Minh họa: DŨNG
CHOAI
Cần cơ chế xác minh, giám
sát
Từ thực tiễn công tác phòng chống
tham nhũng, có thể đặt ra câu hỏi: Vì sao có cả hệ thống kiểm tra, kiểm
soát từ trên xuống dưới, nhưng tham nhũng vẫn xảy ra và không phát hiện
sớm. Theo Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng, Nghị định
78/2013/NĐ-CP cho phép người có thẩm quyền tiến hành xác minh tài sản nếu
có căn cứ cho rằng việc giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm chưa hợp lý.
Cùng với đó, các cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm soát cũng có
thể yêu cầu xác minh nếu trong quá trình thanh tra, kiểm toán, điều tra xác
định người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm liên quan đến hành vi tham
nhũng chứ không phải chờ đến kết luận người đó có hành vi tham nhũng mới
tiến hành xác minh.
Điều đáng nói, yêu cầu minh bạch tài
sản, thu nhập của đội ngũ công bộc là rất cần thiết để phòng ngừa, hạn chế
tiêu cực, tham nhũng nảy sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay đa số
mới chỉ kê khai cho có, thực hiện mang tính hình thức. Đặc biệt, khi chưa
có cơ chế xác minh thì cán bộ, công chức sẽ có rất nhiều cách để giải thích
một cách hợp lý khối tài sản của mình. Mặt khác, nếu người đứng đầu các cơ
quan, đơn vị không gương mẫu thì việc thực hiện rất có thể rơi vào tình
trạng "đầu voi, đuôi chuột”. Bên cạnh đó, phải có cơ chế kiểm soát,
giám sát và phân công trách nhiệm cụ thể.
Ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên thường
trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, kê khai tài sản, thu nhập hầu
như không được thực hiện nghiêm ở hầu hết các cơ quan, đơn vị nên chưa giải
tỏa được những băn khoăn, thiếu tin tưởng của dư luận. Theo ông Cương, việc
công khai bản kê khai ở cơ quan mặc dù đã có quy định từ lâu, nhưng rất ít
đơn vị thực hiện. Hiện đa số kê khai chưa thấy trường hợp nào phải giải
trình, trừ trường hợp bị phát giác, tố cáo. Nếu không có cơ chế xác minh
thì cán bộ công chức sẽ có rất nhiều cách để "giải thích” một cách hợp
lý khối tài sản của mình. "Nếu việc kê khai không đi vào thực chất,
người đứng đầu các cơ quan từ Chính phủ tới địa phương không gương mẫu làm
nghiêm thì rất có thể sẽ rơi vào tình trạng làm cho có”-ông Cương nói. Theo
đại biểu Quốc hội Bùi Thị An, đa phần cán bộ vẫn chi tiêu, giao dịch bằng
tiền mặt nên việc kê khai chỉ trông chờ vào sự trung thực của họ là chính.
"Muốn cán bộ trung thực thì phải có cơ chế kiểm soát trung thực, nhưng
đến nay chưa có” - bà An nói.
4 cơ quan sẽ "soi” Thông
tư
Để thực hiện Nghị định 78 /2013/NĐ-CP
Thanh tra Chính phủ, hiện đang cho ý kiến về dự thảo Thông tư hướng dẫn thi
hành minh bạch tài sản, thu nhập. Phó Cục trưởng Cục Chống tham nhũng,
Thanh tra Chính phủ Phí Ngọc Tuyển cho biết, dự thảo Thông tư bao gồm 6
chương, 35 điều và 2 phụ lục, Thông tư tập trung vào việc thực hiện việc kê
khai, công khai, xác minh tài sản, thu nhập giải trình nguồn gốc tài sản
tăng thêm, xử lý vi phạm, chế độ thông tin báo cáo và tổ chức thực hiện
minh bạch tài sản, thu nhập đã được quy định tại các văn bản pháp luật cao
hơn cần được hướng dẫn cụ thể.
Nợ phải
trả từ 50 triệu đồng trở lên cũng phải kê khai
Dự thảo Thông tư hướng
dẫn thi hành về minh bạch tài sản, thu nhập hiện đang được lấy ý kiến quy
định về tài sản, thu nhập phải kê khai trong đó có: Tiền mặt, tiền cho
vay, tiền gửi các cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài tại
Việt Nam (là tiền Việt Nam, ngoại tệ) mà giá trị mỗi loại (tiền mặt, tiền
cho vay, tiền gửi) từ 50 triệu đồng trở lên; Kim loại quý, đá quý, cổ
phiếu, cổ phần, vốn góp vào các cơ sở kinh doanh, các loại giấy tờ có giá
trị chuyển nhượng khác có giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên; và
các khoản nợ phải trả có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
|
Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức
Lượng cho rằng, mặc dù việc kê khai tài sản, thu nhập đã thu được những kết
quả bước đầu nhưng còn nặng về hình thức; quy định về việc xác minh tài
sản, thu nhập chưa tạo được tính chủ động nhằm làm rõ tính trung thực của
việc kê khai; bản kê khai tài sản, thu nhập chưa được công khai như quy
định. Vì vậy, tác dụng phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng còn hạn
chế, chưa bảo đảm yêu cầu về minh bạch tài sản, thu nhập của người có chức
vụ, quyền hạn. Do vậy, việc ban hành Thông tư về minh bạch tài sản, thu
nhập, và Đề án Tăng cường thực hiện và kiểm soát việc kê khai tài sản theo
quy định của Đảng và Nhà nước là việc cần thiết trong tình hình hiện nay.
"Thông tư chỉ được ban hành khi có sự thống nhất ý kiến cao của 4 cơ
quan gồm: Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ,
Ban Nội chính Trung ương” - ông Lượng cho biết.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc phòng
chống tham nhũng, tiêu cực không thể chỉ trông chờ vào các biện pháp tuyên
truyền, giáo dục, nhấn mạnh vào sự liêm khiết và tinh thần trách nhiệm của
người cán bộ, công chức; mà cần có những quy định chặt chẽ về pháp luật
cùng chế tài đủ mạnh để điều chỉnh các hành vi vi phạm trong xã hội; nâng
cao tính minh bạch của hệ thống quản lý; kiểm soát và loại trừ những yếu
tố, tình huống có khả năng tạo cơ hội cho cán bộ, công chức sai phạm; đồng
thời phải phân công trách nhiệm cụ thể trong việc giám sát, tổ chức thực
hiện.
(Theo Đại đoàn kết) Hoài
Vũ
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét