11:03
Xã hội tha hóa, dối trá trở nên bình thường!
“Không biết GDP
chạy đi đâu?”. Đó là câu tự hỏi đầy “thảng thốt” của ông Vương Đình Huệ,
Trưởng Ban kinh tế Trung ương tại phiên thảo luận “Nhìn lại nửa chặng đường
phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và những điều chỉnh chiến lược” vừa
qua.
Lý do ông Huệ
đặt câu hỏi thảng thốt này là bởi theo số liệu báo cáo từ các tỉnh thành, GDP
các địa phương đều cao. Có nhiều địa phương lên đến 2 con số. Thế nhưng trong
khi đó, GDP cả nước lại chỉ tăng có 5,5%.
Vậy thì “nó”,
cái GDP ấy, chạy đi đâu nhỉ?
Vô lý! Thậm vôi
lý vì “nó” là thứ không thể… tham nhũng được!
Thôi thì nói
toạc ra, nó không hề có một chút đáng tin nào như lời than vãn của nguyên Phó
Thủ tướng Vũ Khoan tại phiên thảo luận trên: “Thú thật, tôi thấy các con số
thống kê nó thế nào ấy, tôi không dám tin”.
Còn TS. Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng
Viện chiến lược chính sách thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẳng thắn đề nghị:
“Bàn câu chuyện khác chứ không bàn con số!”.
Thế
thì cũng nói trắng ra, số liệu GDP từ báo cáo của các địa phương là số
liệu “ma”.
Đây thực chất
là sự dối trá mà chúng ta hay gọi cho nó “mềm” đi là bệnh thành tích.
Thật ra thì sự dối trá thời nào cũng
có. Vấn đề là dung lượng và tần suất thôi.
Một xã hội lành
mạnh thì sự dối trá ở mức thấp nhất và ngược lại, khi một xã hội tha hóa thì
nói dối trở thành điều bình thường. Thậm chí, trong không ít trường hợp, lời
nói thật được coi như điều… không bình thường.
Cố Chánh án Tòa
án Nhân dân Tối cao Trịnh Hồng Dương đã từng “tơi bời” vì một câu nói thật: Ở
nước ta, án dân sự xử thế nào cũng được!
Hiện nay, dối
trá không phải là điều gì xa lạ. Nó có mặt mọi lúc, mọi nơi. Câu nói trong
cuộc họp khác xa, thậm chí ngược hẳn với câu nói ở cầu thang.
Tỉ lệ 98-99%
học sinh tốt nghiệp khác xa với lực học thật.
Những con số
trong thực tế khác xa với con số trong bản báo cáo mà cái tỉ lệ 1%
công chức yếu kém mới đây là một ví dụ khá điển hình.
Vì thế,
trong dân gian có câu: “Làm thì láo, báo cáo thì hay”. Từ cái sự “làm
láo, báo cáo hay” này dẫn đến “lừa trên, dối dưới”, phẫn nộ dư luận.
Ví như cái báo
cáo “Đồ Sơn không có mại dâm – Quất Lâm không có ca ve” là những báo cáo láo
một cách trắng trợn. Dư luận không bức xúc khi nơi đây tràn lan nạn mại dâm
bằng bức xúc khi trong báo cáo lại nói rằng không có. Nó không chỉ là sự dối
trá mà còn xúc phạm nhân dân, coi người dân có mắt như mù, có tai như điếc.
Tương tự, báo
cáo GDP từ địa phương gửi lên Chính phủ cũng vậy.
Rất may là
Chính phủ không dễ tin vào điều này và nhân dân thì luôn đề cao cảnh giác!
Tựa đề của Kinh Bắc
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét