07:38
Hà Nội rất khó tìm “sâu”*
Vụ "nhân bản" kết quả xét
nghiệm: Vẫn chưa rõ người chủ mưu
KTV trưởng Phan Thị Oanh - người đã ký đơn tố
cáo - nhưng vẫn bị khởi tố.
Ảnh: HẢI NGUYỄN
Sáng 25.10, cơ quan điều tra công an TP.Hà Nội đã tống đạt
kết luận điều tra đến 10 bị can trong vụ án “nhân bản” các phiếu kết quả xét
nghiệm ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, Hà Nội. Kết luận đã nêu được những sai
phạm của các đối tượng. Tuy nhiên, vai trò chỉ đạo của một số đối tượng chính
và những tình tiết tố cáo tội phạm của kỹ thuật viên (KTV) trưởng Phan Thị
Oanh chưa được đề cập thỏa đáng.
Ông Liêm hướng dẫn nhân viên ... cách khai
với cơ quan điều tra
Sau khi điều tra xác minh đơn tố cáo, ngày 7.8, cơ quan CSĐT đã quyết định khởi tố vụ án hình sự và ngày 15.8 đã khởi tố đối với 10 bị can .Trong đó có 8 bị can (thuộc phòng xét nghiệm) bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Còn 2 bị can Nguyễn Trí Liêm và Nguyễn Thị Nhiên là GĐ và PGĐ Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức bị khởi tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Theo kết luận điều tra, một số bị can là kỹ thuật viên khai: Ngày 1.8.2013 (trước ngày bị khởi tố) đã được Vương Thị Kim Thành (Chủ nhiệm khoa Xét nghiệm) và Nguyễn Trí Liêm (giám đốc) hướng dẫn khai với cơ quan CSĐT: Không có việc in trước kết quả xét nghiệm từ các bệnh phẩm cũ trả cho bệnh nhân ngoại trú mà chỉ khai là cho người thân, người quen kết quả xét nghiệm đã in sẵn để đưa vào hồ sơ học lái xe, xin việc làm... và không có ai chỉ đạo việc in trước kết quả xét nghiệm từ các bệnh phẩm cũ. Điều này cho thấy, không chỉ việc “nhân bản” này đã có sự chỉ đạo chung, mà bị can Nguyễn Trí Liêm còn hướng dẫn nhân viên cả ... cách khai. Tuy nhiên, cũng theo kết luận điều tra, ông Liêm chỉ thừa nhận có thiếu sót trong công tác quản lý nên đã để các cán bộ của khoa xét nghiệm làm sai và diễn ra trong thời gian dài nhưng không có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh kịp thời. Ông Liêm không thừa nhận chỉ đạo việc in trước kết quả xét nghiệm và cho rằng mình chỉ biết việc “nhân bản” này khi Thanh tra Sở y tế vào làm việc?! Nhưng Nguyễn Văn Mạnh - điều dưỡng viên của khoa Hồi sức cấp cứu - lại khai rất rõ: Là người trực tiếp đến khoa Xét nghiệm lấy các kết quả xét nghiệm huyết học nhưng không có bệnh phẩm để xét nghiệm. Lý do, hoàn tất hồ sơ bệnh án, thanh toán bảo hiểm y tế, tăng thu nhập cho bệnh viện theo chủ trương của ban giám đốc. Một số nhân viên của các khoa khác cũng khai nhận đã đến khoa xét nghiệm để lấy phiếu xét nghiệm từ phiếu xét nghiệm nhờ ... “nhân bản”. Mạnh cũng khai đã được cả ông Liêm, bà Nhiên (phó giám đốc) hướng dẫn cách khai báo với cơ quan điều tra: Không có việc in trước kết quả xét nghiệm từ các bệnh phẩm cũ và không có ai chỉ đạo. Điều này càng cho thấy, ông Liêm không chỉ làm sai mà còn có những chỉ đạo cụ thể để chống đối với cơ quan điều tra. Nhiều nội dung chưa được làm rõ Theo kết luận điều tra, ông Nguyễn Trí Liêm - GĐ và bà Nguyễn Thị Nhiên - PGĐ, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã buông lỏng quản lý, không thực hiện hết chức trách, nhiệm vụ được giao. Mặc dù biết rõ quy chế của Bộ Y tế, quy định của bệnh viện chỉ có trưởng khoa xét nghiệm mới có quyền ký vào phiếu xét nghiệm huyết học, nhưng vì thiếu trách nhiệm đã để nhân viên trong khoa tự ký phiếu xét nghiệm rồi trả cho bệnh nhân và cho nhân viên các khoa khác đến xin. Nhưng một câu hỏi cần đặt ra, liệu ông Liêm có phải chỉ là thiếu trách nhiệm khi chính ông là người trực tiếp ký duyệt các quyết toán chi phí bảo hiểm y tế. Ký như vậy lẽ nào ông không biết việc ký không đúng thẩm quyền của nhân viên phòng xét nghiệm. Và nếu không có người chỉ đạo, liệu có ai dại gì ký vào những kết quả xét nghiệm này. Bởi việc ký không đúng thẩm quyền này không đem lại một chút lợi ích riêng trực tiếp nào cho họ. Với KTV trưởng Phan Thị Oanh, theo kết luận điều tra, có nhiệm vụ chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật ở khoa và trực tiếp in 18 phiếu kết quả xét nghiệm từ các bệnh phẩm cũ. Nhưng điều cần làm rõ ở đây là, với trình độ trung cấp, liệu bà Oanh có chỉ đạo được chuyên môn không (khi trong phòng có vài KTV có trình độ cao đẳng, đại học) và thực tế ở bệnh viện này có ai giao cho bà Oanh làm nhiệm vụ này, mà có giao đi nữa thì có đúng không? Mặt khác, về thẩm quyền, chính bà Oanh còn không được ký vào phiếu xét nghiệm thì có thể chỉ đạo được ai về chuyên môn? Một mấu chốt đặc biệt quan trọng là, thời điểm bà Oanh in 18 phiếu “nhân bản” là khi nào? Và từ khi đã ký vào đơn tố cáo ông Liêm, bà Oanh còn “nhân bản” nữa không đã không được đề cập. Hai mốc thời gian này rất quan trọng để có thể xem xét đình chỉ khởi tố với bà Oanh - điều mà một số cán bộ có trọng trách đã đưa ra đề nghị tại những diễn đàn chính thức. Rất tiếc, kết luận điều tra này đã chưa làm rõ được điều đó.
(Theo Lao động)
Vương Hà
* Cũng những vụ
tiêu cực gây xôn xao dư luận thì tại TP HCM đã được lãnh đạo chính quyền vào cuộc
quyết liệt và nhanh chóng, xử lý nghiêm minh, được nhân dân đồng tình và củng
cố niềm tin. Tuy nhiên tại Hà Nội thì có vẻ ngược lại. Tuy chứng cứ, con người
vi phạm khá rõ ràng nhưng lại được xử lý một cách vòng vo, đùn đẩy dẫn đến chẳng
rõ trách nhiệm thuộc về ai. Cùng lắm chỉ là một vài người thừa hành là nhân viên.
Vụ Bệnh viện Mắt tráo đổi thủy tinh thể; vụ Bệnh viện Nội tiết làm thủ thuật
rút tiền Nhà nước, rồi đến Bệnh viện Hoài Đức… chưa thấy có người chủ trì nào
bị xử lý. Ngay vụ thẩm mỹ viện Cát Tường đang xôn xao nhưng xem chừng cơ quan
chức năng cũng chẳng có lỗi gì nặng cả, chỉ là “còn lỗ hổng trong công tác quản
lý của các cấp” mà thôi. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng sẽ cực kỳ gian nan nếu
không có những bàn tay sạch.
Thương Giang
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét