18:26
Chi
4.300 tỷ để phục vụ người Hà Nội du lịch tâm linh!
(Tin tức thời
sự) - Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang xem xét chọn 1 trong 3
phương án về hướng tuyến để xây dựng đường Mỹ Đình - Bái Đính. Theo đó,
phương án 1 là thấp nhất, sẽ tiêu tốn 3.400 tỷ đồng. Phương án 3 tốn kém nhất
với 4.300 tỷ.
4.300 tỷ và 3 phương án xây dựng
đường Mỹ Đình - Bái Đính
Ngày 15/7/2013, Bộ GTVT đã có Quyết
định số 2027/QĐ-BGTVT cho phép lập Dự án đầu tư tuyến đường Mỹ Đình – Ba Sao
– Bái Đính, đoạn qua địa phận tỉnh Hà
Dự án đầu tư tuyến đường Mỹ Đình – Ba
Sao – Bái Đính bắt đầu nút giao giữa trục kinh tế phía Nam với đường Vành đai
4 và kết thúc tại cầu Trường Yên thuộc địa phận xã An Sinh, huyện Hoa Lư,
tỉnh Ninh bình, tổng chiều dài 78 km, đi qua địa phận 4 tỉnh thành là Hà Nội,
Hà Nam, Hòa Bình, Ninh Bình.
Điểm đầu của Dự án tại Km0 – Km31+850 lý trình đường trục
kinh tế phía Nam thuộc địa phận xã Trầm Lộng, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội; điểm
cuối tại Km52+500 trên đê Hoàng Long (QL38B) thuộc địa phận xã Gia Sinh,
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trên tuyến có một số đoạn tuyến đã được triển
khai xây dựng theo các dự án khác nên tổng chiều dài toàn tuyến nghiên cứu là
52,5 km.
Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật của Dự
án, trên cơ sở chức năng, kết quả sơ bộ dự báo nhu cầu vận tải, quy hoạch có
liên quan, Tư vấn đề xuất về cấp đường: đường ô tô cấp II theo TCVN4054-05;
Tốc độ thiết kế 100km/h, quy mô mặt cắt ngang 4 làn xe. Dự án do Tổng cục
Đường bộ Việt
Hiện, Tổng cục Đường bộ Việt
Phương án 1: Đi theo hướng ĐT477B. Ưu
điểm của hướng tuyến này là chiều dài tuyến ngắn hơn khoảng 1km, tiếp thuận
lợi và phân bổ hợp lý. Nhược điểm của phương án này là đi qua khu bảo tồn
thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, cần thỏa thuận với nhiều cơ quan, bổ sung
kinh phí cho giải pháp bảo vệ khu bảo tồn. Phương án này có tổng dự toán
khoảng 3.400 tỷ đồng.
Phương án 2: Đi theo phía Bắc núi Đồng
Quyển. Phương án này có ưu điểm tránh ảnh hưởng đến phần lõi khu bảo tồn sinh
thái Vân Long, kết nối thuận lợi với QL1A. Nhược điểm của phương án này ảnh
hưởng đến vùng đệm khu Vân Long, tuyến dài hơn, phân bổ mạng không hợp lý
bằng phương án 1, kinh phí xây dựng lớn hơn. Phương án này có tổng dự toán
khoảng 3.500 tỷ đồng.
Phương án 3: Đi tránh về hướng Tây.
Phương án này có ưu điểm không ảnh hưởng đến khu vực bảo tồn, du lịch Vân
Long. Tuy nhiên, tuyến dài hơn trên 6km, khối lượng công trình, GPMB lớn.
Phương án này có tổng dự toán lên đến 4.300 tỷ đồng.
4.300 tỷ để đáp ứng nhu cầu du
lịch của 6,5 triệu dân Hà Nội?
Vào đầu tháng 9/2013, Thứ trưởng Bộ
Giao thông Vận tải (GTVT) Trương Tấn Viên cũng đã chủ trì cuộc họp với các cơ
quan thuộc bộ và UBND tỉnh Ninh Bình, Hà Nam… để chuẩn bị cho việc lập dự án
xây đường du lịch Mỹ Đình - Bái Đính.
Đánh giá về dự án này, ông Nguyễn
Đức Thắng, Quyền Tổng cục trưởng cho rằng, việc xây dựng tuyến đường Mỹ Đình
– Ba Sao – Bái Đính không chỉ bổ sung, hỗ trợ mạng lưới giao thông quốc gia
theo chiều dọc Bắc Nam mà còn là tuyến đường kết nối các điểm du lịch Bái
Đính – Ba Sao – Chùa Hương với Thủ đô Hà Nội.
"Đây là một dự án rất cần thiết sẽ
đáp ứng nhu cầu du lịch, tâm linh của 6,5 triệu dân Hà Nội. Vào ngày cuối
tuần mà xuống đó nghỉ ngơi du lịch thì rất tuyệt vời. Bên cạnh đó dự án chỉ
là nối liền 3 dự án đã có sẵn. Do vậy, sẽ phát huy hiệu quả vốn đầu tư, chi
phí thấp, vậy lý do gì mà chúng ta lại không làm?" - Ông Thắng cho biết.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia về đường
bộ thì việc xây dựng tuyến đường du lịch Mỹ Đình - Bái Đính vào thời điểm này
là không cần thiết và lãng phí vô cùng.
"Tuyến đường nối Mỹ Đình - Bái
Đính là một lãng phí cực kỳ lớn, vì hiện nay đã có đến 3, 4 tuyến đường nối
hai địa điểm này: đường sắt, đường cao tốc, đường Hồ Chí Minh, đường 1A chồng
chéo.
Tất nhiên khi làm một con đường mới thì
sẽ tốt hơn đường cũ, nhưng chúng ta là nhà nghèo. Nói thật là ngay đường cao
tốc Hà Nội - Hải Phòng tôi đã thấy lãng phí rồi. Vừa lãng phí về vấn đề đất
đai, vừa lãng phí về vấn đề kinh phí xây dựng. Nên dùng số tiền đó để đầu tư
hạ tầng cơ sở, giải quyết ùn tắc giao thông đô thị sẽ tốt hơn rất nhiều.
Cho nên quan điểm của tôi là dứt khoát
không nên làm tuyến đường du lịch tâm linh này. Còn nếu muốn phát triển du
lịch thì ông Tổng cục du lịch có tiền thì đi mà làm.
Nhưng nếu có làm thì cũng nên làm hướng
khác, vì tuyến đường Hà Nội - Ninh Bình đã thừa quá nhiều đường rồi" -
TS. Nguyễn Xuân Thuỷ cho biết.
Trong khi đó, TS. Hoàng Tùng cũng cho
rằng, lấy lý do xây dựng đường để phục vụ nhu cầu du lịch của 6,5 triệu dân
Hà Nội là không hợp lý.
"Các địa điểm như Chùa Hương hay
Bái Đính là các điểm du lịch nổi tiếng, mang tính chất du lịch tâm linh nhiều
hơn là du lịch vãn cảnh. Mà đã là du lịch tâm linh thì sẽ theo mùa.
Tức là ngày tết hay các mùa lễ hội chứ
không phải thường xuyên. Thành ra nếu có làm đường thì lưu lượng đi tuyến
đường này chỉ vào một thời điểm nhất định.
Đưa ra lý do để phục vụ nhu cầu du lịch
tâm linh của người Hà Nội, tuy nhiên trong con số 6,5 triệu người Hà Nội được
đưa ra thì không phải ai cũng có điều kiện để đi du lịch cuối tuần, đặc biệt
là khi du lịch tâm linh thì không phải đi quanh năm.
Ngoài ra, phải thấy thực trạng là hiện
nay chúng ta đang rất thiếu vốn cho công trình giao thông. Từ đó, nếu cố làm
công trình này, sẽ nảy sinh 2 cái lãng phí có thể dễ dàng nhìn thấy được. Thứ
nhất là làm đường to mà không có người đi. Thứ hai là mở ra mà không có vốn
thì sẽ làm dang dở. Mà làm dang dở thì công trình kéo dài, gây thiệt hại rõ
rệt về kinh tế. Chính vì vậy, nếu làm một con đường quá lớn thì thực sự chưa
cần thiết" - TS. Tùng nói.
(Theo ĐVO) Duyên
Duyên
Tựa đề của Kinh
Bắc
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét