16:29
Liên
quan đến luận án Tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế: Bỏ qua nhiều chứng cứ quan
trọng, Bộ GD&ĐT vội vã kết luận thiếu cơ sở pháp lí (Tiếp theo kì trước)
Phản ứng gay gắt của các nhà
khoa học
Phản ứng ngay sau khi website của Bộ Giáo dục và Đào tạo
(GD&ĐT) đăng tải bản kết luận số 1254 /KL-BGDĐT ngày 4/10/2013, trong bài
trả lời phỏng vấn Báo Người đưa tin, PGS,TS Lê Văn Hưng, cựu Vụ trưởng Bộ Tài
chính, giáo viên hướng dẫn 1 của nghiên cứu sinh (NCS) Hoàng Xuân Quế nhắc
lại hai lần câu: “Chúng tôi kịch liệt phản đối kết luận của Bộ GD&ĐT”.
Ông cho biết, ông sẽ có ý kiến chính thức bằng văn bản gửi Bộ trưởng Phạm Vũ
Luận về việc này. Ông Hưng cũng rất bất ngờ và không thể tin được, dù đó là
sự thật. Làm sao lại có thể có chuyện luận án đã bảo vệ, 10 năm sau ông Chủ
tịch Hội đồng lại mang ra để tố cáo học trò trong khi ông không có bằng
chứng? Nhưng đáng tiếc, điều khó tin đối với ông Hưng lại hiện hữu, 100% là
sự thật, được “tiếp sức” bởi Tổ xác minh của Bộ GD&ĐT, với cách làm việc
thiếu khách quan, gượng ép và trái pháp luật.
Theo PGS,TS Lê Văn Hưng, luận án thực hiện qua nhiều bước, từ
sinh hoạt khoa học, bảo vệ 3 chuyên đề, bảo vệ cấp cơ sở, gửi xin ý kiến nhận
xét của phản biện kín, qua Hội đồng bảo vệ cấp Nhà nước. Trước khi bảo vệ cấp
Nhà nước bản tóm tắt luận án được gửi đi xin ý kiến nhận xét của hàng chục
nhà khoa học, hàng chục cơ sở đào tạo và nghiên cứu chuyên ngành. Thông tin
về buổi bảo vệ được đăng báo Nhân Dân trước ngày bảo vệ 2 tuần, sau khi bảo
vệ còn có thêm 3 tháng để tiếp nhận các thông tin khiếu kiện về luận án. Hội
đồng chấm luận án cấp Nhà nước của NCS Hoàng Xuân Quế đều là những nhà khoa
học đầu ngành, đều đánh giá kết quả xuất sắc. Ông Hưng đặt câu hỏi: “Vậy cơ
sở nào để Bộ GD&ĐT phủ nhận kết quả nghiên cứu của NCS Hoàng Xuân Quế,
đồng thời cũng là công sức của tập thể giáo viên hướng dẫn?”.
Tại bản thảo luận án ngày 2/8/2003, có bút tích của PGS,TS Lê Văn
Hưng ghi trên bìa phụ: “Đề nghị NCS xem lại một số chỗ và hoàn thiện luận
án”. Bản thảo cuối cùng được ông Hưng đồng ý cho đóng quyển để bảo vệ vào
ngày 18/9/2003, cũng có bút tích của ông Hưng: “Đồng ý cho bảo vệ”. Tháng 6
vừa qua, ông Hưng đã giao lại cả hai quyển cho ông Hoàng Xuân Quế để nộp lên
Bộ GD&ĐT làm minh chứng, sau khi ông đã kí xác nhận để bảo đảm tính trung
thực. Vậy mà Bộ GD&ĐT lại bỏ qua chứng cứ này, cùng văn bản xác nhận và
đề nghị chính thức của tập thể giáo viên hướng dẫn. Ông Hưng cho rằng, nếu
cần thiết, Bộ GD&ĐT có thể gửi đi giám định về tuổi giấy, tuổi mực và
tính đồng nhất của giấy và chữ kí. PGS,TS Lê Văn Hưng cũng băn khoăn, không
biết văn bản đề nghị của ông và các cộng sự có đến được tay Bộ trưởng Phạm Vũ
Luận hay không?
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Việt, cựu Vụ trưởng NHNN Việt Nam, cựu Tổng
Biên tập Thời báo Ngân hàng và các tạp chí: Ngân hàng, Thị trường Tài chính
Tiền tệ, Ủy viên Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp Nhà nước của NCS Hoàng
Xuân Quế ngỡ ngàng trước việc Tổ xác minh của Bộ GD&ĐT bỏ qua tất cả các
nhân chứng, bằng chứng, phủ nhận luôn quy trình chặt chẽ về đào tạo Tiến sĩ
của chính Bộ GD&ĐT. Với tư cách là chuyên gia hàng đầu về ngành Ngân
hàng, ông phản bác kết luận số 1245 của Bộ GD&ĐT. Theo ông, Bộ GD&ĐT
phủ nhận toàn bộ kết quả chấm luận án của Hội đồng cấp Nhà nước 10 năm trước,
trong khi thành viên Hội đồng đều là những chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực
Ngân hàng – Tài chính. Các nhà khoa học, gần như không thể không biết về luận
án Tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế vừa bảo vệ trước ông Hoàng Xuân Quế mấy
tháng tại Học viện Ngân hàng. Đặc biệt, GS,TS Cao Cự Bội là Chủ tịch Hội đồng
chấm luận án cấp Nhà nước của NCS Mai Thanh Quế, đồng thời là phản biện 1 của
NCS Hoàng Xuân Quế; TS Dương Thu Hương, cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Ngân
sách của Quốc hội, cựu Phó Thống đốc NHNN Việt Nam là giáo viên hướng dẫn
chính của NCS Mai Thanh Quế, đồng thời lại là Phản biện độc lập của NCS Hoàng
Xuân Quế. Mọi người đều không đồng tình với việc Tổ xác minh của Bộ GD&ĐT
căn cứ vào các quyển luận án không có chữ kí cam đoan hay bất kì dấu vết nào
của người viết được lưu tại thư viện. TS Nguyễn Quốc Việt đặt câu hỏi: “Giả
sử rằng, khi Tổ xác minh của Bộ mở quyển luận án tại thư viện, nhưng bên
trong lại là một tập tài liệu phản động, liệu Tổ xác minh có đề nghị với Cơ
quan Công an khởi tố ông Hoàng Xuân Quế hay không?”.
PGS,TS Lê Đình Hợp, cựu Vụ trưởng, cựu Tổng Biên tập Tạp chí Ngân
hàng, phản biện 2 luận án Tiến sĩ của NCS Hoàng Xuân Quế trong Hội đồng chấm
luận án cấp Nhà nước rất bức xúc. Ông đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT Phạm Vũ Luận. Ông khẳng định, không có sự sao chép, trùng lặp với
các công trình nghiên cứu khoa học đã từng công bố, trong đó có luận án của
ông Mai Thanh Quế. Ngày 5/10/2013, ông rất bất ngờ khi biết được thông tin về
kết luận số 1254/KL-BGDDT của Bộ GD&ĐT đối với luận án của ông Hoàng Xuân
Quế. Bản kết luận này không đủ cơ sở. Hàng loạt minh chứng có thể khẳng định
được sự thật đã bị bỏ qua: Hồ sơ bảo vệ của NCS (chắc chắn còn lưu tại Bộ),
văn bản xác nhận và đề nghị của tập thể giáo viên hướng dẫn, văn bản xác nhận
của TS Dương Thu Hương là người liên quan trực tiếp và rất quan trọng đến 2
luận án Tiến sĩ của NCS Mai Thanh Quế và NCS Hoàng Xuân Quế. Ông hoàn toàn
đồng tình với ý kiến của TS Dương Thu Hương trong văn bản gửi Bộ GD&ĐT.
Với trách nhiệm là nhà khoa học tham gia phản biện và chấm luận
án của NCS Hoàng Xuân Quế, ông Lê Đình Hợp đề nghị hủy kết luận số
1254/KL-BGDDT để xem xét lại vấn đề một cách khoa học, khách quan, nghiêm
túc. Thứ nhất, người tố cáo có bằng chứng gì về việc “đạo văn” của NCS Hoàng
Xuân Quế? Phải là bằng chứng chứ không thể suy diễn. Thứ hai, Bộ cần xem xét
lại toàn bộ hồ sơ bảo vệ của ông Hoàng Xuân Quế. Trưng cầu ý kiến của các nhà
khoa học trong Hội đồng. Thứ ba, Bộ cần trưng cầu ý kiến của tập thể giáo
viên hướng dẫn. Thứ tư, Bộ cần trưng cầu ý kiến của các nhà phản biện độc
lập, ý kiến này rất quan trọng bởi họ được Bộ giao cho trách nhiệm lớn là
thẩm định chất lượng luận án. Thứ năm, Bộ cần xem xét lại thời hạn, thời hiệu
của khiếu kiện vì luận án đã bảo vệ 10 năm (Thời hạn khiếu kiện về chất lượng
và nội dung của luận án trước khi cấp bằng đã hết).
Không xem xét động cơ tố cáo
và trách nhiệm của ông Nguyễn Văn
Chuyện bi hài đã xuất hiện trong vụ việc này. Người viết đơn tố
cáo lại chính là ông Nguyễn Văn Nam, từng là Chủ tịch Hội đồng chấm luận án
cấp cơ sở và cấp Nhà nước của NCS Hoàng Xuân Quế năm 2003. Cũng chính ông Nam
đã hạ bút phê những điều tốt đẹp nhất cho luận án của ông Hoàng Xuân Quế và
là một trong 7 vị của Hội đồng chấm cho bản luận án này loại xuất sắc. Mười
năm sau, ông Nam lại viết đơn tố cáo ông Hoàng Xuân Quế “đạo” luận án của ông
Mai Thanh Quế, trong tâm thế ông vừa bị mất chức Hiệu trưởng và Bí thư Đảng
ủy Trường ĐHKTQD. Ông Nguyễn Văn Nam, với cương vị Hiệu trưởng, Bí thư Đảng
ủy nhà trường, trong chưa đầy một nhiệm kì đã để xảy ra nhiều sai phạm nghiêm
trọng. Báo Người cao tuổi đã phanh phui hàng loạt tiêu cực, khuất tất của ông
Mặc dù được Bộ GD&ĐT xử lí với mức “kỉ luật” gần như “ban
thưởng”, song chắc rằng ông ta vẫn nuôi hận trong lòng. Theo dư luận, ông Nam
cay cú cho rằng ông Hoàng Xuân Quế là một trong những đầu mối cung cấp thông
tin tố cáo ông Nam nên mới làm đơn tố cáo ông Quế để trả thù bất chấp cả việc
ông ta có thể bị truy cứu trách nhiệm là Chủ tịch Hội đồng chấm luận án Tiến
sĩ của ông Hoàng Xuân Quế. Nhận định như vậy của dư luận là có cơ sở. Thế
nhưng Bộ GD&ĐT né tránh bỏ qua, không xem xét khía cạnh này.
Nguyên tắc xem xét là “án tại hồ sơ”. Vậy “hồ sơ” ở đây phải là
tất cả các tài liệu của Hội đồng, bản nhận xét và đánh giá của các nhà khoa
học và các cơ quan nghiên cứu về luận án. Hội đồng là những người được Bộ
GD&ĐT giao trách nhiệm chấm luận án và phải chịu trách nhiệm về những
nhận xét, đánh giá của mình. Mọi thành viên trong Hội đồng phải có trách
nhiệm tìm hiểu đầy đủ, đánh giá về luận án trước khi đưa ra bảo vệ, bằng cách
bỏ phiếu kín, rồi phải thông qua quyết nghị luận án. Khi Bộ GD&ĐT kết
luận luận án Tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế sao chép từ một công trình khoa
học khác, thì lập tức phát sinh vấn đề trách nhiệm pháp lí của các thành viên
trong Hội đồng, đặc biệt trách nhiệm cao nhất của Chủ tịch là ông Nguyễn Văn
Nam. Do đó, sai phạm của ông Hoàng Xuân Quế (nếu có) chỉ là phụ, sai phạm
chính vẫn phải thuộc về những người phản biện và các thành viên Hội đồng,
cũng cần phải tính cả đến trách nhiệm của Bộ GD&ĐT đối với việc thẩm định
lại luận án, ra quyết định công nhận học vị và cấp bằng Tiến sĩ cho ông Hoàng
Xuân Quế. Thế nhưng, trong kết luận số 1254/KL-BGDDT lại không thấy Bộ trưởng
Phạm Vũ Luận chỉ đạo gì về xử lí trách nhiệm các chủ thể này.
Nhóm Phóng viên điều tra Báo NCT
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét