thì cũng không muốn xảy ra với người khác và chúng ta
lại càng không làm với người khác. Đó là đạo lý Việt
Ngày nay, kế
thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, nhân văn của dân tộc,
phù hợp với tính chất của thời đại, đất nước ta, nhân dân ta hội nhập thế
giới, luôn mong muốn có quan hệ hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước, trên
cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ, chế độ chính trị của nhau, cân bằng lợi ích, các bên cùng có lợi, vì hòa
bình, ổn định và phát triển của Việt Nam, của khu vực và của toàn thế giới.
Việt
Đặc biệt là
trước những diễn biến phức tạp trong khu vực, những âm mưu và hành động xâm
chiếm, gây nên tranh chấp trên Biển Đông, đe dọa chủ quyền biển, đảo của đất
nước ta, chúng ta kiên quyết phản đối. Với chúng ta, chủ quyền biển, đảo của
Tổ quốc là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, là tài sản vô giá của cha ông ta
để lại, thế hệ chúng ta hiện nay có nghĩa vụ giữ gìn, bảo vệ để truyền cho
các thế hệ con cháu. Kế thừa truyền thống yêu hòa bình, hòa hiếu, nhân nghĩa
của dân tộc, chúng ta kiên trì giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa
bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, các thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc,
thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam - Trung Quốc, để bảo vệ
chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; đồng thời bảo vệ môi trường hòa bình, ổn
định cho sự phát triển đất nước ta, hòa bình, ổn định trong khu vực; bảo đảm
tự do, an ninh, an toàn trên tuyến hàng hải quan trọng hàng đầu thế giới.
Chính nghĩa, lẽ phải thuộc về dân tộc ta. Chúng ta nêu cao chính nghĩa sáng
ngời để đoàn kết, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, đồng bào trong nước,
kiều bào ta ở nước ngoài; để tranh thủ, thu hút sự ủng hộ rộng rãi, mạnh mẽ
của các nước, của cộng đồng quốc tế đối với cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
Đồng thời chúng ta luôn tích cực chuẩn bị cho những giải pháp phù hợp khác,
sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ,
biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Với sức mạnh Phù
Đổng, hào khí Đông A, tinh thần Bạch Đằng, Đống Đa bất diệt, bằng sự quật
khởi của Cách mạng Tháng Tám, của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động
địa cầu và khí thế thần tốc của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, dân tộc Việt
Nam kiên định, tự tin và mạnh mẽ vững bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội, tiếp tục đưa công cuộc đổi mới của chúng ta tới bến vinh quang, cập bờ
hạnh phúc, cùng nhân loại tiến bộ chung sức xây dựng một thế giới hòa bình,
ổn định, hữu nghị, hợp tác, phồn vinh, thịnh vượng.
(1) Hồ Chí
Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, t. 10, tr. 463 - 464
(2), (3) Hồ
Chí Minh: Sđd, t. 7, tr. 368, 572
Theo Báo Thanh
niên
|
Sự bịa
đặt, vu cáo trắng trợn
Cập nhật lúc
16:00
Nhiều năm qua, cứ mỗi
khi Việt Nam sắp diễn ra một sự kiện chính trị quan trọng là một số tổ chức,
cá nhân lại ráo riết triển khai chiến dịch bịa đặt, vu cáo, tung tin thất
thiệt,... để làm tổn hại uy tín, hình ảnh của Ðảng, Nhà nước Việt
Ngày 21-8-2014, với lối đăng tải không
dám chịu trách nhiệm rằng "bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của
tác giả", trang tiếng Việt của BBC đăng bài Sẽ có "đả hổ diệt
ruồi" ở Việt Nam? của người được giới thiệu là "nhà báo độc lập ở TP
Hồ Chí Minh". Bài báo xưng xưng nói rằng, "phe lợi ích" ở Việt
Cung cách "làm báo" như vậy mà
các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam
vẫn giới thiệu, ca ngợi anh ta là "cây bút thường xuyên của RFA, con
phượng hoàng đảm lược, cây bút bình luận chính trị sâu sắc, tài năng đầy hoài
bão, nhiều kiến thức", thậm chí cái gọi là "Tổ chức phóng viên
không biên giới" (RSF) còn ban danh hiệu "anh hùng thông tin năm
2014"! Người được coi là "sâu sắc, tài năng" còn như vậy, thử
hỏi mấy kẻ thấp trí, cạn lương tri chỉ sử dụng bàn phím thi thố mưu ma chước
quỷ để chống phá Ðảng và Nhà nước Việt
Các thủ đoạn trên được một số cơ quan
truyền thông và tổ chức ở nước ngoài tiếp tay, cổ vũ, lại được "băng
đảng cờ vàng" ở Hoa Kỳ khuyến khích, tài trợ (mà một vi-đê-ô clíp trên
Youtube gần đây ghi lại cảnh tại một vườn hoa ở Hà Nội người ta đang chia
tiền cho "biểu tình viên" sau khi kéo nhau đến trước một cơ quan
công quyền hò hét, giơ khẩu hiệu là bằng chứng không thể chối cãi). Nếu hằng
ngày trên BBC, RFA, VOA, RFI la liệt tin bài nói xấu Việt Nam, tóm tắt hoặc
bình luận "thư ngỏ, kiến nghị", phỏng vấn một số nhân vật đã nhẵn
mặt, thì "tổ chức theo dõi nhân quyền", "tổ chức phóng viên
không biên giới", "nhà tự do", "ủy ban bảo vệ nhà
báo" vừa phê phán Việt Nam việc này chưa xong đã lại khệnh khạng yêu cầu
Việt Nam phải thế nọ, thế kia và thi thoảng lại trao giải thưởng để khuếch
trương, tránh mang tiếng hỗ trợ tiền bạc mờ ám. Ðể kiếm phiếu của cử tri, một
số dân biểu Hoa Kỳ như L. Xan-chét (L. Sanchez), C. Xmít (C. Smith)... vừa
vào hùa với kẻ xấu, vừa đưa một số dự luật vu cáo Việt Nam thông qua tại cơ
quan lập pháp Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, còn có hành động, phát ngôn rất thiếu
thiện chí của một số người, như dân biểu Ngô Thanh Hải ở Ca-na-đa, dân biểu
M.Pát-gien (M.Patzelt) ở CHLB Ðức,...
Về quá trình gây bất ổn, thay đổi chế độ
xã hội do một thế lực quốc tế nào đó thiết kế, gần đây một trang mạng tổng
kết 12 bước, đại loại gồm: 1. Nhân viên tình báo trong danh nghĩa sinh viên,
du khách, tình nguyện viên, thương gia, phóng viên đến quốc gia mục tiêu. 2.
Thành lập các tổ chức phi chính phủ dưới chiêu bài nhân đạo đấu tranh vì dân
chủ, nhân quyền. 3. Bằng hối lộ, đe dọa thu hút kẻ phản bội ở địa phương,
nhất là học giả, chính khách, nhà báo,...; 4. Nếu quốc gia mục tiêu có công
đoàn thì hối lộ cả công đoàn; 5. Chọn một chủ đề hấp dẫn, màu sắc cho cách
mạng như Mùa xuân Prague, Cách mạng Nhung, Cách mạng Hoa hồng, Cách mạng Cam,
Cách mạng Hoa nhài, Mùa Xuân Arab, phong trào Chiếm trung tâm ở Hồng Công; 6.
Phản đối vì bất cứ lý do gì (nhân quyền, dân chủ, chính phủ tham nhũng, vi
phạm bầu cử...) để kích động; bằng chứng không quan trọng; 7. Viết biểu ngữ
phản đối bằng tiếng Anh để chính khách, người dân nước ngoài thấy và đọc
được, từ đó lôi kéo họ tham gia; 8. Chính trị gia tham nhũng, trí thức, thủ
lĩnh công đoàn tham gia các cuộc phản đối, kêu gọi những người tức giận tham
gia; 9. Các phương tiện truyền thông nước ngoài hỗ trợ, nhấn mạnh nguyên nhân
của cách mạng là bất công, nhờ thế giành được sự ủng hộ; 10. Khi thế giới
đang chú ý theo dõi liền tiến hành một hành động quân sự hoặc bán quân sự bí
mật, chính phủ mục tiêu sẽ sớm bất ổn, mất sự ủng hộ của người dân; 11. Bổ
sung phần tử gây rối bạo lực để khiêu khích cảnh sát sử dụng vũ lực khiến
chính phủ mục tiêu bị mất sự ủng hộ của các nước, sẽ bị cộng đồng quốc tế
tước bỏ sự hợp pháp. 12. Ðưa một số người tới EU, LHQ, Mỹ gửi kiến nghị để
chính phủ phải đối mặt với nguy cơ bị trừng phạt về kinh tế, vùng cấm bay, bị
không kích, thậm chí một cuộc nổi dậy vũ trang...
Quy chiếu từ 12 bước nêu trên, thì các
sự kiện gần đây như: chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 24 nhân viên báo chí, coi
đó là "việc cần thiết nhằm loại bỏ "hoạt động bẩn" của kẻ thù
chính trị của chính phủ"; công tố viên có cảnh sát vũ trang đi kèm đã
lục soát văn phòng Ðài châu Âu tự do ở Ba-ku (Azerbaijan) và cho rằng vụ việc
"liên hệ với cuộc điều tra đang tiếp diễn về việc đài này có phải là
"một thực thể do nước ngoài tài trợ" hay không"; Bộ Truyền
thông và Thông tin Thái-lan cấm trang mạng của tổ chức Theo dõi nhân quyền
(HRW) hoạt động tại nước này, Thủ tướng Thái-lan hoàn toàn ủng hộ vì trang
mạng HRW đã vi phạm quy định an ninh quốc gia... là hành động để ngăn chặn
các yếu tố có thể làm phức tạp xã hội. Với Việt Nam, thì dân chủ, nhân quyền,
tự do ngôn luận,... vẫn được sử dụng làm chiêu bài xuyên suốt trên internet,
là chủ đề của các cuộc tiếp xúc giữa năm, bảy blogger với đại sứ quán một số
quốc gia tại Việt Nam, với chính giới một số nước để tác động, ảnh hưởng tiêu
cực tới uy tín, hình ảnh của Ðảng, Nhà nước Việt Nam...
Không thể đòi hỏi mấy người nhân danh
yêu nước, dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận với bản chất, mục đích đen tối
của họ lại lên tiếng ca ngợi thành tựu kinh tế, xã hội, văn hóa đất nước đã
đạt được và chính họ đang thụ hưởng. Bởi nếu thật sự yêu nước, thương nòi họ
sẽ phải biết chia sẻ, dù đôi ba chữ, với nỗ lực của hàng nghìn con người,
niềm vui của hàng triệu người khi cứu sống 12 công nhân bị mắc kẹt tại hầm
thủy điện Ðạ Dâng; phải biết xấu hổ khi thấy hàng chục nghìn thanh niên hồ
hởi trong Ngày hội hiến máu nhân đạo được tổ chức trên khắp cả nước, và biết
bao hành động đầy ý nghĩa khác... Vì vậy, trong những năm tháng này, nếu một
mặt toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân chúng ta đoàn kết một lòng phấn đấu vì
nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh",
thì một mặt, phải tỉnh táo nhận diện, kiên quyết đấu tranh với các thủ đoạn,
luận điệu do một số tổ chức, cá nhân đang thực hiện để phục vụ mưu đồ làm mất
ổn định xã hội, thừa cơ "đục nước béo cò". Sự nghiệp phát triển đất
nước còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần nỗ lực, đoàn kết, niềm tin
tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản và Nhà nước CHXHCN Việt Nam chúng
ta nhất định sẽ vượt qua, vì lịch sử đất nước hơn nửa thế kỷ qua đã chứng
minh đó là tất yếu.
(Theo Nhân dân)
LÊ VÕ HOÀI ÂN
|
PVN dự kiến
dừng khai thác mỏ có chi phí trên 60 USD/thùng
Cập nhật lúc 15:30
(HQ Online)- Trước
tình hình giá dầu thế giới giảm, trong buổi họp báo chiều ngày 30-12, đại
diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, PVN đã xây dựng 6 kịch bản cụ
thể để tính toán các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn trong năm tới.
PVN xây dựng 6 kịch bản cụ thể để tính toán các chỉ tiêu tài
chính của Tập đoàn trong năm tới. Ảnh Internet.
Theo đó, kịch bản cao nhất là giá dầu ở mức 100 USD/thùng,
với sản lượng khai thác năm tới khoảng 26,6 triệu tấn thì tổng doanh thu của
Tập đoàn khoảng 718.400 tỷ đồng, trong đó nộp về ngân sách là 159.000 tỷ.
Giá dầu ở mốc 60 USD/thùng là kịch bản thấp nhất trong 6
giả thiết mà PVN đặt ra. Với kịch bản này, tổng doanh thu của Tập đoàn ước
đạt 515.000 tỷ đồng và nộp ngân sách Nhà nước đạt 104.000 tỷ đồng.
“Các tổ chức dự báo uy tín của thế giới nhận định giá dầu
sẽ dao động ở mức 60-75 USD, còn chúng tôi dự báo sẽ xoay quanh mốc 70
USD/thùng”, ông Nguyễn Xuân Sơn, Chủ tịch HĐTV PVN cho biết.
Như vậy, so sánh với kết quả đạt được của PVN trong năm
2014, sẽ thấy doanh thu cũng như nộp ngân sách của PVN trong năm tới sẽ giảm
đáng kể nếu giá dầu tiếp tục ở mức thấp. Nếu giá dầu năm 2015 giữ ở mức 60
USD/thùng thì tổng doanh thu của PVN sẽ giảm hơn 230.000 tỷ đồng so với con
số đạt được của năm 2014 là 745,5 ngàn tỷ đồng. Với kịch bản này, mức nộp
ngân sách của PVN năm 2015 dự báo giảm 74.000 tỷ đồng so với năm 2014.
Trước câu hỏi của phóng viên liên quan đến đề xuất
cắt giảm sản lượng khai thác của Tập đoàn khi giá dầu tiếp tục giảm, ông
Nguyễn Xuân Sơn cho biết phần lớn các mỏ của PVN có chi phí khai thác từ 30
đến 37USD mỗi thùng. Nếu giá dầu vẫn ở mức dưới 60 USD/thùng như hiện nay thì
PVN dự kiến sẽ dừng khai thác 4 mỏ có chi phí từ 60 USD/thùng trở lên. Tuy
nhiên, ông Sơn khẳng định tổng trữ lượng 4 mỏ này chỉ vào khoảng 450.000 tấn
nên sẽ không ảnh hưởng đến sản lượng theo kế hoạch.
Bên cạnh những khó khăn, đại diện PVN cho biết, giá dầu
giảm cũng đem lại cơ hội mới cho Tập đoàn. Cụ thể là cơ hội sở hữu những mỏ
khai thác với giá rẻ hơn so với trước đây, do giá xuống nên hiện có nhiều
công ty, quốc gia rao bán các mỏ dầu. PVN sẽ tính toán để sở hữu nếu có nhiều
dự án tốt.
Bên cạnh cơ hội đầu tư mua mỏ, PVN cũng sẽ đánh giá, cân
đối lại các dự án đầu tư ở nước ngoài. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Sơn,
không vì giá dầu giảm trong ngắn hạn mà Tập đoàn từ bỏ các dự án dầu khí đang
đầu tư, bởi một dự án dầu khí bắt đầu từ tìm kiếm, thăm dò, rồi khai thác sẽ
kéo dài trong thời gian nhiều năm, phải tính đến lợi ích lâu dài.
(Theo
Hải quan) Hoài Anh
|
Con trai út Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới 24 tuổi vào BCH Đảng bộ
tỉnh Bình Định
Cập nhật lúc 15:04
(NLĐO) -
Trong 5 cán bộ vừa được Trung ương chỉ định tham gia Ban Chấp hành (BCH) Đảng
bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2010 – 2015, ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh
đoàn Bình Định, con trai út của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - là người trẻ
nhất, 24 tuổi.
Sáng 31-12, Văn phòng Tỉnh ủy Bình
Định cho biết BCH Trung ương Đảng vừa ban hành Quyết định số 1602-QĐNS/TW về
việc chỉ định Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh Bình Định, nhiệm kỳ 2010-2015.
Theo đó, có 5 cán bộ được chỉ định tham
gia BCH Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2010-2015, gồm đại tá Trần Thanh Sơn,
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; đại tá Đặng Hồng Thọ, Phó Giám đốc Công an tỉnh; Lý Tiết Hạnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra
Tỉnh ủy; Nguyễn Minh Triết, Ủy viên BCH Trung ương Đoàn, Bí thư Tỉnh đoàn và
Đoàn Văn Phi, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã An Nhơn. Trong đó,
ông Nguyễn Minh Triết (SN 1990), là người trẻ tuổi nhất.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Văn Thiện (bên phải) tặng
hoa chúc mừng ông Nguyễn Minh Triết lúc ông Triết về làm Phó bí thư Tỉnh đoàn
Bình Định.
Sáng
31-12, BCH Đảng bộ tỉnh Bình Định cũng đã tổ chức hội nghị bất thường, bầu
đại tá Trần Thanh Sơn vào Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2010-2015.
Ông Nguyễn Minh Triết tốt nghiệp thạc
sĩ tại Anh và là con trai út của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Cuối
tháng 6-2014, khi đang giữ chức vụ Phó Trưởng ban Thanh niên trường học Trung
ương Đoàn, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ và phát triển sinh viên Việt Nam, ông
Triết được Ban Bí thư Trung ương Đoàn cử về làm Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bình
Định, nhiệm kỳ 2013-2017.
(Theo
Người LĐ) A. Tú
Tựa đề do Kinh Bắc đặt
|
Liệu kinh tế châu Âu có “lao đao” lần nữa vì
khủng hoảng Hy Lạp?
Cập nhật lúc
13:52
Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras. (Nguồn:
Bloomberg)
Do không bầu được tân tổng thống, Hy Lạp sẽ phải tổ chức bầu cử Quốc hội trước thời hạn, sẽ diễn ra vào ngày 25/1/2015. Một số chuyên gia nhận định đảng cánh tả Syriza, với chủ trương phản đối chính sách “thắt lưng buộc bụng,” sẽ có cơ hội giành thắng lợi. Điều này liệu có thể làm "chao đảo" Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) một lần nữa? Phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras ngày 29/12 cho biết cuộc bầu cử Quốc hội sẽ diễn ra sớm nhất có thể, sau khi Quốc hội Hy Lạp lần thứ ba thất bại trong việc bầu tổng thống. Trong vòng bỏ phiếu cuối cùng, ứng cử viên Stavros Dimas do liên minh cầm quyền của Thủ tướng Samaras đề cử, chỉ giành được 168 phiếu, chưa đủ 180 phiếu theo yêu cầu tối thiểu để đắc cử chức Tổng thống Hy Lạp. Do bấp bênh trên chính trường những ngày qua, chỉ số chứng khoán của Hy Lạp sụt giảm mạnh, nền kinh tế lại một lần nữa đứng trước mối đe doạ. Thị trường chứng khoán Hy Lạp đã ngay lập tức giảm 11% sau cuộc bỏ phiếu vòng ba của Quốc hội Hy Lạp. Trái phiếu chính phủ kỳ hạn ba năm của nước này tiếp tục giảm mạnh, giá cổ phiếu của một số ngân hàng lớn Hy Lạp cũng sụt giảm từ 11-15%. Cuộc bầu cử trên gợi nhớ thời kỳ “khốn đốn” mà “đám mây đen” nợ công Hy Lạp gây ra đối với Eurozone. Bên cạnh đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 29/12 thông báo ngừng các cuộc đàm phán với các nhà chức trách Hy Lạp liên quan đến việc giải ngân khoản cứu trợ mới cho Athens cho tới khi nước này thành lập được chính phủ mới. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cùng ngày cũng cho biết sẽ chờ ý kiến của tân Chính phủ Hy Lạp về kế hoạch trợ giúp tài chính của nước này. Từ năm 2010 cho đến nay, Hy Lạp vẫn dựa vào các khoản tiền cứu trợ của bộ ba chủ nợ quốc tế là IMF, ECB và Liên minh châu Âu (EU). Ba định chế này đã cam kết cho Hy Lạp vay tổng cộng 240 tỷ USD, với điều kiện nước này phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” nghiêm ngặt. Thế nhưng những chính sách khắc khổ này khiến người dân Hy Lạp quá mệt mỏi, nên khả năng họ sẵn sàng dồn phiếu cho đảng cánh tả Syriza là điều có thể xảy ra. Theo kết quả thăm dò mới nhất, tỷ lệ ủng hộ đảng Dân chủ mới có 24,8%, thấp hơn so với 27,5% tỷ lệ ủng hộ liên minh cánh tả cấp tiến, liên minh này được cho là phản đối chính sách thắt chặt tài chính hiện nay. Ủy viên châu Âu phụ trách kinh tế Pierre Moscovici đã kêu gọi cử tri Hy Lạp ủng hộ cải cách nhằm thúc đẩy tăng trưởng, và nhấn mạnh sự cần thiết của các chính sách khắc khổ đối với Hy Lạp. Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schauble cũng đã khẳng định “không có con đường nào khác” ngoài những cải cách hiện nay ở Hy Lạp. Theo các nhà phân tích, cho tới nay, những ý định của đảng Syriza vẫn chưa rõ ràng khiến các chủ nợ càng thêm lo ngại. Đảng cánh tả này không muốn Hy Lạp ra khỏi Eurozone, nhưng đòi các chủ nợ trước hết phải giảm bớt nợ công của Hy Lạp, mà hiện đã chiếm tới 175% GDP. Nếu không đạt được thỏa thuận này thì Hy Lạp sẽ bị vỡ nợ và rút khỏi Eurozone. Khả năng xảy ra kịch bản được mệnh danh “Grexit” là 30%. Nhưng theo tin của đài RFI, cuộc khủng hoảng Hy Lạp lần này khó lan sang toàn bộ khu vực Eurozone, vì cho dù có thắng cử, đảng Syriza cũng sẽ buộc phải thay đổi lập trường cứng rắn đối với các chủ nợ. Hơn nữa, kể từ khủng hoảng nợ công Hy Lạp lần trước, Eurozone đã thiết lập nhiều “tuyến phòng thủ”, như Cơ chế ổn định châu Âu. ECB cũng đã cam kết sẽ bằng mọi giá bảo vệ đồng tiền chung./.
Theo TTXVN/
|
Đã phát hiện thân máy bay
QZ8501 dưới đáy biển?
Cập nhật lúc 13:45
VOV.VN - Ủy ban Tìm kiếm Cứu nạn Indonesia vừa công bố hình ảnh sóng âm
cho thấy phần thân của một chiếc máy bay đang nằm ở độ sâu 24-30m dưới biển.
Theo Channel News Asia, tàu Bung Tomo của
Indonesia cũng đã tìm được một ba lô, đồ ăn và nhiều đôi giày trẻ em.
Các vật thể vừa
được tàu Bung Tomo tìm thấy (Ảnh Channel NewsAsia)
Trong khi đó, công ty Tune Talk, một công ty viễn
thông của Malaysia, có cùng chủ sở hữu với AirAsia đã gửi một đoạn tweet động
viên các thành viên của AirAsia nhân vụ QZ8501.
Đoạn Tweet này như sau:
Chúng tôi luôn ở bên các bạn, chúng ta đứng cùng
nhau
Qua mọi gian nan, qua mọi thách thức
Khó khăn này đang thử thách chúng ta
Nhưng chúng ta sẽ không gục ngã
Vai kề vai chúng ta sẽ hỗ trợ nhau
Chúng tôi sẽ đứng sau lưng các bạn
Chúng ta sẽ trở thành một khối
Thực sự là
Chúng tôi luôn ở bên bạn
Đoạn Tweet của
Tune Talk
Ngoài ra, Bộ
trưởng Giáo dục Singapore Heng Swee, cũng đã gửi lời chia buồn đến các thân
nhân nạn nhân QZ8501./.
Trần
Khánh/VOV.VN
|
Việt
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)