Vụ 'nhà báo' tống tiền CSGT: Phát hiện hàng loạt clip
CSGT trên cả nước
Cập nhật lúc 15:19
Liên
quan vụ án cưỡng đoạt tài sản mà cơ quan tố tụng tỉnh Tiền Giang đang giải
quyết, tổ chức khám xét nơi ở của hai bị can Phan Dũng và Nguyễn Văn Uần
trong vụ cưỡng đoạt tài sản của CSGT tỉnh Tiền Giang, lực lượng chức năng
phát hiện trong máy tính và ổ cứng của hai bị can này chứa hàng loạt clip
quay CSGT ở nhiều tỉnh thành.
Trong máy tính và ổ
cứng của 2 bị can này chứa nhiều clip, hình ảnh CSGT của nhiều tỉnh thành
đang làm nhiệm vụ.
Clip CSGT của nhiều tỉnh thành
Theo kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT
Công an tỉnh Tiền Giang, sau khi bắt quả tang Phan Dũng đang nhận tiền từ ông
Lê Anh Tuấn, Đội trưởng Đội số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Tiền Giang và
truy bắt Nguyễn Văn Uần, Cơ quan chức năng đã tổ chức khám xét khẩn cấp tại
chỗ và nơi ở của hai bị can nói trên.
Theo đó, đối với bị can Phan Dũng, cơ
quan chức năng thu giữ 250 triệu đồng tiền cưỡng đoạt và nhiều giấy tờ liên
quan đến nhân thân của đối tượng này. Trong đó có nhiều giấy giới thiệu, giấy
đi đường và hợp đồng thử việc của báo Nhân đạo và Đời sống cấp cho đối tượng
Phan Dũng ngày 21/6/2018, do Tổng biên tập Đinh Bá Tuấn ký.
Đặc biệt, cơ quan chức năng đã thu giữ
tại hiện trường 1 thẻ nhớ 16GB, trong đó chứa 17 ảnh và 21 đoạn video clip
ghi nhận hình ảnh CSGT Công an tỉnh Tiền Giang đang làm nhiệm vụ. Khám xét
nơi ở của Phan Dũng, cơ quan chức năng tiếp tục thu giữ 2 ổ cứng có dung
lượng 2.000GB, trong đó chứa 56 file và 9 thư mục ghi nhận hình ảnh CSGT đang
làm nhiệm vụ ở nhiều địa phương. Ngoài ra, cơ quan chức năng còn thu giừ từ
Phan Dũng 1 roi điện dạng đèn pin màu đen hiệu POLICE.
Đối với bị can Nguyễn Văn Uần, cơ quan
chức năng thu giữ tại hiện trường nhiều giấy tờ chứng minh Uần là người của
báo Nhân đạo và Đời sống. Ngoài ra, cơ quan chức năng thu giữ 1 thẻ nhớ 64GB,
trong đó lưu giữ 131 file video clip và 20 ảnh đều ghi nhận hình ảnh CSGT
đang làm nhiệm vụ. Đáng chú ý, Uần lưu giữ một giấy có nội dung lúc 10 giờ
sáng, ngày 29/6/2018, làm việc với trung tá Ngô Tùng Dương, Đội phó Đội 6,
thuộc Cục CSGT đường bộ; Nguyễn Hào Hiệp, Phó đội trưởng Đội CSGT Bến Thành.
Quá trình điều tra, cơ quan chức năng
thu thập thêm 1 máy tính xách tay của bị can Uần, trong đó chứa 2 ảnh (không
rõ địa điểm) và 2 video clip ghi nhận hình ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ, mỗi
đoạn có ghi chú thích riêng về CSGT quận 12, TP Hồ Chí Minh và CSGT Phú Túc,
tỉnh Đồng Nai.
Cần mở rộng điều tra vụ án
Đó là đòi hỏi của dư luận xung quanh vụ
án cưỡng đoạt tài sản của hai “nhà báo” mà bị hại là ông Đội trưởng Đội 2,
thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Tiền Giang. “Báo Nhân đạo và Đời sống tôn chỉ
mục đích là gì, mà sao các phóng viên của họ lại nhăm nhăm vào CSGT. Với
nhiều hình ảnh và clip ghi hình CSGT đang làm nhiệm vụ ở nhiều tỉnh thành,
liệu đây có phải là vụ đầu tiên họ thực hiện hành vi cưỡng đoạt, hay đã thực
hiện cưỡng đoạt trót lọt nhiều vụ khác trước đó? Những câu hỏi này cần phải
được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang làm rõ” - một người làm báo nói.
Có thể nói, thực trạng không ít phóng
viên các báo và những người giả danh nhà báo tống tiền CSGT trong thời gian
qua hết sức nhức nhối. Số đối tượng tống tiền CSGT bị bắt chỉ là một phần nhỏ
so với thực tế hiện nay. Nguyên nhân, là do CSGT sợ bị ảnh hưởng, sợ bị điều
chuyển công tác, thậm chí tước quân tịch nên đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Một
số phóng viên biết được điểm yếu này của CSGT nên làm tới và kiếm được rất
nhiều tiền từ những phi vụ quay rồi không đăng bài.
Một đội trưởng CSGT của một tỉnh miền
Trung có lần gọi điện cầu cứu PV báo Tiền
Phong, nhờ xác minh một đối tượng có phải là nhà báo thật không. Vị này
cho biết, trong vòng 15 ngày, đối tượng này đã lấy của đội CSGT này một khoản
không hề ít mà vẫn chưa buông tha. PV báo Tiền
Phong hỏi sao không báo cơ quan CSĐT bắt giữ, viên CSGT nhất quyết
không nghe theo và nói “Nếu báo thì hắn chết mình cũng chết. Chú có cách chi
khác không, chứ làm thế là chết cả nút” - viên CSGT nói.
Thậm chí, có người không phải là phóng
viên báo nào, bỏ tiền mua máy móc thiết bị, đầu tư tiền cho nhiều lái xe
đường dài để họ quay clip CSGT, sau đó tập hợp lại, đi gặp các CSGT có mặt
trong clip, nói rằng “anh em báo chí quay được và đưa cho tôi xem”. Dưới
chiêu bài giúp đỡ các CSGT tránh hệ lụy, người này trong vai trò dàn xếp, lấy
tiền của CSGT mà còn được cảm ơn vì sự giúp đỡ.
Dư luận cho rằng, việc mở rộng điều tra
vụ án cưỡng đoạt tài sản của nhóm nhà báo nói trên là nhằm vạch trần những
con sâu trong làng báo, đồng thời giúp ngành Công an làm trong sạch đội ngũ
CSGT.
Người viết bài này đã nhiều lần được nghe, được thấy những người
trong cuộc than phiền về vấn nạn này. Một CSGT kể, có một nhóm phóng viên sau
khi quay tổ của người này đang làm nhiệm vụ. Họ tiếp cận, cho xem hình ảnh
rồi ra giá, không bớt một xu. Tổ CSGT này phải vay nóng để đưa cho nhóm phóng
viên nói trên. “Nghiệp vụ của họ như phim hành động. Hẹn địa điểm đưa tiền họ
không chịu, mà cứ chạy xe lòng vòng bắt chúng tôi chạy theo. Đến nơi, họ hạ
kính xe ô tố xuống, ra hiệu ném tiền vào xe rồi tăng tốc bỏ đi” - viên CSGT
kể.
(Theo Tiền
Phong) HOÀNG NAM
|
Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét