“Tôi phản đối cả 3 phương án của Bộ GTVT với cây cầu Long Biên“
Cập nhật lúc 15:08
Cầu Long Biên. Ảnh: Giang Huy
LTS: 3 phương án xây mới và bảo tồn cầu Long Biên (Hà Nội) do Bộ
GTVT đưa ra để lấy ý kiến dư luận lập tức gây phản đối trong xã hội.
Lao Động xin trích ý kiến của một số chuyên gia - những người có mối
quan tâm đặc biệt đến việc bảo tồn cây cầu lịch sử này.
TS-KTS
Đào Ngọc Nghiêm: “Trước hết phải đánh giá những giá trị, ý nghĩa của
cầu Long Biên như thế nào thì chúng ta mới ứng xử một cách phù hợp và có
văn hóa”.
Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển
đô thị Hà Nội - nguyên Kiến trúc sư trưởng TP.Hà Nội - đã nhấn mạnh như
vậy khi mở đầu cuộc trao đổi với phóng viên Báo Lao Động.
Ông Đào Ngọc Nghiêm nói tiếp: Các giá
trị tiêu biểu của cầu Long Biên là di sản về kiến trúc, là minh chứng
cho một thời kỳ phát triển mạnh của Hà Nội và là chứng nhân cho những
mốc sự kiện lịch sử lớn của dân tộc. Về kiến trúc, cây cầu này có giải
pháp thiết kế kiểu giàn treo mà trên thế giới hiện chỉ còn 4 công trình
như vậy, trong đó có tháp Eiffel.
Các nhịp của cây cầu này được thiết kế
lên xuống, biểu tượng hình con rồng uốn lượn, phù hợp với lịch sử Hà
Nội. Chính vì vậy, trong thơ ca, nhiều nghệ sĩ ví cây cầu Long Biên như
con rồng nối liền hai bờ sông Hồng. Trước khi có cây cầu Long Biên, Hà
Nội trước kia chỉ gói gọn ở bờ nam sông Hồng.
Nhưng, từ khi có nó, Hà Nội đã có thêm
những vùng ngoại ô mới nằm ở bờ bắc, đó là huyện Gia Lâm (nay gồm quận
Long Biên và huyện Gia Lâm).
Cầu Long Biên. (Ảnh: Giang Huy) |
Cũng chính nhờ nó, mà trong nhiều lần
quy hoạch Hà Nội, sông Hồng được nhìn nhận là con sông đi qua giữa thủ
đô. Do đó, cầu Long Biên là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển vượt
bậc của Hà Nội. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, cầu Long Biên
chứng kiến hình ảnh những đoàn lính viễn chinh Pháp thất thểu rời khỏi
Hà Nội và những đoàn quân oai hùng của bộ đội Cụ Hồ tiến vào tiếp quản
thủ đô.
Những hình ảnh đó, dấu ấn đó vẫn còn in
đậm trong mỗi người Việt Nam và trong sử sách. Trong cuộc chiến tranh
phá hoại của Mỹ, đây cũng là điểm được chúng tập trung phá hoại, ngoài ý
nghĩa về giao thông, chúng còn muốn đánh vào ý chí chống giặc của dân
tộc. Do đó, cây cầu Long Biên này còn là chứng tích lịch sử ở những mốc
có tính chất bước ngoặt của dân tộc.
Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên, năm
2001 - chuẩn bị lễ kỷ niệm cây cầu tròn 100 tuổi, chính phủ hai nước
Việt-Pháp đã thảo luận để tôn tạo lại nguyên trạng cây cầu. Đến dịp kỷ
niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, năm 2009 lại tiếp tục bàn thảo khai
thác di sản này thành cây cầu đi bộ... Xã hội càng phát triển, càng văn
minh thì con người càng thấy việc bảo tồn các di sản có ý nghĩa rất quan
trọng...
Do đó, tôi hoàn toàn phản đối cả 3 phương án xử lý của Bộ GTVT với cây cầu Long Biên. Vương Hà ghi
Bà Nguyễn Nga - KTS quy hoạch
đô thị, Chủ tịch HĐQT Cty CP đầu tư, bảo tồn phát triển cầu Long Biên:
“Cầu Long Biên xứng đáng là một bảo tàng sống”.
Cầu Long Biên xứng đáng được cải tạo
thành một bảo tàng sống, là điểm đến của du lịch thế giới. Nếu phương
án này được thực hiện sẽ tạo ra hàng ngàn gói dịch vụ và hàng triệu công
ăn việc làm cho người dân thủ đô.
Cách đây hàng chục năm, Chính phủ Pháp
đã đề xuất tài trợ 60 triệu euro để cải tạo nguyên trạng cây cầu Long
Biên thành di tích văn hóa – lịch sử của Hà Nội... Chúng tôi đã phối
hợp với các KTS người Pháp có phương án bảo tồn, tôn tạo và phát triển
cây cầu huyền thoại lịch sử này.
Theo đó, giữ nguyên 9 nhịp cầu nguyên
thủy và cải tạo theo phương pháp cũ đinh tán rivê để triển lãm 2 đầu tàu
hơi nước, những toa xe tàu cũ thành các quán càphê và nhà hàng, trên
một nền kính trong veo, để thấy được tất cả mố trụ cầu cũ, đường ray xe
lửa cũ cũng như sông Hồng chảy bên dưới; đúc mới 10 nhịp cầu đã bị phá
bởi chiến tranh để hoàn chỉnh cây cầu theo thiết kế nguyên bản năm 1902.
Bảo tàng này đề xuất được thực hiện bằng
kính dựa trên khung thép của cầu nguyên thủy và dùng năng lượng xanh
từ mặt trời, từ gió và dòng sông. Cầu Long Biên sẽ trở thành một cây cầu
"bảo tàng và giao thông không khói". Phương án này đã được trình bày
qua 3 cuộc hội thảo khoa học và nhận được sự đồng thuận của các chuyên
gia đầu ngành. Trương Hoàng ghi
GS-TS khoa học Lã Ngọc Khuê - nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT: “Nên để cho đường sắt đô thị là chính”.
Bản thân kết cấu cầu Long biên trong quá
trình tồn tại đã trải qua 3 thời kỳ, chứ không phải bất biến. Thời kỳ
thứ nhất (1902) chỉ là cầu đường sắt. Thời kỳ thứ hai sau đó thì người
Pháp đã mở rộng 2 cánh gà để ôtô và người đi bộ có thể đi được. Và thời
kỳ thứ ba, bị Mỹ đánh phá và hiện chỉ còn 9 nhịp nguyên trạng.
Theo ông Khuê, nên thực hiện phương án 2
để cho đường sắt đô thị là chính; 2 bên cho ôtô và có 2 làn cho người
đi bộ. Cụ thể, cần làm hoàn chỉnh cả 1.681m (19 nhịp) của cây cầu: Ở
giữa cho đường sắt đô thị, 2 cánh gà cho ôtô với người đi bộ. Đặng Tiến ghi
Ba phương án về cầu Long Biên của Bộ Giao thông Vận tải.
Phương án 1: Di dời 9 nhịp đầu cầu Long Biên về phía thượng lưu, cách tim cầu cũ 85m để bảo tồn. Xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại. Dự kiếnsẽ tốn khoảng 867 tỉ đồng để giải phóng mặt bằng và việc xây dựng cầu mới cần 7.982 tỉ đồng.
Phương án 2: Dỡ cầu Long Biên cũ và xây cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại với kết cấu nhịp giàn thép và hình dáng tương tự với thiết kế ban đầu của cầu Long Biên. Xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại có kết cấu nhịp giàn thép tương tự của cầu Long Biên hiện nay như thiết kế ban đầu năm 1902. Cầu mới được dùng cho cả đường sắt, đường bộ. Theo phương án này, cần khoảng 867 tỉ đồng giải phóng mặt bằng và cần 9.094 tỉ đồng để xây dựng.
Phương án 3: Xây dựng cầu mới có một phần vị trí tại tim cầu hiện tại, giữ nguyên các nhịp cầu cũ để bảo tồn. Theo đó, các nhịp cầu mới đầu phía Gia Lâm sẽ đi trùng tim cầu hiện tại do các nhịp cầu phía này đã bị bom Mỹ đánh hỏng nên không có khả năng bảo tồn; đầu phía Hà Nội sẽ xây các nhịp cách tim cầu hiện tại khoảng 30m về phía thượng lưu để tránh xâm phạm đến cầu Long Biên hiện tại. Phương án này sẽ giữ lại 9 nhịp cầu còn nguyên bản phía Hà Nội để bảo tồn mang tính nguyên bản, nghĩa là giữ nguyên cầu cũ không thay đổi vị trí và kết cấu. Sẽ cần đến 989 tỉ đồng giải phóng mặt bằng và cần 9.389 tỉ đồng xây dựng cầu.
Phương án 1: Di dời 9 nhịp đầu cầu Long Biên về phía thượng lưu, cách tim cầu cũ 85m để bảo tồn. Xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại. Dự kiếnsẽ tốn khoảng 867 tỉ đồng để giải phóng mặt bằng và việc xây dựng cầu mới cần 7.982 tỉ đồng.
Phương án 2: Dỡ cầu Long Biên cũ và xây cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại với kết cấu nhịp giàn thép và hình dáng tương tự với thiết kế ban đầu của cầu Long Biên. Xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại có kết cấu nhịp giàn thép tương tự của cầu Long Biên hiện nay như thiết kế ban đầu năm 1902. Cầu mới được dùng cho cả đường sắt, đường bộ. Theo phương án này, cần khoảng 867 tỉ đồng giải phóng mặt bằng và cần 9.094 tỉ đồng để xây dựng.
Phương án 3: Xây dựng cầu mới có một phần vị trí tại tim cầu hiện tại, giữ nguyên các nhịp cầu cũ để bảo tồn. Theo đó, các nhịp cầu mới đầu phía Gia Lâm sẽ đi trùng tim cầu hiện tại do các nhịp cầu phía này đã bị bom Mỹ đánh hỏng nên không có khả năng bảo tồn; đầu phía Hà Nội sẽ xây các nhịp cách tim cầu hiện tại khoảng 30m về phía thượng lưu để tránh xâm phạm đến cầu Long Biên hiện tại. Phương án này sẽ giữ lại 9 nhịp cầu còn nguyên bản phía Hà Nội để bảo tồn mang tính nguyên bản, nghĩa là giữ nguyên cầu cũ không thay đổi vị trí và kết cấu. Sẽ cần đến 989 tỉ đồng giải phóng mặt bằng và cần 9.389 tỉ đồng xây dựng cầu.
(Theo Lao dong) Diệu Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét