09:06
Phản ứng dữ
dội vì… 'phải' thoát nghèo
TPO - Phó Chủ nhiệm ủy ban Các vấn đề xã
hội Nguyễn Mạnh Hùng nhận định các chính sách giảm nghèo khiến người dân bị
động “hưởng lợi”, không muốn thoát nghèo, thậm chí phản ứng dữ dội nếu bị ra
khỏi diện nghèo.
Chiều 24/9, Ủy ban về Các vấn đề xã hội tổ chức phiên giải trình
về phân bổ nguồn lực và cơ chế điều hành thực hiện chính sách giảm nghèo.
Phần lớn các đại biểu cho rằng các chính sách giảm nghèo vẫn mang tính bao
cấp nên không giúp đồng bào thoát nghèo bền vững, nảy sinh hiện tượng ỷ lại,
cào bằng.
Cũng có ý kiến cho rằng đây là thực tế rất không bình thường,
trái với văn hóa Việt
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Nguyễn
Văn Tiên đề nghị phải đánh giá, kết luận sau 15 năm tranh luận về việc đầu tư
cho người nghèo hay đầu tư cho người sử dụng lao động. “Cần đưa ra mô hình
đầu tư hiệu quả. Nếu cứ sử dụng các biện pháp không có hiệu quả thì phí tiền
nhà nước”. Ông Tiên nói.
Ông Tiên cũng đề nghị phải giám sát, theo dõi dòng tiền hỗ trợ
người nghèo, để tránh việc tiền hỗ trợ người nghèo bị “đọng lại” ở khâu trung
gian mà không tới được người nghèo. Bởi có một thực tế , cứ mỗi chương trình
nào liên quan tới người nghèo, người yếm thế, lợi ích lại không đến tay họ mà
lại ở khâu trung gian. Như chương trình nhà thu nhập thấp, nhưng người nghèo
không mua được.
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Phạm
Thị Hải Chuyền cho biết tỷ lệ hộ nghèo từ 58% dân số năm 1993, đến nay đã
giảm xuống còn khoảng 7,8%.Tuy nhiên, công tác giảm nghèo vẫn còn những thách
thức như kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo còn cao; gần 50%
hộ nghèo tập trung ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu, số
hộ nghèo ở đô thị cũng tăng lên trước những cú sốc kinh tế…
Trong đó, đáng lưu ý là công tác điều hòa, phối hợp giữa các
chương trình, chính sách liên quan đến giảm nghèo của các cơ quan quản lý Nhà
nước, các địa phương chưa đồng bộ dẫn đến nguồn lực còn bị dàn trải, trùng
lắp, lồng ghép chính sách đạt hiệu quả chưa cao cùng với khó khăn của nền
kinh tế trong những năm gần đây đã tác động đến đầu tư và huy động nguồn lực
đầy đủ cho chính sách giảm nghèo.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền thừa nhận việc người nghèo có biểu
hiện ỷ lại vào các chương trình, chính sách là có thật. Do bắt nguồn từ chính
sách hỗ trợ cho người nghèo thoát nghèo chủ yếu là chính sách hỗ trợ trực
tiếp. Người trong diện nghèo được chu cấp đất ở, học tập, bảo hiểm y tế, cho
vay vốn…, gần đây mới có chính sách đào tạo việc làm cho người nghèo.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết hiện nay Bộ đang nghiên
cứu giảm những chính sách hỗ trợ trực tiếp các hộ nghèo, thay vào đó là hỗ
trợ có điều kiện, cũng như các chính sách, giải pháp với hộ cận nghèo.
Bộ sẽ phối hợp cùng các bộ, ngành khác để đề xuất với Chính phủ
sau năm 2015 giảm 16 chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo xuống còn từ 2
tới 4 chương trình. “Các chương trình còn lại sẽ là nhiệm vụ thường xuyên của
các bộ ngành, như vậy sẽ giảm đi các ban chỉ đạo, giảm biên chế, giảm sự cồng
kềnh cho bộ máy, giảm kinh phí chi cho quản lý”, bà Chuyền lý giải.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét