11:10
Trung Quốc chuẩn bị cải cách 'lớn chưa từng có'?
Giới phân tích cho rằng, tại Hội nghị trung ương 3 sẽ khai mạc
vào tháng 11 tới, Trung Quốc sẽ khởi động một công cuộc cải cách “lớn chưa
từng có trong lịch sử”, bao gồm rất nhiều lĩnh vực như cải cách tự do hóa tài
chính, chế độ hộ tịch hộ khẩu, chế độ phân phối nguồn thu, thuế, cải cách
doanh nghiệp nhà nước...
Ông Vụ trưởng Vụ nghiên cứu khoa học tài chính thuộc Bộ Tài chính
Trung Quốc cho biết, chương trình cải cách “Chế độ phân bổ nguồn thu từ thuế”
được Trung Quốc khởi động từ năm 1994 nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách trung
ương khiến trung ương nắm giữ phần lớn nguồn thu từ thuế, đồng thời thông qua
phương thức chuyển đổi và trợ cấp tài chính để phân bổ một phần ngân sách cho
chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, cải cách
chế độ phân bổ nguồn thu từ thuế đã hạn chế nguồn thu ngân sách của chính
quyền các địa phương, dẫn đến sự phụ thuộc vào nguồn thu từ bất động sản
tăng. Theo số liệu thống kê, hiện nay thuế chuyển nhượng đất đai chiếm 25%
nguồn thu ngân sách của chính quyền các địa phương.
Theo vị chuyên gia
này của Bộ Tài chính Trung Quốc, căn cứ vào mức độ quan tâm của dư luận về
vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, hội nghị lần này cũng có khả năng
sẽ thảo luận vấn đề thuế tài nguyên. Thuế tài nguyên cũng là một trong những
nguồn thu ngân sách của các địa phương. Từ năm 2011 đến nay, cách tính thuế dầu
thô và khí thiên nhiên đã chuyển từ căn cứ theo khối lượng sang căn cứ theo
giá, góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho chính quyền các địa phương. Trung
Quốc có thể áp dụng chính sách cải cách, mở rộng phạm vi thu thuế tài nguyên
sang các mặt hàng kim loại, than. Vì than là nguồn năng lượng chủ yếu của
Trung Quốc, nhưng cũng là nguồn gây ô nhiễm nặng
nhất.
Để tăng nguồn thu cho
các chính quyền địa phương, có thể Trung Quốc sẽ mở rộng phạm vi thu thí điểm
thuế bất động sản, nhưng trọng tâm thu thuế là các khu nhà ở cao cấp. Hiện
nay, Thượng Hải và Trùng Khánh đang thí điểm loại thuế này nhưng cũng đang
gây ra những sự phản ứng mạnh mẽ của người dân. Ngoài ra, chính quyền các địa
phương và doanh nghiệp khai thác lo ngại thuế bất động sản có thể ảnh hưởng
đến việc tiêu thụ đất, nhà ở trong bối cảnh những “đô thị ma” (khu đô thị xây
dựng xong những không có người ở) xuất hiện ngày càng
nhiều.
Tuy kế hoạch là vậy
nhưng giới chuyên gia tài chính nước này cũng nhận định răng trong một thời
gian ngắn Chính phủ khó có thể đưa ra những động thái cải cách lớn. Các nhà
lãnh đạo Đảng có thể sẽ tuyên bố phương châm, chính sách một cách rộng rãi
trước sau đó mới đưa ra chính sách cụ thể.
Mới đây, nhật báo
Kinh tế
Đối với thị trường
bất động sản, cải cách chế độ đất đai quan trọng hàng đầu. Hiện nay, Chính
phủ Trung Quốc điều hành phương thức giao dịch, trưng thu, quản lý đất đai là
nguyên nhân gây ra tình trạng điều tiết thị trường bất động sản trong 10 năm
nay không đạt được hiệu quả, giá nhà ở ngày càng leo thang. Theo dự đoán,
trong thời gian tới chính phủ sẽ xóa bỏ chế độ dự trữ đất đai của chính quyền
các cấp; đất đai thuộc sở hữu nhà nước, tập thể sẽ là nguồn giao dịch trực
tiếp chính của thị trường. Cải cách chế độ đất đai là biện pháp giải quyết
tận gốc việc điều tiết thị trường bất động sản, kiềm chế giá nhà ở tăng
cao.
Bên cạnh đó, nguồn
thu từ thuế sẽ phát huy vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường
bất động sản, đồng thời cũng là một trong những nội dung quan trọng trong
công cuộc cải cách biện pháp điều tiết thị trường bất động sản. Vì vậy, việc
thu thuế bất động sản sau khi kết thúc Hội nghị trung ương 3 là một động thái
tất yếu, tuy nhiên thời gian bắt đầu thực hiện vẫn chưa rõ
ràng.
Tuy vậy, dư luận cho
rằng tác dụng của việc thu thuế bất động sản đối với thị trường ở mức có hạn,
nếu thuế quá cao sẽ gây ra sự phản ứng gay gắt của người dân. Ngoài ra, Hội
nghị trung ương 3 sẽ đưa ra hệ thống chế độ nhà ở cơ bản mới, tức là căn cứ
theo quan điểm “thị trường quản lý và chính phủ quản lý”. Trong đó, thị
trường nhà ở thương mại sẽ được điều chỉnh theo thị trường, là thị trường của
người thu nhập trung, cao cấp. Vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp sẽ do
Chính phủ Trung Quốc trợ giúp, quản lý.
(Theo Infonet) Phan Sương
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét