15:33
Pháp luật Việt
Khi lựa chọn định hướng phát triển theo xu
hướng tiến bộ, các quốc gia đều cố gắng phấn đấu vì hạnh phúc của con người,
vì thế bảo vệ các quyền của con người là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam,
nhất quán với nguyên tắc tất cả vì tự do và hạnh phúc nhân dân, Ðảng và Nhà
nước ta vừa không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo tiền đề pháp lý bảo
đảm quyền con người, vừa luôn xây dựng các chính sách cụ thể để từng bước cải
thiện, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.
Về mặt pháp lý, lần đầu tiên khái niệm
"quyền con người" được đề cập tại Ðiều 50 Hiến pháp nước CHXHCN năm
1992. Nhưng các quyền cơ bản của con người đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định trong bản Tuyên ngôn Ðộc lập, sớm hơn ba năm so với Tuyên ngôn quốc tế
nhân quyền được Ðại hội đồng LHQ thông qua ngày 10-12-1948. Xa hơn nữa, cách
đây 94 năm, các quyền cơ bản của các dân tộc ở Ðông Dương đã được Hồ Chí Minh
thay mặt Hội những người An Nam yêu nước đưa ra trong Yêu sách của nhân dân
An Nam gửi Hội nghị hòa bình Versailles năm 1919. Trong đó, Người kêu gọi
Chính phủ Pháp cải cách pháp lý ở Ðông Dương để cho người bản xứ được quyền
hưởng các bảo đảm về pháp luật như người Âu châu; tự do báo chí và tự do ngôn
luận; tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương; tự do học tập; thay chế
độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật; đoàn đại biểu thường trực của
người bản xứ, do người bản xứ bầu ra,...
Như vậy, cách chúng ta gần một thế
kỷ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định mạnh mẽ quan hệ biện chứng giữa độc
lập dân tộc và quyền con người. Vì thế, mục đích của sự nghiệp đánh đuổi ngoại
xâm, giành độc lập dân tộc chính là để bảo đảm các quyền con người được thực
hiện đầy đủ. Ðó cũng là cơ sở lý luận - thực tiễn để Người cho rằng:
"Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng
không có nghĩa lý gì" (Hồ Chí Minh Toàn tập - Tập 4, NXB Chính trị Quốc
gia, H.2011, tr.64). Từ lý tưởng cao đẹp đó, Ðảng và Nhà nước Việt Nam luôn
chú trọng xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật, kể cả trong
những năm tháng chiến tranh ác liệt. Và cũng xuất phát từ quan điểm của Ðảng,
Nhà nước Việt Nam là xây dựng nhà nước pháp quyền để bảo vệ quyền con người,
bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh
thổ, bảo vệ nền văn hóa Việt Nam, mà việc lấy ý kiến của nhân dân vào dự thảo
Hiến pháp, dự thảo các đạo luật, văn bản dưới luật đã thành thông lệ, được
quy định trong pháp luật, thể hiện sự coi trọng quyền công dân, cố gắng để
các văn bản pháp lý có tính khả thi cao trong cuộc sống. Ðiều này còn thể
hiện quyết tâm xây dựng và không ngừng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Ðạo luật quan trọng đầu tiên của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Hiến pháp năm 1946, ra đời sau ngày đất nước
giành lại độc lập đã kế thừa truyền thống nhân văn, nhân ái của dân tộc ta, kết
hợp truyền thống văn hóa Á Ðông với tinh hoa văn minh phương Tây nhằm mục
tiêu giữ vững độc lập cho Tổ quốc, bảo đảm hạnh phúc cho nhân dân. Các quyền
cơ bản của con người được khẳng định trong Hiến pháp 1946 và không ngừng được
bổ sung trong các Hiến pháp sau đó. Trong công cuộc đổi mới, Nhà nước Việt
Trong các đạo luật liên quan trực
tiếp đến bảo đảm quyền con người được ban hành từ năm 2009 đến nay, có thể kể
đến các bộ luật quy định cụ thể về trách nhiệm của Nhà nước trong bảo đảm lợi
ích của công dân như Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (năm 2009),
Luật Người cao tuổi (2010), Luật Người khuyết tật (2010), Luật Nuôi con nuôi
(2010), Luật Thi hành án (2010). Một số luật bảo vệ quyền khiếu nại và tố cáo
của công dân đã ra đời như Luật Khiếu nại (2011), Luật Tố cáo (2011), Luật
Phổ biến, giáo dục pháp luật (2012). Nhiều đạo luật được ban hành, sửa đổi
nhằm bảo đảm quyền tự do và bất khả xâm phạm của công dân như Luật Phòng
chống mua bán người (2011), Luật Xử lý các vi phạm hành chính (2012). Tinh
thần nhân đạo được thể hiện trong Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm
2009), xóa bỏ hình phạt tử hình đối với tám tội danh, giảm số tội danh có thể
áp dụng án tử hình từ 29 xuống còn 21 tội; không áp dụng hình phạt tù chung
thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Cùng với các luật
này là một số luật bảo đảm cho người dân giám sát, kiểm soát quyền lực nhà
nước như Luật Tổ chức Quốc hội (2001), Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội
(2003), Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1999), và gần đây là Luật Công đoàn
(2012)...
Căn cứ vào Hiến pháp và pháp luật,
Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành
luật, ban hành các chính sách, triển khai các chương trình phát triển kinh tế
- xã hội phù hợp với từng giai đoạn. Các cơ quan tư pháp không ngừng đổi mới
tổ chức, hoạt động nhằm xây dựng một nền tư pháp gần dân. Tòa án trở thành công
cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật, công lý, quyền con người. Quốc hội thực hiện
quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Chính phủ và các cơ quan điều
tra, Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự, hình sự,
hành chính và bổ trợ tư pháp trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết
của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hoạt động
mới đây là Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với các vị trí lãnh đạo
chủ chốt của Nhà nước, Chính phủ thể hiện sinh động quyền làm chủ của nhân
dân.
Là một quốc gia đang phát triển,
nhận thức về pháp luật nói chung và quyền con người nói riêng của người dân
còn có những mặt hạn chế, do đó, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về
quyền con người của nước ta giữ vị trí hết sức quan trọng để xây dựng một xã
hội mọi người sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Trong những năm
qua, công việc này không chỉ được thực hiện bởi các cơ quan chức năng của Nhà
nước, mà còn có sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội -
nghề nghiệp. Hệ thống báo chí, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ đóng vai
trò không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho nhân
dân, kết hợp với nhiều hình thức phong phú để tuyên truyền về quyền công dân,
quyền con người. Cùng với các cơ quan như Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn
phòng Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam, Ban Chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ,... tổ chức nghiên cứu, từ năm
1994, Trung tâm Nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị - Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh đã được thành lập, đặt nền móng cho khoa học
nghiên cứu về quyền con người, gần đây là sự ra đời của Trung tâm Nghiên cứu
quyền con người và quyền công dân thuộc Ðại học Luật Hà Nội... Hiện nay,
quyền con người trở thành môn học chính khóa trong các trường luật, một số cơ
sở đào tạo đã tổ chức các khóa sau đại học về nhân quyền và đang từng bước
được đưa vào chương trình dạy học ở các trường phổ thông.
Tuy nhiên, vẫn có một số người
không hiểu, cố tình không hiểu về những nỗ lực trong xây dựng, thực thi pháp
luật về quyền con người ở Việt
(Theo Nhân dân) ANH
KHÔI
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét