14:28
Tham
nhũng trong chính lực lượng chống tham nhũng?
(Kienthuc.net.vn) - "Cán bộ có "tố chất tham
nhũng" thì trong môi trường nào, vị trí nào cũng luồn lách để tham
nhũng", nguyên Vụ trưởng Vụ An ninh, Ban Nội chính T.Ư chia sẻ.
Tuyệt đối hóa thì chẳng có cán bộ đâu!
TP HCM vừa tổng kết công tác phòng chống
tham nhũng 9 tháng đầu năm 2013, theo đó, đã điều chuyển 1.023 cán bộ, công
chức, viên chức tại 36 cơ quan, đơn vị tại TP HCM nhằm ngăn ngừa tham nhũng.
Là người có bề dày công tác phòng chống tham nhũng, theo ông, giải pháp này
có đủ sức nặng?
Tham nhũng là đặc tính của quyền lực. Chống tham nhũng là
chống người có quyền có chức mà tham lam. Việc chuyển vị trí công tác là nhằm
đẩy cán bộ ra xa nơi họ có nhiều điều kiện để tham nhũng nhất. Nhiều nơi đã
thực hiện việc điều chuyển này nhưng hiệu quả chưa cao. Có người bị điều
chuyển bằng cách lên cấp cao hơn để tránh xa những "ì xèo" ở đơn vị
cũ.
Thế thì rõ là trong chính cơ quan điều
chuyển ấy cũng có vấn đề?
Điều chuyển cán bộ là chủ trương tốt bởi cán bộ sẽ ít có cơ
hội hơn thực hiện hành vi tham nhũng của mình, nhưng có sự vụ lợi ở đây là
người ta có thể hối lộ để được chuyển đến vị trí khác, vị trí cao hơn để thực
hiện hành vi tham nhũng mới. Thế nên tôi vẫn phải nói, cẩn thận kẻo điều
chuyển lại giúp người ta có cơ hội để tham nhũng hơn.
Nhưng ở trong một môi trường mới, cơ hội
để tham nhũng của cán bộ sẽ thấp hơn?
Nếu người đó trong sáng thì đương nhiên là thế. Nhưng cái
người đã tham nhũng ở đơn vị A, khi được điều chuyển sang đơn vị B thì kiểu
gì nó cũng có các hành vi tham nhũng mới. Quan trọng là chính cái cơ quan
điều chuyển đó có trong sáng không. Tôi đã từng đề xuất điều chuyển một đồng
chí từ địa phương về trung ương. Nhưng trước khi phân công công tác, tôi cũng
phải thẳng thắn nói rõ với đồng chí ấy những ì xèo ở địa phương về những vấn
đề nọ kia mà dư luận nói.
Vì sao chính ông cũng điều chuyển người
"không trong sạch" từ vị trí thấp lên vị trí cao hơn?
Trong điều kiện hiện nay, nếu tuyệt đối hóa thì không có cán
bộ đâu. Nếu bảo phải tìm một người không có tí khuyết điểm nào, thì chắc
không ai là cán bộ. Nên không mong muốn tìm được người trong sạch sáng ngời,
mà chỉ mong tìm được người có ít những nhược điểm hơn để sử dụng thôi.
Tham nhũng trong người chống tham nhũng
Cũng trong báo cáo tổng kết phòng chống
tham nhũng, TP HCM đã đề xuất với các cơ quan trung ương cần có biện pháp
ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc lực lượng làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra,
điều tra, truy tố có sự bao che hoặc kết luận quá nhẹ đối với cơ quan,
đơn vị, cá nhân đã để xảy ra tham nhũng, lãng phí. Nghĩa là xử lý nhẹ tội
tham nhũng cũng là hình thức tham nhũng?
Thì đúng thế còn gì. Chính trong những người làm công tác
phòng chống tham nhũng có thể cũng có tham nhũng. Họ có nhiều điều kiện để
thực hiện hành vi tham nhũng. Là bởi cơ quan phòng chống tham nhũng không độc
lập. Giả sử chủ tịch tỉnh chỉ đạo công tác phòng chống, xử lý tham nhũng, thế
nếu chính chủ tịch tham nhũng thì ai là người phát hiện, ai là người xử lý?
Trước giờ đã có trường hợp nào bị xử lý
chưa ạ?
Đến giờ tôi vẫn chưa nhìn thấy những người làm sai, sai
trong việc bắt, sai trong việc xử... bị xử lý. Việc trừng trị người tham
nhũng mới chỉ có nói chứ chưa làm, đặc biệt là việc xử lý người xử lý nhẹ. Là
bởi người tham nhũng là người có chức có quyền. Việc xử không đúng, việc
nương nhẹ, xử cho có... diễn ra phổ biến lắm.
Nếu những người làm công tác phòng chống
tham nhũng sẽ bị xử nặng nếu làm sai nhiệm vụ, hẳn sẽ khiến họ cảm thấy áp
lực mà không dám sai nữa?
Ôi, họ thiếu gì cách để bao che cho nhau. Cấp này thì có cấp
khác, quen nhau nhờ nhau, thậm chí nhờ tiền để được giảm tội, xóa tội... Đó
chính là tham nhũng trong chính lực lượng chống tham nhũng. Vậy nên tôi mới
đề xuất đơn vị phòng chống tham nhũng là đơn vị độc lập với tất cả các đơn vị
khác. Để người có quyền đi làm phòng chống tham nhũng thì sợ là công tác đó
hỏng mất.
Nhưng như ông vừa nói, nếu cầu toàn quá
thì không lấy đâu ra cán bộ?
Tôi không cầu toàn quá đâu, nhưng chí ít trong chính những
người đi làm phòng chống tham nhũng thì cũng phải có quyết tâm, có sự
"tương đối trong sạch" chứ không cần "trong sạch". Đừng
dính dáng nhiều quá đến các bê bối thì mới có thể xử lý được. Ít nhất cũng
phải có tư cách để làm việc đó.
Chưa thấy ai bị tử hình vì tham nhũng
Theo ông thì chế tài xử lý người tham
nhũng hiện nay đã đủ mạnh, đủ sức răn đe chưa?
Chưa đâu, nếu không muốn nói là quá nhẹ. Mới chỉ làm các vụ
việc nhỏ nhặt, hời hợt thôi. Các vụ việc lớn bị phanh phui rất hiếm. Chống
tham nhũng mà lại làm từ dưới lên chứ không phải làm từ trên xuống thì khó
thành công.
Giờ nếu quy trách nhiệm thật nặng cho
người làm công tác phòng chống tham nhũng, nếu họ làm sai thì sẽ bị xử nặng
như người tham nhũng, thì liệu chúng ta có thể hy vọng vào sự đột phá?
Nếu ở cấp nào cũng nghiêm như thế thì hẳn là sẽ có một trật
tự nghiêm ngặt. Nhưng khổ nỗi muốn nghiêm cũng khó. Hồi tôi còn làm thư ký
cho ông Lê Đức Thọ, ông chỉ đạo tôi phải vào tận TP HCM để nói với đồng chí
trong đó là đề nghị chuyển ngay 2 người con của đồng chí đó từ tàu viễn dương
lên bờ. Lúc đó, việc cán bộ cho con cái làm việc trên tàu viễn dương gần như
là tham nhũng. Tháng sau ông Thọ lại nhắc, tôi lại phải vào tận nơi truyền
đạt. Tháng sau nữa ông lại tiếp tục nhắc. Nhắc đến lúc đồng chí ấy phải thực
hiện thì thôi. Đấy, ai đủ mạnh mẽ để làm đến cùng thì sẽ hiệu quả.
Ở Việt Nam chưa có ai bị tử hình vì tội
tham nhũng, TP HCM cũng đề xuất chưa bỏ mức án tử hình với nhóm tội phạm tham
nhũng, điều này có phù hợp không?
Việt
Xin cảm ơn ông!
Nếu trả lời vì sao tình trạng tham nhũng lại báo động như
hiện nay thì đó chính là chính sách. Chính sách tạo điều kiện cho người ta
tham nhũng. Phải rà soát lại chính sách xem cái gì là phù hợp thì giữ lại,
cái gì không thì phải phá bỏ đi. Mục đích là chống đặc quyền đặc lợi của
người có quyền. Cái đó nó làm hư cán bộ. Người ta đua nhau làm cán bộ, đua
nhau tham nhũng, có 1 cái nhà thì muốn có 2 cái. Lòng tham của con người
không bao giờ có giới hạn.
(Theo Kienthuc.net.vn) Tô
Hội thực hiện
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét