200 bé
nhiễm sán heo, Sở Y tế chờ 'chỉ giáo' từ chuyên gia đầu ngành
Cập nhật lúc 09:44
'Chúng tôi đang đợi ý kiến của các chuyên gia đầu
ngành xem đã đến lúc cần điều trị, hướng điều trị cho các cháu như thế nào' -
giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh Tô Mai Hoa cho biết về việc điều trị cho các bé mầm
non dương tính với sán heo.
Lấy mẫu máu xét nghiệm
cho trẻ ở Mão Điền, Thuận Thành, Bắc Ninh - Ảnh: ĐÌNH PHƯƠNG
Theo bà Mai Hoa, số trẻ dương
tính với ấu trùng sán mà sở thống kê là 194 cháu. Tuy nhiên, cũng theo bà
Hoa, số này chưa dừng lại bởi mới có 1/3 các cháu đã được lấy mẫu xét nghiệm
được trả kết quả.
Bắc Ninh lúng túng
Con số trẻ nhiễm sán chưa dừng lại và không thống nhất giữa các thống
kê (thống kê của hai bệnh viện ở Hà Nội là trên 200 cháu), nhưng điều trị hay
không điều trị cho các cháu lại đang mỗi người một ý kiến.
Phát biểu tại cuộc họp báo tại Bắc Ninh ngày 19-3, cục trưởng Cục An
toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cho rằng dương tính với ấu trùng sán heo,
theo phác đồ năm 2004 của Bộ Y tế, là chưa phải điều trị. Việc điều trị chỉ
cần thực hiện khi có biểu hiện đi ngoài ra đốt sán hay nổi hạch dưới da...
Tuy nhiên, chẳng gia đình nào lại nỡ "cứ để yên" nếu con họ
có kết quả xét nghiệm dương tính với ấu trùng sán. Nhưng điều trị như thế
nào? Thực tế có phải là chỉ khi nào nổi mụn hạch, đi ngoài ra đốt sán mới
điều trị, hay dương tính với ấu trùng sán đã cần phải xử trí rồi? Sở Y tế Bắc
Ninh cho biết họ vẫn đang chờ ý kiến của chuyên gia đầu ngành, rồi mới có
quyết định.
Và không phải bây giờ Bắc Ninh mới thể hiện sự lúng túng với vụ sán
heo này. Trong 6 ngày người dân đổ xô ra Hà Nội xét nghiệm, Sở Y tế Bắc Ninh
và các cơ quan chuyên môn không thể trả lời cho người dân là có cần đi xét
nghiệm ồ ạt hay không, những trường hợp như thế nào thì cần xét nghiệm...
Chỉ đến khi sự hoang mang lên đến đỉnh điểm thì sở lại trả lời là
không cần xét nghiệm hàng loạt (!).
Rồi sẽ "hòa cả làng"?
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều
20-3, lãnh đạo Ban quản lý an toàn thực phẩm Bắc Ninh cho hay quy định hiện
hành chỉ yêu cầu lưu mẫu thực phẩm 24 giờ, vì vậy hiện không có mẫu thịt nghi
là thịt bẩn để kiểm nghiệm, mẫu thịt gà được cho là bị mủn, không tươi (phụ
huynh vào trường phát hiện) cũng không lưu.
Hiện mẫu thịt gà và xương gà đưa đi kiểm nghiệm đảm bảo các chỉ tiêu
về đạm, béo, dư lượng kim loại nặng, thuốc thú y. Nhưng mẫu đem kiểm nghiệm
này chẳng liên quan gì đến những mẫu thực phẩm nghi bẩn.
Khoan chưa nói đến việc Ban quản lý an toàn thực phẩm Bắc Ninh không
gửi kiểm nghiệm chỉ tiêu vi sinh, nhưng việc mẫu lưu không có, nguồn lây do
đó là "chưa có cơ sở xác định", vụ việc xét nghiệm tìm ấu trùng sán
heo lớn nhất Việt Nam gây ầm ĩ rồi sẽ hòa cả làng?
TS.BS Huỳnh Hồng Quang, phó viện trưởng Viện Sốt rét - ký sinh trùng -
côn trùng Quy Nhơn, cho biết tỉ lệ nhiễm giun, sán đường tiêu hóa phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố như: vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống, tập quán ăn
uống, điều kiện kinh tế xã hội... Trong đó, thói quen ăn các thức ăn chưa
được nấu chín là nguyên nhân chính và hàng đầu dẫn đến nhiễm giun, sán.
Để phòng tránh nhiễm giun, sán, TS Quang khuyến cáo người dân nên thực
hiện ăn chín, uống sôi, rau sống cần rửa sạch trước khi ăn; đi giày, dép,
găng tay khi tiếp xúc với đất ẩm; vệ sinh môi trường xung quanh, không phóng
uế bừa bãi; tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần theo hướng dẫn của bác sĩ; rửa tay
trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; giữ vệ sinh cá nhân...
Xuân Mai
(Theo Tuổi Trẻ)
Một
cái bệnh bình thường thế này mà ngành y tế một tỉnh không biết xử lí ra sao,
phải chờ chỉ đạo thì người dân biết trông chờ vào ai? Họ đang được dân bỏ
tiền ra nuôi đấy. Chính do chẳng tin nên dân mới phải kéo hết lên Hà Nội đê xét
nghiệm. Thật chán!
Thương Giang
|
Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét