Liên minh ma quỷ trong các bếp ăn
trường học: Phù phép thực phẩm bẩn
Cập nhật lúc 16:42
Một công ty cung cấp thực phẩm vào trong các trường học chỉ có 5
hecta đất chưa sản xuất. Thế nhưng ngày nào công ty đó cũng xuất đi khoảng 15
tấn rau.
Lấy đâu ra rau hữu cơ, thịt lợn sạch!
Ông giám đốc của một công ty cung cấp thực phẩm vào trong các
trường học vẫn rất mạnh miệng:
"Rau củ
của em, chị yên tâm là rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap và cung cấp cho rất
nhiều trường".
Thế nhưng chỉ
cần chịu khó tư duy một chút thôi sẽ thấy những gì mà ông giám đốc nói rất vô
lý:
Thứ nhất: Công
ty của giám đốc N.V.A cung cấp đến 46 loại rau củ.
Vậy chỉ với 5
hecta đất thì làm sao có thể trồng được tới 46 loại rau đảm bảo ngày nào cũng
cung cấp chục tấn rau trở lên?.
Thứ hai: Nếu
thực sự giá rau củ theo tiêu chuẩn VietGap thì làm gì có giá như giá rau
ngoài chợ thậm chí còn rẻ hơn.
Mất rất nhiều
công sức tiếp cận và làm quen, ông giám đốc mới chịu chia sẻ những thủ đoạn,
mánh lới trong ngành thực phẩm trường học. Cụ thể:
Hiện nay hầu
hết các trường đều có bữa ăn bán trú đặc biệt là đối với trường mầm non, tiểu
học. Do vậy nhu cầu về thực phẩm là rất lớn.
Các trường
không thể trực tiếp nhập rau củ, thực phẩm từ chợ như trước đây. Họ phải
thông qua một công ty trung gian.
Công ty này
phải đảm bảo yếu tố đầu tiên là có bộ hồ sơ năng lực chuẩn chỉ. Thứ hai là
phải biết cách "ngoại giao" với hiệu trưởng.
Về thịt: Họ lấy
thịt tại các chợ đầu mối như Long Biên. Thi thoảng cũng lấy ở một số cơ sở
giết mổ. Nhưng giá thịt lợn ở các cơ sở giết mổ sẽ cao hơn so với thịt ngoài
chợ.
Chính vì thế họ
chỉ lấy có một lần. Lấy như vậy để có cái chứng nhận hoặc hợp đồng mua bán
giữa công ty và cơ sở giết mổ để bổ sung vào hồ sơ.
Thậm chí nhiều
khi còn chẳng phải mua thịt, mua trực tiếp giấy của cơ sở giết mổ.
Thịt lợn được
trà trộn cung cấp cho các trường học.
Về rau củ: Rau
củ lấy ở chợ mang về xưởng sau đó phân loại. Loại ngon, tươi thì đưa vào các
siêu thị, cửa hàng kinh doanh rau sạch. Loại kém hơn một chút thì tuồn vào
các trường học.
Vậy còn về giấy
tờ, hồ sơ năng lực: Xin thưa chạy được hết!
Chị N.T.T người
trong nghề tiết lộ:
"Đầu tiên
xin phòng kinh tế cấp cho cái giấy đủ điều kiện thành lập cơ sở cung cấp thực
phẩm với điều kiện vừa phải chạy và vừa phải có một cái xưởng có thể thuê có
thể xây.
Thịt thì lấy
cái hợp đồng cung cấp của lò mổ, cái này có thể mua được. Rau còn dễ hơn thịt.
Sau đó chạy một
bộ hồ sơ năng lực phong phanh khoảng 50 triệu đồng. Rau sau khi mua về phân
loại rồi đưa vào các trường học.
Thịt họ gắn mác
công ty họ sau đó đưa vào trường học".
Chị T cho biết
có những công ty ở Hà Nội cung cấp thực phẩm cho các trường ở tận Vĩnh Phúc:
"Anh biết
nó vận chuyển kiểu gì không? Nó mang tem mác công ty rồi lên chợ Vĩnh Phúc
mua thực phẩm sau đó dán tem mác, đóng gói và đưa vào trường học.
Đối với các cô
chỉ cần tem mác, có hóa đơn và tí chênh lệch thôi. Em đố công ty nào mua được
thịt của cơ sở giết mổ đấy. Giá lúc nào nó cũng cao hơn giá chợ thì làm gì có
lãi.
Cho nên nó chỉ
cần lấy thời gian đầu để hợp thức hóa hồ sơ năng lực. Với hồ sơ này nó chào
hàng 100 trường cũng được".
Không thể làm tử tế vì lợi nhuận quá lớn
Một trường học
mỗi ngày lấy vài triệu tiền rau, mỗi tháng công ty thu về cả trăm triệu đồng
chưa kể những loại thực phẩm khác. Chính vì thế dù biết đây là việc làm thất
đức nhưng nhiều công ty bất chấp để làm giàu:
"Khi tôi
đưa bao nhiêu dẫn chứng về các vụ ngộ độc cho anh tôi. Tôi có khuyên anh làm
tử tế đi, anh bảo thực tế nó vẫn tồn tại, đâu lại vào đấy hết.
Các công ty lớn
họ còn làm sai, các công ty nhỏ mà không làm sai thì không thể cạnh tranh
nổi".
Giám đốc N.V.A
cho biết ngành nghề này khốc liệt như chiến trường:
"Anh đã
từng phải vào đến tận phòng Giáo dục một huyện của Hà Nội để xin cái giấy
giới thiệu.
Làm ngành này
lãi lắm, mỗi ngày kiếm vài triệu cho đến chục triệu cho nên việc làm luật
không thành vấn đề.
Khi có các loại
giấy và hồ sơ năng lực mình có thể đi chào hàng tại các trường học.
Đụng vào ngành
này nó đánh nhau khốc liệt lắm vì nó là bài toán lợi ích, liên quan đến nhiều
người".
Giám đốc A. cũng bày cách cho phóng
viên nếu muốn cung cấp thực phẩm vào trường học:
"Em cầm bộ
hồ sơ năng lực bên anh và chào mời các trường.
Trong bộ hồ sơ
này sẽ có 2 bảng giá. Một giá đã chiết khấu và 1 giá chưa chiết khấu.
Giá đã chiết
khấu là tính cả phần trăm của hiệu trưởng, phần lãi của mình còn giá chưa
chiết khấu là giá mà mình nhập thực phẩm vào.
Cố gắng lấy
giúp anh số điện thoại của hiệu trưởng hoặc phụ trách bếp ăn.
Nhiều trường
phải thông qua hiệu trưởng sau đó mới đến quản lý khu bếp. Vì quyền quyết
định đơn vị cung cấp thực phẩm là của hiệu trưởng".
Khi được hỏi về
phần chiết khấu dành cho các hiệu trưởng, A. cho biết:
"Mức chiết
khấu của công ty anh là 8-10% cho các hiệu trưởng trong tổng số giá trị đơn
hàng. Hiệu trưởng chia như nào cho bếp là việc của họ".
Sau này em mở
công ty anh sẽ hướng dẫn cho em một chút một. Bây giờ cần phải có thị trường,
đầu ra quan trọng hơn đầu vào.
Em phải có các
mối quan hệ, chiết khấu hấp dẫn, lo lót được cho hiệu trưởng, bếp trưởng. Nếu
như em lấy được số điện thoại của 1 trong 2 là coi như thành công đến 80%
rồi".
Tuy không thừa
nhận 100% thực phẩm của mình lấy từ ngoài chợ nhưng A cũng ngầm ám chỉ:
"Em tính 1
hecta trồng rau sạch chỉ cung cấp được cho một gia đình thì lấy đâu mà cung
cấp cho đủ.
Thêm nữa rau nó
phong phú đa dạng, đất đâu mà trồng được hết bằng đấy loại.
Hàng thì như
anh nói, một phần mình trồng, một phần mình lấy từ lò mổ, một phần mình lấy
từ chợ, chủ yếu là chợ. Mình phải hài hòa mọi thứ.
Một số nơi có
các dự án chỉ tiêu ưu tiên cho các doanh nghiệp thực phẩm, mình có mối quan
hệ ở đấy thì xin rất dễ".
Nếu tính sơ sơ
trung bình mỗi trường một ngày nhập khoảng 5 triệu đồng tiền thực phẩm với
mức chiết khấu từ 8-10% quả thực là một con số hấp dẫn.
Tiền để chạy
giấy tờ, tiền để làm luật tất cả những tiền đấy cộng dồn thành thử các công
ty phải làm làm láo để bù đắp chi phí.
Vấn đề ở đây
các trường hoàn toàn có thể biết được nguồn cung cấp thực phẩm có an toàn và
vệ sinh hay không. Nhưng có rất ít những trường thực hiện nghiêm ngặt theo
quy định của pháp luật.
Họ chỉ cần một
bộ hồ sơ năng lực để có cái báo cáo còn lại việc ăn cái gì, có an toàn không
các trường biết nhưng đều làm ngơ.
Điều này dẫn
đến tình trạng một suất ăn của học sinh phải gánh trên đấy nào hiệu trưởng,
nào bếp, nào công ty thực phẩm.
Vì thế các công
ty phải cắt giảm lượng thực phẩm và cung cấp thực phẩm bẩn, giá rẻ. Chuyện
học sinh bị ngộ độc cũng phần nào dễ hiểu.
Em Hoàng Thị Vy
(học sinh lớp 4) có lần tâm sự với mẹ:
"Mỗi khi
có đoàn thanh tra về là bọn con được ăn ngon hơn những ngày bình thường. Còn
đâu ngày bình thường thì cơm chán, đồ không ngon miệng lại còn ít".
Các hiệu trưởng
và thầy cô nghĩ sao về điều này?
(Theo GDVN) Vũ Ninh
|
Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét