09:15
Tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt
Nam
Trong xã hội mà quyền con người được
khẳng định và Nhà nước luôn tạo điều kiện để bảo đảm sự phát triển của quyền
con người, thì tự do báo chí và tự do ngôn luận là các yếu tố quan trọng góp
phần vào sự phát triển chung. Ðó là căn nguyên lý giải tại sao các năm qua ở
Việt Nam, tự do báo chí và tự do ngôn luận lại có những bước tiến không thể
phủ nhận...
Theo số liệu của cơ quan chức năng, đến
tháng 3-2013, cả nước Việt Nam có 812 cơ quan báo chí in với 1.084 ấn phẩm;
gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ; một hãng thông tấn, 67 đài phát thanh,
truyền hình, 101 kênh truyền hình, 78 kênh phát thanh; 74 báo và tạp chí điện
tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử được cấp phép hoạt động
(năm 2011 là 46 báo điện tử, 287 trang thông tin điện tử). Hiện, Ðài Tiếng
nói Việt
Về xuất bản, ở Việt
Thực tế Việt Nam cho thấy, sự phát triển
của hệ thống truyền thông không chỉ để giúp nhân dân thỏa mãn nhu cầu văn
hóa, mở mang và trau dồi tri thức, mà trở thành diễn đàn với nhiều hình thức
phong phú, sinh động để các tổ chức xã hội, mọi người dân có tiếng nói lành
mạnh, đóng góp ý kiến, thậm chí phản biện, đối với các chủ trương, chính sách
của Nhà nước, và của các cấp chính quyền. Trong nhiều trường hợp, hệ thống
truyền thông thật sự là công cụ bảo vệ lợi ích xã hội, bảo vệ quyền của người
dân, nhất là kiểm tra, giám sát thực thi các chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Nhiều cơ quan báo chí ở Việt
Ðể bảo đảm cho hệ thống truyền thông
theo kịp sự phát triển, bên cạnh các quy định cụ thể trong Hiến pháp, pháp
luật, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo
điều kiện cho các cơ quan thông tin đại chúng làm tròn chức năng, nhiệm vụ,
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam ngày càng được phát huy cao
hơn. Biểu hiện cụ thể cho quan tâm này là Việt Nam đã có Luật Báo chí và
tháng 11-2012, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua Luật Xuất bản sửa đổi,
thể hiện sự nhất quán trong tôn trọng quyền phổ biến tác phẩm của cá nhân,
phù hợp với các quy định của Hiến pháp.
Trên thế giới ngày nay, tự do ngôn luận
và tự do báo chí là các yếu tố hết sức quan trọng đối với sự ổn định, phát
triển của mỗi quốc gia, đồng thời là biểu hiện trực tiếp của quan niệm, chính
sách nhân quyền ở quốc gia đó. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, Công ước quốc
tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên hợp quốc đều khẳng định các
quyền cơ bản này, và Nhà nước Việt Nam đã luôn nghiêm túc tuân thủ các cam
kết. Tuy nhiên, bất chấp các thành tựu nhân quyền của Việt Nam, các thế lực
thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí thường viện dẫn từ Tuyên
ngôn quốc tế nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị để
bịa đặt Việt Nam "không có tự do ngôn luận, tự do báo chí", vu cáo
Nhà nước Việt Nam "vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí". Khi
viện dẫn, họ đã cố tình tảng lờ việc Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền khẳng
định: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và các quyền khác: "phải tuân
thủ những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa
nhận, tôn trọng đối với các quyền và quyền tự do của những người khác, đáp
ứng được những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi
chung trong một xã hội dân chủ". Họ cũng đã tảng lờ việc trong Công ước
quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, để bảo đảm "Tất cả các dân tộc
đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định
thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn
hóa", về tự do ngôn luận, Công ước cho rằng thực hiện quyền này
"kèm theo những nghĩa vụ, trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể dẫn tới
một số hạn chế nhất định". Wikipedia - nơi có thể tự do trình bày quan
điểm, trong mục từ Tự do ngôn luận cũng viết: "Các hạn chế đối với tự do
ngôn luận có thể theo "nguyên tắc gây hại" hoặc "nguyên tắc
xúc phạm", thí dụ trong trường hợp khiêu dâm hoặc các nội dung thù ghét
(nhằm hạ thấp một cá nhân hay nhóm người vì chủng tộc, giới tính, dân tộc,
quốc tịch, tôn giáo, định hướng tình dục, tật nguyền, khả năng ngôn ngữ, hệ
tư tưởng, địa vị xã hội, nghề nghiệp, ngoại hình, khả năng tư duy hay bất cứ
dị biệt nào...). Các hạn chế đối với tự do ngôn luận có thể được thực thi
bằng luật pháp hoặc/và sự lên án của xã hội".
Trên thực tế, không chỉ ở Việt Nam mới
có một số chế tài đối với hành vi lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để
vi phạm pháp luật, mà ở Hoa Kỳ, CHLB Ðức, Pháp, Hàn Quốc, Singapore,... đều
có luật và điều khoản luật xử lý nghiêm khắc hành vi lợi dụng tự do ngôn
luận, tự do báo chí. Những kẻ thường ca ngợi tự do báo chí của cái gọi là
"Việt
Hiện nay, việc thực hiện quyền tự do
ngôn luận và tự do báo chí ở Việt Nam còn gặp khó khăn khi nhận thức về pháp
luật của toàn dân chưa trở thành ý thức thường trực, tự giác, hệ thống truyền
thông tuy phát triển song còn thiếu chuyên nghiệp, nhất là các thế lực thù
địch, một số cá nhân thiếu thiện chí lợi dụng truyền thông để tác động xấu
tới xã hội, công chúng, lợi dụng việc chính quyền thực thi pháp luật để vu
cáo Nhà nước Việt Nam,... Nhưng chúng ta tin tưởng rằng, từ quan điểm, chính
sách đúng đắn của Nhà nước Việt Nam về tự do ngôn luận và tự do báo chí, cả
trước mắt và lâu dài, mọi người dân Việt Nam sẽ được hưởng các quyền này ngày
càng đầy đủ hơn, được tạo các điều kiện để phát triển toàn diện và hài hòa,
từ đó có những đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của xã hội.
(Theo Nhân dân)
VŨ HỢP LÂN
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét