10:26
Sân bay Long Thành:
Kiểu gì
cũng không khả thi về tài chính
(Tài chính)
- Cách đang làm hiện nay vừa muốn xây dựng sân bay Long Thành mà vẫn duy trì
Tân Sơn Nhất là không tối ưu về kinh tế, xã hội và tài chính. Nếu cứ quyết
tâm làm dự án này thì chi phí vận hành sẽ tăng, hiệu quả tài chính suy giảm
và gánh nặng trả nợ ODA sẽ tăng lên trong khi dự án không có khả năng hoàn
vốn.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Chương trình Giảng dạy kinh tế
Fulbright đã chia sẻ với Đất Việt những phân tích về hiệu quả kinh tế, tài
chính của dự án sân bay Long Thành.
Làm kiểu gì thì cũng không khả thi về
mặt tài chính
PV: - Thưa ông,
hiện chủ trương đầu tư xây dựng sân bay Long Thành đang nhận được nhiều ý kiến
phản đối vì chưa cần thiết, hiệu quả sử dụng không cao, khả năng thu hồi vốn
thấp... Dựa trên những số liệu trong báo cáo đầu tư và những tính toán của
các chuyên gia, liệu ông có thể phân tích được hiệu quả kinh tế của dự án
này? Quan điểm của ông đối với chủ trương xây dựng sân bay Long Thành như thế
nào?
Ông Nguyễn Xuân Thành: - Nhóm nghiên
cứu thuộc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã tiến hành thẩm định
hiệu quả kinh tế của sân bay Long Thành. Việc thẩm định này đứng trên quan
điểm của cả nền kinh tế chứ không phải chỉ đơn thuần về mặt tài chính của chủ
đầu tư là có hoàn vốn hay không.
Kết quả thẩm định cho thấy dự án hiệu quả về mặt kinh tế
(tức là phân tích lợi ích và chi phí kinh tế).
Căn cứ để chúng tôi khẳng định về hiệu quả kinh tế là: lợi
ích kinh tế của sân bay đến từ việc có khả năng đáp ứng được việc tăng nhu
cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng đường hàng không. So với chi phí
kinh tế và chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vận hành và kể cả chi phí thời
gian, vận hành phương tiện khi sân bay Long Thành ở xa TP HCM hơn so với Tân
Sơn Nhất.
Hiệu quả này có được nhờ hai điều kiện. Thứ nhất là diện
tích đất trống hiện nay của sân bay Tân Sơn Nhất thuộc quản lý của quân đội
không được dùng để mở rộng Tân Sơn Nhất mà dùng vào mục đích khác. Cho nên
không mở rộng được Tân Sơn Nhất thì Long Thành buộc phải làm để đáp ứng nhu
cầu lượng hành khách tăng để đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Thứ hai, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đến vị trí kết nối
đến sân bay Long Thành đã, đang và sẽ được đầu tư cho dù có Long Thành hay
không. Trong đó đường cao tốc TPHCM – Long Thành Dầu Dây, Bến Lức – Long
Thành là để kết nối với Long Thành.
Trong thuật ngữ kinh tế thì gọi đây là những chi phí chìm
nên không làm Long Thành dự án sẽ uổng phí. Chính vì vậy nói hiệu quả kinh tế
là vì nếu làm Long Thành cũng không làm tăng chi phí lên.
PV: - Nghĩa là
quan điểm của ông cũng như các chuyên gia trong nhóm ủng hộ việc xây dựng sân
bay Long Thành vì có hiệu quả kinh tế?
Ông Nguyễn Xuân Thành: - Chúng tôi
đang đưa ra những tính toán khách quan và dựa trên lượng khách không cao như
trong báo cáo của chủ đầu tư, tư vấn.
Hiện nay, các ý kiến thảo luận đang quá chú ý về mặt tài
chính. Nhưng một dự án sân bay, cơ sở hạ tầng phải thẩm định về mặt kinh tế
trước sau đó mới bàn đến tài chính.
Nếu xét về mặt kinh tế mà hiệu quả thì phải làm cho dù tài
chính có thế nào thì cũng nên làm và nhà nước phải hỗ trợ. Ngược lại một dự
án tài chính có lợi mà kinh tế không hiệu quả thì không nên làm.
Ví dụ làm thủy điện có lợi cho chủ đầu tư nhưng gây tác
hại môi trường tức là chi phí kinh tế lớn hơn lợi ích kinh tế đứng trên quan
điểm của cả nền kinh tế. Do vậy cũng không được làm dự án thủy điện.
Không có khả năng hoàn vốn
PV: - Thế
nhưng dự án sân bay Long Thành với vốn đầu tư 8 tỷ USD, bằng 6% GDP được đưa
ra trong bối cảnh thất thu ngân sách, Chính phủ phải xin nới trần bội chi, nợ
công của Việt Nam đang ở mức báo động đỏ... Thêm nữa nguồn vốn sẽ được vay
nước ngoài (ODA). Ông có lo ngại, nếu cứ nhất quyết thực hiện dự án này trong
thời điểm hiện nay sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ hay không, cụ thể những nguy cơ
đó là gì?
Ông Nguyễn Xuân Thành: - Nếu như đây
là một dự án tư nhân thuần túy thì tôi xin khẳng định chắc chắn là dự án
không hiệu quả về mặt tài chính và không có khả năng hoàn vốn.
Việc không hiệu quả về mặt tài chính thể hiện rất rõ. Dự
án này doanh thu sẽ có được từ các loại phí (vé hành khách, dịch vụ sân bay,
cho thuê bến bãi kinh doanh thương mại…). Trong khi đó chi phí của dự án gồm
chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành sân bay.
Như vậy những mức phí sẽ không đủ để hoàn vốn. Nghĩa là
xét ở góc độ tài chính thì dự án này không khả thi.
Bằng chứng rõ ràng trong mấy năm qua đề án ban đầu làm sân
bay Long Thành là làm theo hình thức BOT, tức là huy động nguồn vốn từ các
nhà đầu tư. Thế nhưng không có nhà đầu tư nào sẵn sàng bỏ tiền ra làm vì nhìn
thấy rõ không hiệu quả. Ngay cả với số liệu dự phóng hành khách quá lạc quan
như hiện nay cũng không đạt về mặt tài chính.
Trong khi đó tính tốc độ tăng trưởng hành khách tại sân
bay Tân Sơn Nhất trong những năm qua không phải là mức cao.
Cụ thể số liệu của Cục thống kê Tp HCM do Cảng hàng không
Tân Sơn Nhất báo cáo tức là số liệu mang tính pháp lý cho thấy từ năm
1996-2000 hành khách tăng bình quân 6,8%/năm. Trong đó khách quốc tế tăng
7,5%, khách nội địa tăng 5,8%.
Trong giai đoạn 2001-2010 lượng khách tăng bình quân
10,8%/năm, trong đó khách đi đường nội địa tăng 15,6% còn khách đi đường quốc
tế chỉ tăng 6,1%/năm.
Trong 2 năm 2011-2012 bình quân mỗi năm lượng khách giảm
4,9%, trong đó nội địa giảm 4,4% và quốc tế giảm 5,6%.
Nhìn dài hạn kể cả những năm có tốc độ tăng trưởng cao thì
lượng hành khách cũng chỉ tăng trong khoảng 10% mà có xu thế khách nội địa
tăng cao hơn khách quốc tế.
Điều này phản ánh đúng Việt
Nếu lấy theo xu hướng của năm 2001-2010, dự báo đến năm
2015 lượng khách tăng được khoảng 16 triệu. Đến năm 2020 lượng khách sẽ là 24
triệu khách. Và đến khi đó Tân Sơn Nhất mới quá tải.
Như tôi đã nói vì điều kiện không thể mở rộng sân bay Tân
Sơn Nhất nên đương nhiên đến năm 2020 sẽ quá tải và phải đầu tư.
Nhưng nếu cứ như dự báo, đến năm 2020 cũng chỉ đạt lượng
khách là 24 triệu khách thì sẽ không hiệu quả về mặt tài chính.
Chính vì như vậy nên phải huy động vốn ODA. Đó là việc bắt
buộc bởi ngân sách thì không thể đầu tư, còn tư nhân thì không ai dại gì bỏ
tiền. Có chăng thì chỉ có thể huy động được tư nhân ở một vài công trình
thương mại trong sân bay. Còn nhà ga và đường băng thì buộc phải vay vốn ODA.
Vấn đề là cả nước Việt
Bản chất của dự án là dư vậy. Có nghĩa là dù có làm kiểu
gì thì cũng không khả thi về mặt tài chính. Mà đã không hiệu quả về tài chính
thì không huy động được toàn bộ vốn tư nhân.
Do vậy vốn ODA là bắt buộc phải dùng và sẽ là gánh nặng
cho cả nền kinh tế.
PV: - Vậy thưa
ông, có cách nào để triển khai hiệu quả về mặt tài chính cho dự án này?
Ông Nguyễn Xuân Thành: - Tôi cho rằng
không nên mong chờ sân bay Long Thành sẽ hiệu quả về mặt tài chính vì nó sẽ
thành một sân bay trung chuyển như mong đợi của dự án. Nghĩa là Long Thành sẽ
cạnh tranh với 3 sân bay trung chuyển lớn trong khu vực là
Đánh giá về mặt khách quan thì đầu mối của 3 sân bay này
đã hình thành nên khó để cho Long Thành có thể cạnh tranh để lấy đi một phần
vai trò trung chuyển của 3 sân bay này.
Bản thân Kulua lumpur ban đầu cũng có ý định như vậy nhưng
sau không làm được.
Một điểm nữa, khi duy trì 1 lúc 2 sân bay (Long Thành và
Tân Sơn Nhất) lại càng không hiệu quả về mặt tài chính hơn. Lý do là vì vẫn
phải đầu tư hệ thống giao thông đến cả hai sân bay và chi phí 1 lúc vận hành
2 sân bay. Phải chia sẻ hành khách, hàng hóa cho 2 sân bay. Tăng thêm chi phí
cho xã hội về thời gian đi lại khi phải trung chuyển giữa 2 sân bay.
Hiện nay giải pháp đang được đưa ra là phần lớn đường bay
nội địa sẽ ở Tân Sơn Nhất. Long Thành thì phục vụ cả nội địa và quốc tế. Cách
này giảm hiệu quả về đầu tư tại chính trong khi lại đi loại bỏ một phương án
rất tốt đó là khai thác quỹ đất ở Tân Sơn Nhất.
Thế nhưng nếu như đã quyết định không khai thác Tân Sơn
Nhất nữa thì phải có một nguồn thu khác để hoàn vốn cho sân bay Long Thành.
Cách này sẽ buộc phải đưa ra quyết định đến khi sân bay Long Thành đi vào
hoạt động thì sẽ chuyển tất cả sang đây và đóng cửa Tân Sơn Nhất. Sau đó dùng
chính quỹ đất của sân bay Tân Sơn Nhất khai thác để hoàn vốn cho Long Thành.
Vấn đề còn lại ai là người dám đưa ra quyết định mang tính
chất chính trị như thế này. Nghĩa là trong tương lai chỉ còn lại sân bay Long
Thành.
PV: - Nói như
vậy là sẽ phải đóng cửa Tân Sơn Nhất? Liệu điều này có khả thi không thưa ông?
Ông Nguyễn Xuân Thành: - Ở đây khó
chỉ là về mặt chính trị. Nhưng như nhà đầu tư đang nói sẽ không mở rộng Tân
Sơn Nhất vì gây ách tắc, tiếng ồn… dùng mọi lý do đưa ra để không thể mở rộng.
Người ta lấy lý do này để làm Long Thành nhưng sau đó thì
lại tiếp tục duy trì Tân Sơn Nhất.
Nếu như vậy thì không nên xây dựng Long Thành vội mà cứ
duy trì Tân Sơn Nhất đi rồi dùng đất trống để xây thêm nhà ga.
Tức là cách đang làm là không tối ưu về kinh tế, xã hội và
tài chính. Nếu cứ quyết tâm làm dự án này thì chi phí vận hành sẽ tăng, hiệu
quả tài chính suy giảm và gánh nặng trả nợ ODA sẽ tăng lên.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
(Theo
Đất Việt) Bích Ngọc thực hiện
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét