Mê tín dị đoan công khai ở chùa Ba Vàng
Cập nhật lúc 08:26
Hoạt động mê tín dị đoan dưới hình thức
truyền bá 'vong báo oán',
'giải nghiệp' và nhận tiền dưới hình thức công đức đã diễn ra công khai trong
nhiều năm tại chùa Ba Vàng (TP.Uông Bí, Quảng Ninh).
Chùa Ba Vàng tổ chức thuyết giảng công khai tối 21.3
200
triệu đồng để “thỉnh pháp” chữa bệnh
Đã
thành lịch cố định, cứ mỗi tháng 3 đợt, mỗi đợt 2 ngày (vào các ngày 7 - 8;
13 - 14; 29 - 30 âm lịch), tại chùa Ba Vàng lại diễn ra lễ “thỉnh vong giải
nghiệp” và tuyên truyền về chuyện “vong báo oán”, thu hút hàng ngàn người
tham dự.
Tại
đây, mọi người được nhà chùa tuyên truyền rằng ma quỷ là
có thật, ai cũng có thể bị vong đeo bám, muốn thoát nạn thì buộc phải “trả
nợ” cho vong, từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng thông qua hình thức công
đức vào nhà chùa. Tin lời, rất nhiều người đã bỏ ra khoản tiền lớn để đuổi
vong, ma quỷ.
Cách
đây 3 tháng, chị Phạm Thị Luyến, một công nhân trú tại P.Quang Trung, TP.Uông
Bí (Quảng Ninh) đã mang con trai bị bệnh đau đầu đến chùa Ba Vàng để điều trị
theo hình thức “giải nghiệp, tiễn vong”. “Một người mặc trang phục nhà chùa
nói gia đình tôi phải giải nghiệp do con trai tôi từng làm trộm cướp từ 26
kiếp trước. Mỗi kiếp tiễn vong hết 6 triệu đồng, tính tổng liệu trình khoảng
hơn 150 triệu đồng”, chị Luyến cho biết. Tuy nhiên sau khi được bạn bè, gia
đình khuyên bảo, chị Luyến đã không nộp số tiền trên mà đưa con đến bệnh viện
để điều trị.
Còn
anh Đào Mạnh Duy (P.Hồng Hải, TP.Hạ Long, Quảng Ninh) đã từng chi đến hơn 200
triệu đồng để được vào “thỉnh pháp” chữa dị ứng viêm da cơ địa. Tuy nhiên,
thay vì được khám bệnh thì anh lại được nghe nhiều điều kinh sợ. “Đến lượt
tôi vào thỉnh pháp thì một người được cho là nhập vong tiến lại gần và nói
bằng giọng lè nhè rằng con tôi 13 kiếp trước là kẻ giết người. Cho nên một bé
trai đã theo tôi nhiều năm nay và gây nên bệnh tật. Để tiễn vong, tôi phải
giải nghiệp oan gia trái chủ với số tiền hơn 200 triệu đồng”, anh Duy nói.
Anh cũng cho biết số tiền này người nhà chùa không nhận trực tiếp mà anh phải
đóng vào phong bì, ghi rõ tên tuổi, địa chỉ và thả vào hòm công đức.
Theo
lời kể của các nạn nhân, khu “điều trị” tại chùa Ba Vàng nằm biệt lập tại cửa
phía tây với dãy nhà mái ngói khoảng 10 phòng. Phía bên trong là một hệ thống
canh gác với nhiều tầng lớp, ai ra vào phải xuất trình chứng minh thư để “nhà
chùa” kiểm tra trên máy tính. Nhà chùa cũng yêu cầu những người vào khu vực
này không được mang theo thiết bị ghi âm, ghi hình.
Chị
Luyến nói: “Ở đây không khác gì một bệnh viện, khi người dân phải lấy số và
đóng tiền dưới hình thức công đức để được vào “thỉnh”. Khu vực đóng tiền có
cửa kính ngăn cách thành từng quầy như các phòng khám bệnh ở bệnh viện để
giao dịch”.
Theo
tìm hiểu của phóng viên, ngoài mạng lưới các “đệ tử” khắp nơi, chùa Ba Vàng
hiện nay có kênh truyền thông rất chuyên nghiệp và “đa hệ” trên Facebook,
YouTube, Instagram... Ngoài tuyên truyền, các kênh này còn hướng dẫn mọi
người làm lễ và để giúp phật tử được thể hiện sự thành tâm, nhà chùa công
khai một tài khoản ngân hàng nội địa với đuôi số “lộc phát” cùng mã gửi tiền
quốc tế, hướng dẫn mọi người cách chuyển tiền sao cho thật “tâm linh”. Thậm
chí nhà chùa còn nêu rõ: “Khi nào gửi xong thì nhắn tin vào số điện thoại để
thầy biết”.
Một cô gái được cho là bị “vong nhập”. Ảnh
Chùa Ba Vàng.
Nhà
chùa phớt lờ nhắc nhở từ giáo hội
Trong
các hoạt động liên quan đến chùa Ba Vàng trên
mạng internet, xuất hiện bà Phạm Thị Yến (49 tuổi, quê quán tại thôn Kim
Tháp, xã Đồng Tiến, H.Khoái Châu, Hưng Yên), người từ nhiều năm nay truyền bá
vong báo oan tại chùa Ba Vàng. Mới đây, người phụ nữ này còn lên tiếng khẳng
định việc cô gái giao gà bị hiếp, giết ở Điện Biên là do bị báo oán từ tiền
kiếp.
Đại
đức Thích Đạo Hiển, Phó trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh,
cho biết vụ việc chùa truyền bá vong báo oán đã được Giáo hội Phật giáo tỉnh
Quảng Ninh yêu cầu chấm dứt từ lâu. “Hơn 2 năm trước chúng tôi đã có văn bản
gửi Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh và chính quyền TP.Uông Bí đề nghị xử lý
ngay việc truyền bá vong báo oán. Đối với đại đức Thích Trúc Thái Minh, chúng
tôi đã gặp riêng để động viên nhưng thầy không nghe. Để xảy ra cớ sự ngày hôm
nay có lỗi của việc quản lý tín ngưỡng ở địa phương và Ban Trụ trì chùa Ba
Vàng”, đại đức Thích Đạo Hiển nói.
Cũng
theo đại đức Thích Đạo Hiển, việc gọi vong, ma tà như cách bà Yến đăng tải
trên mạng xã hội rất phản cảm và không phải là chính pháp, nhất là lại truyền
bá ngay trong chùa.
Ông
Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND TP.Uông Bí, cho biết: “Trong ngày 21.3, đoàn
công tác của thành phố đã làm việc với đại đức Thích Trúc Thái Minh. Theo đó,
đại đức Thích Trúc Thái Minh trụ trì chùa Ba Vàng xác nhận có hoạt động gọi
vong, báo oán tại chùa. Tuy nhiên các khoản công đức thì do phật tử tự nguyện
(?!)”.
Tối
21.3, chùa Ba Vàng đã mở buổi pháp thoại với sự tham gia của hàng ngàn phật
tử. Tại đây, đại đức Thích Trúc Thái Minh vẫn khẳng định oan hồn, ma quỷ là
có thật và cho rằng báo chí đăng tải thông tin chưa đúng bản chất gây mất uy
tín nhà chùa. Đại đức Thích Trúc Thái Minh khẳng định: “Chùa chúng ta thỉnh
được vong, giải được oán kiếp là do năng lực của đại chúng. Không ít đối
tượng ganh ghét, đố kỵ, rồi tà đạo, ngoại đạo cũng muốn bôi nhọ, ác hại nhà
chùa. Cho nên thầy cũng như các phật tử trên bước đường hành đạo phải chấp
nhận chông gai”.
(Theo Thanh
Niên) Lã
Nghĩa Hiếu
|
Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét