09:20
Tôn giáo chân chính
đồng hành cùng dân tộc
Gần
đây, các hãng truyền thông nước ngoài, như BBC, VOA, RFA, RFI thường sử dụng
quan điểm tiêu cực để đánh giá các sự kiện xảy ra ở Việt Nam hoặc liên quan
tới Việt Nam, từ đó xuyên tạc, cổ vũ cho luận điệu sai trái, nhân danh
"thảo luận" tạo diễn đàn để một số cá nhân bình luận thiếu thiện
chí. Bài Ni cô "thay nâu sồng mặc quân phục" trên BBC ngày 14-8 là
thí dụ điển hình của xu hướng không lành mạnh này. Tác giả Trần Chung Ngọc,
một người Mỹ gốc Việt, có bài viết vạch rõ "sự bất lương của BBC tiếng
Việt", Báo Nhân Dân xin trích giới thiệu cùng bạn đọc.
Thỉnh thoảng tôi vẫn ghé vào đọc lướt
qua VOA, BBC, RFA, RFI tiếng Việt. Không phải để học hỏi những gì họ viết
trong đó mà chỉ để biết những luận điệu của họ như thế nào để chống phá Việt
Nam, phục vụ cho đường lối chỉ đạo của các quốc gia liên hệ, chứ tôi đã biết
từ lâu những tổ chức này không phải là những cơ quan thông tin vô tư. Thí dụ
về RFA. Trần Ðình Hoàng có viết trên chuyenluan.net ngày 12-6-2007 bài Ðài
RFA tuyên truyền chống Việt
Chỉ với cái đầu đề chúng ta có thể thấy
sự bất lương của BBC tiếng Việt. Vì đây chỉ là một màn trình diễn văn nghệ,
chứ không phải là ni cô vĩnh viễn "thay nâu sồng mặc quân phục".
Nếu lương thiện thì đầu đề của bài viết phải là "ni cô mặc quân phục
trình diễn văn nghệ".
Từ xưa tới nay Phật giáo ở Việt
Lịch sử đã chứng tỏ truyền thống yêu
nước, hộ quốc, an dân của Phật giáo. Thiên hạ Lý Trần bán vi Tăng (Nửa thiên
hạ Lý - Trần sống như là các tu sĩ Phật giáo) nhưng thời đại Lý - Trần cũng
là thời đại oanh liệt nhất của Việt
Trong hai cuộc chiến chống xâm lăng vừa
qua, Phật giáo luôn luôn gắn liền với tinh thần yêu nước, nhiều tăng ni Việt
Ni cô mặc quân phục, mặc áo tứ thân
trình diễn văn nghệ chẳng qua chỉ là thể hiện nét văn hóa của dân tộc: quân
phục tượng trưng cho sự hào hùng của nữ nhân Việt Nam trước nghịch cảnh của
thời thế, tiếp nối tinh thần Bà Trưng, Bà Triệu, còn áo tứ thân nói lên nét
duyên dáng của phái nữ Việt Nam. Phật giáo nên hãnh diện về những đóng góp
này, thay vì chấp vào những hình thức bề ngoài chỉ có tính cách tượng trưng
trong một màn trình diễn văn nghệ, và nên bỏ ngoài tai những lời phê bình nọ
kia của những kẻ thiếu hiểu biết về truyền thống văn hóa dân tộc và về tinh
thần "tùy duyên bất biến" của Phật giáo. Nếu những người thiếu hiểu
biết về Phật giáo còn thắc mắc về chuyện các ni cô mặc quân phục thì tôi
khuyên họ hãy xem video clip Cởi áo cà sa khoác chiến bào đăng trên
youtube.com. "Phật Pháp bất ly thế gian pháp", cho nên người Phật
tử phải tùy duyên tùy thời thế mà hành xử. Tác giả Ðồng Ngọc Hoa viết:
"Tu mà không xa rời trần tục, tu mà khi quốc gia có biến cố thì thiền
sư, cư sĩ, tín đồ... đều quan tâm đến vận mệnh quốc gia, nghĩ đến sự hưng
vong của chùa cảnh, xóm làng, đất nước. Thậm chí còn vui lòng dấn thân vào
cuộc, kể cả xông pha trận mạc chém giết quân thù, giữ gìn cuộc sống thanh
bình cho dân tộc". Chúng ta có thể đọc vài bài thơ nói lên tinh thần yêu
nước của Phật giáo trước nghịch cảnh ngoại xâm: Cởi áo cà sa khoác chiến bào
- Tuốt gươm bồng súng dẹp binh đao - Ra đi quyết rửa thù cứu nước - Vì nghĩa
quên thân hiến máu đào - Cởi áo cà sa khoác chiến bào, - Giã từ thiền viện lướt
binh đao - Câu kinh tiếng kệ chờ khi khác; - Cứu nước thương dân dễ đợi nào -
Nghe theo tiếng gọi của núi sông - Cà sa gửi lại chốn thư phòng - Xông ra
trận tuyến trừ hung bạo - Thực hiện từ bi lực phải hùng. Nhận thức được
truyền thống Phật giáo yêu nước như vậy thì chúng ta phải thấy rằng, trong
khối Phật giáo gồm hơn 80% số dân, nếu có những cá nhân, tăng cũng như tục,
tham gia mặt trận Việt Minh, hay Ðảng Cộng sản, hay Mặt trận giải phóng miền
Nam, hay phản chiến, trong bối cảnh lịch sử chống xâm lăng, đánh đuổi thực
dân, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, thu giang sơn về một mối, thì
đó cũng vì là vì lòng yêu nước, yêu dân tộc, là có chính nghĩa, là một điều
vinh dự đáng khen. Ðiều rõ ràng là trong cuộc chiến chống Pháp, khi toàn dân
kháng chiến thì phần lớn trong số đó theo Phật giáo và chắc chắn là cũng có
không ít tín đồ Ca-tô giáo, vì Ca-tô giáo ở Việt Nam cũng chiếm từ 5% đến 7%
dân chúng.
Tôi thấy chuyện các ni cô mặc quân phục
hay áo tứ thân để trình diễn văn nghệ chẳng có gì đến nỗi làm cho dư luận ồn
ào như BBC đưa tin, hay "phản cảm" và "báng bổ Phật giáo"
như có người vì thiếu hiểu biết về Phật giáo, cho nên phê phán như vậy. Tất
cả những nhận định tiêu cực về chuyện này mà BBC tiếng Việt đưa lên đều phản
ánh những tình cảm vô trí của một số người thiếu hiểu biết. Họ hiểu biết rất
hời hợt về Phật giáo, chỉ nhìn thấy bề ngoài, không nắm được ý nghĩa đằng sau
những màn trình diễn văn nghệ, không ý thức được triết lý Nhị đế của Phật
giáo, họ cho rằng Phật giáo phải như thế này, thế nọ, theo quan điểm hẹp hòi
của họ. Ðạo đức tôn giáo đâu có nằm trên mấy bộ quần áo. Tây phương cũng có
câu "Tấm áo không làm nên thầy tu". Cho nên, đừng có vội vàng đánh
giá dựa trên bề ngoài.
Không nên thắc mắc và cảm thấy khó chịu
trước những lời chỉ trích vô trí về cuộc trình diễn văn nghệ của các ni cô,
và các ni cô nên cảm thấy mình đã có vinh dự được đóng góp nghệ thuật trong
những màn trình diễn có nhiều ý nghĩa về lịch sử và văn hóa Việt Nam. Mong
rằng Thượng tọa Thích Huệ Minh, Phó Ban Trị sự Phật giáo huyện Bình Chánh,
hãy dũng cảm làm theo lời nhận định của mình về những màn trình diễn văn
nghệ: "mô hình thật hay... cần phải mở rộng trong mùa An cư kiết hạ
những năm sau". Và cũng mong rằng, Ni trưởng Thích Nữ Huệ Ngọc - Viện
chủ chùa Pháp Hải, sẽ tiếp tục "vô cùng hoan hỷ" về "Ngày hội
nữ tu" này, cũng như về những "Ngày hội nữ tu" trong tương
lai, và bỏ đi sự phiền lòng trước những dư luận thiếu thiện chí.
TRẦN CHUNG NGỌC
Báo Nhân dân
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét