14:55
Dừng
thu phí trạm Hoàng Mai, Bãi Cháy:
Vì sao nhà đầu tư
phản ứng Bộ GTVT?
Công ty CP An Sinh vừa có
công văn gửi các báo, đài về nguyên nhân chưa thể xóa bỏ trạm thu phí Hoàng
Mai, Bãi Cháy và cho rằng Bộ GTVT đã làm trái chỉ đạo của Thủ tướng. Trao đổi
với PV Báo Giao thông về những cáo buộc này, lãnh đạo Bộ GTVT khẳng định việc
xử lý 2 trạm đã bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư theo hợp đồng, xe qua trạm không
phải trả phí. Quan trọng hơn là Nhà nước không phải chi trả các khoản tiền
bất hợp lý.
Nhà đầu tư: Muốn
bảo toàn vốn
Tại công văn gửi báo chí, với tư cách là nhà đầu tư đã mua quyền thu phí tại 2 trạm, Công ty An Sinh khẳng định, trong quá trình thương thảo để dừng thu phí theo chỉ đạo của Chính phủ đã bị Bộ GTVT "ép".
Theo Công ty An Sinh, “từ khi thu Quỹ Bảo trì đường bộ và
có chủ trương dừng các trạm thu phí Hoàng Mai và Bãi Cháy, từ tháng 3/2013
đến nay, Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) và Công ty An Sinh đã
nhiều lần thương thảo nhưng vẫn chưa thống nhất được giá trị mua lại quyền
thu phí 2 trạm này. Nguyên nhân là do quan điểm tính toán của hai bên hoàn
toàn khác biệt.
Công ty An Sinh đề xuất tính toán dựa trên nguyên tắc doanh
nghiệp không bị thiệt hại (nhà đầu tư bảo toàn số vốn, đủ bù đắp các chi phí
hợp lý thực tế) và tuân thủ theo nội dung của hồ sơ mời thầu, hợp đồng chuyển
giao quyền thu phí và Luật Doanh nghiệp. (Bộ GTVT dựa trên nguyên tắc trả
tiền theo thực thu của nhà đầu tư theo hợp đồng - NV).
Công ty An Sinh cho rằng: Bộ GTVT đã làm trái với chỉ đạo của
Chính phủ, không chấp thuận kết quả xác định giá mua lại quyền thu phí thông
qua trung gian định giá. “Chứng thư là văn bản có giá trị pháp lý cuối cùng
của quá trình thẩm định giá”, nhưng khi làm việc với Công ty An Sinh, Bộ GTVT
lại không sử dụng kết quả Chứng thư thẩm định giá của Công ty CP Định giá và
tài chính VN (VVFC)... đại diện nhà đầu tư cho biết.
Việc yêu cầu Công ty không thu phí bằng tiền mặt từ 15/10/2013,
sử dụng phương thức đếm xe xác định số thu làm căn cứ để Quỹ Bảo trì đường bộ
trực tiếp chi trả cho nhà đầu tư - cũng bị An Sinh cho là biện pháp hành
chính không có sự đồng thuận của nhà đầu tư.
Bộ GTVT: Căn
cứ thu nhập thực tế để mua lại
Tuy nhiên, trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Đức Thắng - Q.Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN khẳng định, những cáo buộc của nhà đầu tư là không
hợp lý. Nếu thực hiện theo phương án giá như đề nghị của An Sinh gây
thiệt hại cho Nhà nước hàng chục tỷ đồng.
Ông Thắng cho biết, việc An Sinh muốn bảo toàn toàn bộ số
tiền đã bỏ ra là rất khó chấp nhận. Không phải nhà đầu tư nào cũng luôn kinh
doanh có lãi, bảo toàn được tiền vốn nếu quyết định đầu tư không tính toán
kỹ, chi phí thực hiện lớn... Ông Thắng lý giải: Việc nhà đầu tư lúc đầu
đã trả giá gấp đôi giá chào bán của chủ đầu tư, hay đã chi phí cho tổ chức
thu bao nhiêu, không phải là căn cứ bắt buộc để Tổng cục ĐBVN, Bộ GTVT phải
tính toán khi đề xuất giá mua lại.
Tổng cục chỉ căn cứ vào quyền thu phí quãng thời gian còn
lại theo hợp đồng của An Sinh để mua lại. Tuy nhiên, dù đã đưa ra nhiều
phương án, nhiều lần thuyết phục nhưng nhà đầu tư vẫn đề nghị mức giá rất cao
dựa trên những chi phí họ đã phải bỏ ra. Do vậy, Bộ GTVT buộc phải đề
xuất phương án nhà đầu tư tiếp tục thực hiện hợp đồng thu phí ban đầu. Phương
tiện qua trạm không phải nộp phí và được kiểm đếm làm căn cứ để Tổng cục
thanh toán cho An Sinh. Trước khi áp dụng được công nghệ kiểm đếm hiện đại,
cán bộ của Tổng cục sẽ cùng nhân viên tại trạm kiểm đếm phương tiện, đảm bảo
chính xác, không gây ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.
Không bắt buộc thực
hiện kết quả tư vấn định giá
Về việc vì sao đã thuê một tổ chức tư vấn thẩm định do Bộ Tài chính giới thiệu và được Thủ tướng chấp thuận nhưng lại không chấp nhận kết quả của tổ chức này, Bộ GTVT đã nói rõ trong báo cáo Chính phủ ngày 8/10: "Công ty CP Định giá và Tài chính VN (VVFC) đã đưa ra 2 kết quả tính toán chênh lệch nhau khoảng 90 tỷ, đồng thời quyết định lựa chọn trong Chứng thư mức giá tính theo phương pháp chi phí - là phương pháp không hợp lý".
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường khẳng định: Mức giá
của tư vấn tài chính đưa ra cũng chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá
trị pháp lý bắt buộc. Bộ GTVT có thể không chấp nhận nếu thấy không
thuyết phục và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Bộ GTVT cũng hoàn toàn tôn trọng quyết định của nhà đầu tư. Do vậy, khi thương thảo không đạt được thống nhất, Bộ đã chấp thuận để nhà đầu tư tiếp tục thực hiện nốt hợp đồng đã ký kết.
(Theo Báo GTVT) Phương Anh
Sao Bộ GTVT không để cho các trạm thu phí này bán vé đến hết
hợp đồng? Để tránh chồng phí thì xử lý rất đơn giản: Lái xe giữ lại cuống vé,
khi nộp tiền phí bảo trì thì được khấu trừ. Như vậy rất đơn giản, khỏi tranh
cãi.
Thương Giang
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét