Nam mô a di...
biệt thự!
Gần đây, người dân tỉnh Vĩnh Long bàn tán xôn xao
về việc sư trụ trì Bồ Đề Cổ Tự (xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh) mua đất xây biệt
thự trị giá cả chục tỉ đồng để ở sát cạnh chùa
Trong khi ngôi
biệt thự của sư trụ trì Bồ Đề Cổ Tự xây dựng hết sức sang trọng thì ngôi chùa
này - nơi đặt bia tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ - lại
xây dựng ì ạch mấy năm nay chưa xong.
Để chùa hoang
vắng
Ngày 17-10, đến
viếng Bồ Đề Cổ Tự, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì ngôi chùa này như bị bỏ
hoang. Sân chùa toàn cát và đá dăm lởm chởm. Phần chánh điện chỉ khoảng 1/4
đã được sơn vẽ, phần còn lại bị bỏ dang dở. Dãy nhà ở bên trái chánh điện
trông thê thảm hơn với những bức tường chưa được tô xi-măng, rêu bám dày. Tìm
khắp chùa, chúng tôi không gặp bất kỳ ai. Chỉ đến khi chúng tôi loay hoay tìm
nhang để thắp trước bia tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ
thì một phụ nữ bất ngờ xuất hiện.
Người phụ nữ
này tự xưng là cô Tư, một phật tử. Nghe chúng tôi thắc mắc về sự hoang vắng
của ngôi chùa, cô Tư cười xòa, lý giải: “Không phải bỏ hoang đâu! Sư ở nhà
của sư bên kia kìa!”. Cô Tư chỉ tay về phía sau chùa, nơi thấp thoáng nóc một
ngôi nhà trông rất đẹp. Cô Tư còn giải thích thêm hằng ngày, chỉ có cô và một
phật tử nữa qua lại để trông coi chùa, còn sư trụ trì thì chỉ qua chùa khi
nào cần thiết, thời gian còn lại sư ở nhà của sư (!).
Có việc cần xử
lý mới qua chùa
Nhà
của sư là một công trình rất lớn và đẹp. Phần tường rào xây kín cao hơn 2 m.
Đường dẫn vào cửa chính của công trình này là các bậc đá được xếp uốn lượn
trên mặt nước. Nội thất của công trình rất sang trọng với nhiều đồ gỗ, gạch
lát sàn, ốp tường cao cấp.
Ngôi biệt thự được sử dụng làm tịnh
thất của nhà sư trụ trì chùa Bồ Đề Cổ Tự
Đón tiếp chúng
tôi ở ngưỡng cửa là một vị sư còn khá trẻ, xưng là thầy Thích Phước Tấn, trụ
trì Bồ Đề Cổ Tự. Lúc đầu, thầy Tấn mặc quần soóc tiếp khách. Sau đó, thấy
chúng tôi tỏ vẻ ái ngại, thầy mới đi thay quần dài. Khi nghe chúng tôi giới
thiệu là những người làm ăn từ TP HCM về Vĩnh Long chơi, đang muốn cúng dường
cho chùa, thầy Tấn rất hồ hởi. Thầy cho số điện thoại liên lạc và bảo nếu
không chuyển tiền trực tiếp được thì thầy cho số tài khoản ngân hàng. Chúng
tôi thắc mắc chùa cần bao nhiêu tiền nữa để hoàn tất việc xây dựng, thầy Tấn
lắc đầu bảo: “Có bao nhiêu tiền thì xây bấy nhiêu chứ không ước tính được”.
Với câu hỏi
việc xây mới chùa từ khoảng năm 2007 đến nay đã tốn tổng cộng bao nhiêu tiền,
thầy Tấn lại tiếp tục lắc đầu, bảo cũng chẳng nhớ nổi. Về lý do chùa xây mãi
chưa xong, thầy Tấn luôn miệng than là do thiếu tiền. Dù vậy, thầy Tấn thừa
nhận vẫn đang cho thợ thi công để hoàn thiện tịnh thất, nơi ở của thầy hiện
giờ. Khi chúng tôi hỏi thường ngày thầy có ở bên chùa không thì thầy Tấn cười
bảo: “Hên xui! Khi có việc gì cần xử lý bên chùa thì thầy mới qua, thời gian
còn lại thì thầy ở trong tịnh thất”.
Điều
đáng nói là nhiều người dân, trong đó có những người là người thân của các
nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, rất bức xúc về chuyện này. Họ cho rằng
thầy Tấn cố ý xây Bồ Đề Cổ Tự ì ạch nhằm xin thêm tiền của những người đến
viếng các “ông Cầu” (cách người dân gọi những nạn nhân trong vụ sập nhịp dẫn
cầu Cần Thơ). Số tiền này không dùng để hoàn thiện ngôi chùa mà dùng cho mục
đích riêng của thầy Tấn, trong đó có việc xây ngôi biệt thự.
Thùng tam
bảo là… két sắt!
Trước bia
tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ đặt trong khuôn viên Bồ
Đề Cổ Tự có để một thùng tam bảo để khách viếng bỏ tiền cúng dường cho
chùa. Điều bất ngờ là thùng tam bảo này lại là một cái két sắt thay vì
thùng gỗ như ở một số chùa khác.
Chiều 22-10,
trả lời thắc mắc của phóng viên Báo Người Lao Động về những bức xúc của
người dân xung quanh vụ việc này, đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo
Việt Nam tỉnh Vĩnh Long cho biết ban chưa nắm được sự việc. “Ban Trị sự sẽ
xác minh, làm rõ sự việc” - vị đại diện này khẳng định.
|
(Theo Người Lao
động) Nhật Thanh
Tựa đề của Kinh Bắc
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét