Gần 70.000
tỷ đồng trong tài khoản ATM
Đến ngày 30/6, toàn hệ thống có
khoảng 37,7 triệu tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân với tổng số dư gần
70.000 tỷ đồng. Số tiền này chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn 2% một năm.
Thông tin từ Vụ Thanh toán - Ngân hàng
Nhà nước cho biết, tính đến cuối quý II, hệ thống có 13.920 thiết bị ATM trên
cả nước. Số ATM này đã thực hiện gần 130 triệu giao dịch thanh toán với tổng
giá trị giao dịch đạt gần 200.000 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, đến
hết quý II, số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân gửi tại hệ
thống khoảng 37,7 triệu tài khoản. Trong khi đó, số dư tiền gửi trong các tài
khoản này tính tới 30/6 là 68.512 tỷ đồng.
Theo quy định tiền gửi thanh toán hiện
chỉ được nhận lãi suất cao nhất 2% một năm. Trong khi đó, trần lãi suất huy
động tiền gửi có kỳ hạn hiện là 9% một năm.
Trên thực tế, các nhà băng vẫn liên tục
đề nghị thu và tăng thêm phí giao dịch ATM với lý do nghiệp vụ này đang chịu
lỗ.
Mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước vừa
"bật đèn xanh" cho các nhà băng trong việc thu phí ATM nội mạng
bằng cách cho phép ngân hàng phát hành thẻ tự đề xuất các mức phí để chuẩn bị
cho việc thu phí vào 2013. Trước đó, hồi tháng 6, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu
các tổ chức phát hành thẻ chưa thu phí giao dịch nội mạng trong năm 2012. Bên
cạnh đó, các khoản phí trong giao dịch ATM ngoại mạng vẫn phải giữ nguyên, theo
quy định là 3.300 đồng nếu rút tiền, 1.650 đồng nếu kiểm tra thông tin và in
sao kê.
(VnExpress) Trâm
Anh
Thử làm phép tính: 70 ngàn tỷ với
lãi suất 9% (tiền gửi) hoặc 15% (cho vay), mỗi năm các ngân hàng đã hưởng lợi
từ tiền tài khoản trong ATM của khách hàng từ 6.300 - 10.500 tỷ đồng. Nếu sau
này thu tiền rút (mà hầu hết chỉ rút được 2 triệu đồng/lần), thì lợi nhuận
của các ngân hàng còn cao hơn nhiều. Nghe ra, A TỜ MỜ cũng là một kênh “làm ăn” rất hiệu quả của Ngân hàng.
Thương
Giang
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét