10:05
Tâm thư TS Bá gửi Thứ trưởng GTVT... sau “cá” triệu đô
(Kienthuc.net.vn)
- “Lộ trình nào để VN có đường sắt hiện đại? Lộ trình nào để xác định
đường sắt “đồ cổ” 1 mét vẫn tồn tại đến 2050”, TS. Trần Đình Bá đặt câu hỏi
với Thứ trưởng Bộ GTVT.
Nhân việc phản hồi của Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông trên
báo Kiến
Thứcrằng: “Dự án phát triển đường sắt là nghiên cứu chung của cả tập
thể… Để xây dựng mới một tuyến đường sắt cần nghiên cứu tổng thể, chi tiết,
có lộ trình kế hoạch cụ thể, khảo sát các lĩnh vực tác động..., chứ không
phải là ý tưởng cho vui của một cá nhân nào..."
Tiến sỹ Trần Đình Bá, Hội Kinh tế & Vận tải ĐSVN đã có
thư phản hồi dành cho hai vị Thứ trưởng nói về trách nhiệm Quản lý Nhà nước và
300 tiến sĩ đang để hệ thống đường sắt quốc gia trở thành “rác công nghệ đường
sắt đồ cổ”. Để rộng đường dư luận, Kiến Thức đăng
toàn văn bức tâm thư này!
Thành phố HCM ngày 17/9/2013.
Thưa Thứ trưởng Nguyễn Ngọc
Đông (TS) và nguyên Thứ trưởng Lã Ngọc Khuê (GS.TS)!
Lời đầu thư tôi xin kính chào hai ông Thứ trưởng – nguyên
Thứ trưởng lời chúc sức khỏe và lời chào trách nhiệm của những nhà khoa học
luôn tâm huyết vì sự nghiệp hiện đại đường sắt quốc gia cho dân giàu nước
mạnh vì hạnh phúc nhân dân. Hôm nay, trên tinh thần thẳng thắn trách nhiệm
của các nhà khoa học trong khuôn khổ “Văn hóa giao thông”, tôi trao đổi cùng
các vị những vấn đề quan trọng về công nghệ đường sắt.
Đường sắt không còn là kho
“đồ cổ thời tiền sử” mà là “Kho rác công nghệ đường sắt đồ cổ” tới mức “bốc
mùi” ô nhiễm toàn xã hội!
Từ năm 2004 tới nay, dự án kiên cố hóa đường sắt khổ 1 mét
đã biến đường sắt nước ta vốn đã cổ càng cổ hơn, trở thành “con đường đau
khổ”. Hành trình Bắc Nam vẫn không thể vượt qua mốc 29 tiếng - đó là giới hạn
đỏ xảy ra thảm họa E1 năm 2005 làm trên trăm người chết và bị thương. Nhìn
thẳng vào sự thật, so với đường sắt bảo tàng khổ 1 mét Hà Khẩu - Côn Minh
(Trung Quốc) thì đường sắt nước ta không có giá trị gì về “đồ cổ” để khai
thác cho “du lịch hoài cổ”, vì nó thuộc loại “quái thai” hỗn tạp, mất an
toàn, chỉ xứng là kho “rác thải công nghệ đường sắt” của thế giới .
Đường sắt VN đoạt kỷ lục nhất thế giới về số vụ lật tàu
trên khắp các tuyến Bắc - Nam, HN - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai. Lật trên
đường thẳng tắp, trên đèo Khe Nét - Yên Bái, lật bên bờ sông Gianh, bờ vịnh
Lăng cô, lật ngay trong sân ga Phú Thọ, ga Đà Nẵng khi tốc độ chỉ 5km/h, lật
tàu hàng và tàu khách như cơm bữa, lật cả đầu máy chạy không tải … trong khi
tốc độ “băng băng như …rùa”. Thị phần vận tải hành khách và hàng hóa cộng lại
chỉ đạt 0.9 %, xếp thứ 4 - gần cuối bảng trong 5 loại hình là đường bộ, đường
biển, đường sông và hàng không. Loại hình vận tải hiện đại mang tầm quan
trọng đặc biệt về chính trị, kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng lại chỉ bằng
1/14 loại hình vận tải đường sông.
Đường sắt khổ 1 mét không còn giá trị sử dụng, nó thực sự
là trở thành rác công nghệ “bán không ai mua - cho không ai nhặt” nhưng lại
“bốc mùi” làm ô nhiễm nền kinh tế xã hội, ô nhiễm môi trường sống. Nó đe dọa
an toàn tính mạng lái tàu và hàng trăm hành khách trên từng chuyến tàu. Đường
sắt đồ cổ già cỗi thực sự trở thành “con nghiện khát tiền” của nền kinh tế
quốc dân ngốn mỗi năm cả ngàn tỷ đồng để bảo dưỡng vận hành nuôi nó, là xiềng
xích công nghệ thời thực dân phát xít đang hành hạ nền kinh tế xã hội.
Nhìn thẳng vào sự thật, đó là sản phẩm khoa học “nghiên
cứu sâu đường sắt cổ vật” của hai Thứ trưởng và hơn 300 giáo sư tiến sỹ đường
sắt suốt 3 thập kỷ từ 1986 đến nay.
Do đường sắt chỉ đảm đương gần 1% thị phần nên gây quá tải
nghiêm trọng trên đường bộ, làm ùn tắc và thảm họa quốc gia về giao thông.
Mỗi năm làm hơn 12.000 người chết, 30.000 người khác bị thương, thiệt hại
kinh tế hơn 2 tỷ USD.
Vai trò của Tiến sỹ Thứ
trưởng và 300 GS.TS đường sắt trong việc quản lý công nghệ đường sắt đang ở
đâu !?
Thật nghịch lý, đường sắt quốc gia đang trở thành “rác
công nghệ” gây gánh nặng của nền kinh tế xã hội, thảm họa quốc gia về TNGT,
vậy mà tại cuộc hội thảo “Cánh đồng Chum” (hội thảo trong chum) về đường sắt
ngày 7/9/2013 tại Bộ GTVT, hai ông Thứ trưởng là GSTS (Nguyễn Ngọc Đông và Lã
Ngọc Khuê) đã thống nhất đồng ý cho Tổng Công ty ĐSVN tiếp tục dự án nâng cấp
đường sắt khổ 1 mét tốc độ 120 km/h, sẽ hoàn thành vào 2020 và sử dụng tới
2050. Như vậy, đất nước ta tiếp tục 4 thập kỷ nữa hưởng rác “đường sắt đồ cổ”
đã bốc mùi!
Phải chăng, đây là một cuộc “hôn phối” thỏa hiệp giữa
“người cầm còi - quản lý Nhà nước” với “chủ doanh nghiệp đường sắt” để tiếp
tục dự án tân trang “đường sắt đồ cổ”, tiếp tục “đào” kho “đường sắt đồ cổ”
làm kiệt quệ nền kinh tế và kéo dài thảm họa giao thông quốc gia.
Tôi xin nói rằng, chúng ta đã vắt kiệt công nghệ đường sắt
đồ cổ trên trăm năm thì không còn gì để mà có thể “đào” được nữa! Đừng “thấy
bở mà cứ đào”, thảm họa E1 trên hành trình Bắc
Phải sử dụng tư duy Thứ trưởng – tư duy GS.TS để vứt bỏ
ngay thứ rác này mà không thương tiếc! Xin hai Thứ trưởng và 300 tiến sỹ của
Cục ĐSVN và Tổng Công ty ĐSVN đừng “nghiên cứu sâu đường sắt đồ cổ”, mà phải
đoạn tuyệt để không biến mình thành nô lệ của đường sắt công nghệ thời thực
dân.
Thật nghịch lý, Việt
Vì sao cả 300 tiến sỹ ngơ ngác, bâng khuâng trước ngã ba
đường, bỏ mặc cho đường sắt quốc gia không còn là “đường sắt bào tàng”, mà
3000 km thành kho “rác công nghệ đường sắt đồ cổ “ đứng hàng đầu thế giới?!
Tôi xin được hỏi: Lộ trình nào để VN có đường sắt hiện
đại!? Lộ trình nào để các ông xác định đường sắt đồ cổ 1 mét vẫn tồn tại đến
2050?
Cục ĐSVN là cơ quan quản lý Nhà nước không
thể tự biến mình thành “sân sau” của Tổng công ty ĐSVN để thỏa hiệp cho đường
sắt đồ cổ “tầm nhìn tới 2050”. Lúc đó, hai vị Thứ
trưởng đang ở đâu để thấy hết hậu quả sau 4 thập kỷ đường sắt đồ cổ?
Tôi tha thiết đề nghị hai Thứ trưởng cùng tất cả các tiến
sỹ đường sắt của Cục ĐSVN phải có thái độ nghiêm túc để kiên quyết từ bỏ ý
tưởng về “đường sắt cổ vật 150 năm” để xóa sổ “đường sắt đồ cổ” - thay bằng
một dự án khoa học nâng cấp hệ thống đường sắt quốc gia khổ 1.435 mm tốc độ
cao.
Nếu “sáng kiến nâng cấp đường sắt đồ cổ chạy 120 km/h” là
của hai Thứ trưởng đưa ra chỉ đạo cấp dưới thực hiện thì các ông nghĩ sao?
Nếu đó là “sáng kiến” của Tổng công ty ĐSVN mà các ông thỏa hiệp công nhận
cho nó tồn tại tới năm 2050 thì các ông cũng phải dũng cảm nhận lấy “thành
tích” này!
Nếu hai Thứ trưởng và 300 tiến sỹ Cục ĐSVN và Tổng công ty
ĐSVN cho là đúng đắn thì hãy nên lần lượt ngồi lên chạy nghiệm thu từng đoạn
trước sự chứng kiến của Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước, Cục Giám định Nhà
nước, Cục Đăng kiềm Nhà nước để nhân dân được an tâm.
Thưa Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông và nguyên Thứ trưởng Lã
Ngọc Khuê!
Tốc độ 120 km/h của đường sắt đồ cổ không còn là chuyện
“thách đấu triệu đô” giữa tôi với Thứ trưởng nữa, mà giờ đây là chuyện trách
nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn đường sắt. Hai Thứ trưởng hãy thực hiện
chức trách của mình kiểm tra đánh giá cụ thể để xác định tốc độ - lý trình an
toàn cho chạy tàu, đừng để xảy ra tai nạn. Đó là bổn phận trách nhiệm của hai
Thứ trưởng và Cục ĐSVN .
Nâng cấp ĐS khổ 1.435 để hiện
đại đường sắt chỉ trong vòng 1 năm là một công trình nghiên cứu khoa học tầm
Quốc gia, mà không phải “Ý tưởng cho vui của một cá nhân nào”!
Đường sắt quốc gia là huyết mạch chủ, là tài sản quốc gia, là nguồn lợi của cả dân tộc trị giá bất
động sản trên 30 tỷ USD đang bị bức tử trong khổ 1 mét "bốc mùi".
Nếu được nhanh chóng nâng cấp, thay đổi công nghệ 1.435 thì giá trị bất động
sản đó tăng gấp nhiều lần và sử dụng lâu dài.
Sáng kiến và “Luận án tiến sỹ về giải pháp
mở rộng để hiện đại hóa đường sắt khổ 1.435mm, tốc độ cao 150-200 km/h” là
công trình nghiên cứu tầm Quốc gia đã được gửi tới Thủ tướng - Bộ trưởng từ
những năm 2005, đã được tặng giải thưởng quốc gia về hiến kế 2008, đã được
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc và cho ý kiến chỉ đạo Bộ GTVT nghiên cứu thực
hiện theo công văn số 1575/VPCP ngày 16/3/2011.
Xin thưa rằng: Nâng cấp hiện đại đường sắt 1.435 để xóa sổ
đường sắt đồ cổ, để có đường sắt hiện đại nối mạng quốc tế, để sánh vai với
các cường quốc là lợi ích chung, là niềm mong mỏi của cả dân tộc 90 triệu
dân, là mục tiêu phải đạt được mà không thể là “ý tưởng nói ra cho vui của
một cá nhân nào” như phát biểu chưa phù hợp của Thứ trưởng TS Nguyễn Ngọc
Đông khi trả lời phỏng vấn báo giới.
Tôi cho rằng, không nghiên cứu nâng cấp hiện đại đường sắt
tiêu chuẩn 1.435, tức kìm hãm đường sắt quốc gia lạc hậu kéo dài là có tội
lớn trước lịch sử, là vô cảm, vô trách nhiệm trước tính mạng đồng bào. Không
đột phá hiện đại đường sắt thì không thể nào giải quyết được bài toán giao thông
toàn cục!
Mở rộng hiện đại ĐS quốc gia hòa mạng quốc tế, sánh vai
với các cường quốc về công nghệ là lối thát duy nhất cho bài toán giao thông
VN, là lối thoát có danh dự cho 300 tiến sỹ. Đó cũng là lối thoát duy nhất
cho Cục ĐSVN và Tổng công ty ĐSVN.
Cứ theo “lộ trình 2050” mà Cục Đường sắt vạch ra thì 500
năm nữa VN sẽ vẫn chưa có đường sắt hiện đại – thưa hai Thứ trưởng!
Hãy chấm dứt ngay dự án “đường sắt đồ cổ tân trang tầm
nhìn 2050”, thay vào đó là mở rộng đường sắt quốc gia khổ 1.435 hòa mạng quốc
tế để sánh vai với các cường quốc. Đó sẽ là cú đột phá Khoa học Công nghệ
quan trọng nhất.
Vì tính mạng của nhân dân hãy hành động ngay mà không đợi
“lộ trình” hay “ngâm cứu”. Với bài học kinh nghiệm tổng lực làm đường sắt
xuyên Việt 1975 và bài học tổng lực làm đường dây 500kV năm 1993, tôi đã lập
xong lộ trình đến cuối năm 2014 phải xong, hai ông Thứ trưởng và 300 tiến sỹ
ĐS hãy tin vào điều này! Giữa
lạc hậu và hiện đại tôi mong các ông hãy ủng hộ xu thế tiến bộ!
Xin chào 2 ông Thứ trưởng lời
chào trách nhiệm!
TS. Trần Đình Bá
Hội Kinh tế & vận tải
ĐSVN!
Trích nội dung công văn số 1575/VPCP ngày
16/3/2011 về việc hiện đại hóa đường sắt quốc gia do TS. Trần Đình Bá cung
cấp:
Kính gửi Bộ Giao thông vận
tải!
Xét đề nghị của ông Trần
Đình Bá (đề ngày 06/3/2011) về việc hiện đại hóa đường sắt quốc gia. Thủ
tướng Nguyễn tấn Dũng có ý kiến như sau :
Yêu cầu Bộ Giao thông vận
tải, nghiên cứu báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thư kiến nghị của ông Trần
Đình Bá về việc mở rộng hiện đại hóa đường sát quốc gia. (Bản sao thư và Luận
án tiến sỹ về giải pháp mở rộng để hiện đại hóa đường sắt khổ 1.435mm, tốc độ
cao 150-200 km/h của ông Trần Đình Bá gửi kèm theo).
Văn phòng Chính phủ báo để
Bộ Giao thông vận tải biết, thực hiện.
(Thiết
nghĩ Bộ GTVT dù toàn người tài giỏi thì cũng nên xây dựng thêm một kỹ năng:
Đó là biết lắng nghe, dù điều nghe là nghịch nhĩ-Kinh Bắc)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét