Vì sao dự án gần 3.900 tỷ, chấm thầu thần tốc
chỉ 2 ngày?
Cập nhật lúc 08:17
Kết quả lựa chọn nhà đầu tư được ban hành sau 2 ngày kể từ
thời điểm đóng thầu dự án đường ven biển gần 3.900 tỷ là "đúng quy
trình" - tỉnh Thái Bình cho biết.
Dự án đầu tư xây
dựng công trình tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình theo hình thức hợp
đồng BOT vừa công bố kết quả lựa chọn nhà đầu tư vào ngày 14/2.
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương
mại Phương Anh là đơn vị trúng thầu. Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn
nhà đầu tư được ban hành chỉ sau 2 ngày kể từ thời điểm đóng thầu.
Cụ thể, dự án có tổng mức đầu tư 3.872
tỷ đồng, tổng chiều dài 35,5km, điểm đầu tại Km9+00, giao với QL 37 mới tại
Km2+384,15; điểm cuối tại Km44+500 đấu nối với đường đầu cầu vượt sông Hồng
tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải.
Dự án bao gồm hạng mục xây dựng cầu
vượt sông Hồng dài khoảng 2,195 km đấu nối vào tuyến đường bộ ven biển tỉnh
Nam Định.
Đây là dự án được kỳ vọng có vai trò
kết nối giao thông hành lang ven biển Bắc Bộ, mở rộng quỹ đất cho đầu tư sản
xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên biển, phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội của các địa phương có tuyến đường đi qua tỉnh Thái Bình.
Theo quyết định, Phương Anh được lựa
chọn là nhà đầu tư thực hiện từ 2018 - 2021; thời gian thu phí hoàn vốn là 23
năm 3 tháng.
Về cơ cấu nguồn vốn, vốn ngân sách
trung ương là 1.100 tỷ đồng (đã bao gồm 10% dự phòng); vốn ngân sách địa
phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác là 1.593 tỷ đồng; vốn nhà đầu
tư là 1.291 tỷ đồng.
"Đúng quy trình"
Thông tin với VietNamNet, Chủ tịch UBND
tỉnh Thái Bình Đặng Trọng Thăng cho biết, thời gian 2 ngày nói trên đúng là
rất ngắn, nhưng đó là kết quả nỗ lực của hội đồng chấm thầu và tuân thủ theo
đúng quy định của pháp luật.
Ông Thăng thông tin: "Đây là dự án
mang tính chiến lược của tỉnh nên các bước chuẩn bị rất chu đáo. Quy trình là
sau khi nhà đầu tư nộp hồ sơ thầu thì sẽ mở thầu và chấm thầu.
Vấn đề lớn nhất, là giữa hồ sơ dự thầu
và mời thầu không có gì khác biệt nên có thể ký kết hợp đồng được ngay.
Có
3 vấn đề tỉnh đã họp cùng chủ đầu tư để có sự thống nhất, đó là nhà đầu tư có
hồ sơ bảo lãnh của ngân hàng 1 năm, nhưng vì hợp đồng là 3 năm nên cần phải
điều chỉnh lại. Câu chữ trong hồ sơ ghi là “tạm tính”, nhà đầu tư đề nghị bỏ
chữ này nhưng tỉnh không đồng ý.
Chủ đầu tư đề xuất giải ngân vốn nhà
nước trong 2 năm đầu, năm thứ 3 mới là vốn của nhà thầu. Tuy nhiên, đây là dự
án gồm 3 nguồn vốn nên cần phải giải ngân cùng lúc. Cuối cùng chủ đầu tư cũng
chấp nhận ba nội dung trên. Sau khi hoàn tất việc thương thảo, việc ký HĐ mới
được tiến hành”.
GĐ Ban QLDA đầu tư xây dựng các công
trình giao thông (UBND tỉnh Thái Bình) Bùi Anh Tuấn cho hay, kết quả lựa chọn
nhà đầu tư được thực hiện theo cả một quá trình, từ bước sơ tuyển đến đấu
thầu quốc tế.
“Đây là dự án đầu tiên trong cả nước
theo hình thức hợp đồng BOT mà lựa chọn được 2 nhà đầu tư qua bước sơ tuyển.
Các bước thực hiện đảm bảo đúng quy trình về quy định chi tiết một số điều
của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư” - ông Tuấn nói.
Ông Tuấn giải thích thêm, nhà đầu tư
đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, tài chính - thương mại theo yêu cầu của hồ
sơ mời thầu và đề xuất phần vốn góp của Nhà nước thấp nhất được xếp hạng thứ
nhất, mời vào đàm phán sơ bộ hợp đồng. Sau đó mới là giai đoạn đàm phán, ký
kết hợp đồng dự án.
Ông Tuấn cho biết, khi đã ký kết, lãnh
đạo các Sở, ngành liên quan cùng tham gia cuộc họp để có ý kiến trực tiếp,
giảm thời gian về đường công văn, giấy tờ… nên thời gian đi đến ký kết hợp
đồng được giảm đi rất nhiều.
Thời điểm hiện tại, Thái Bình đã hoàn
thành trên 80% quỹ đất sạch để phục vụ dự án.
Trước đó, thời điểm cuối năm 2017, Chủ
tịch tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên (nay là Bí thư Tỉnh ủy) đã đề xuất với
Bộ GTVT về việc đã hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án
tuyến đường bộ ven biển theo hình thức đối tác công tư (PPP) với tổng mức đầu
tư dự kiến khoảng 3.872 tỷ đồng.
Ông Diên cho biết, đây là dự án có ý
nghĩa quan trọng kết nối Thái Bình với Cảng hàng không Cát Bi (Hải Phòng) và
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh).
(Theo VietNamNet) Thái Bình
Đây có lẽ không chỉ là kỷ lục
VN mà còn là kỷ lục thế giới về tốc độ đấu thầu công trình tầm cỡ quốc gia. Bỏ
ra 1.291 tỷ làm đường mà được thu tới hơn 23 năm liệu lãi lỗ thế nào? Để thu
về số tiền trên, mỗi năm nhà BOT cần thu được chừng hơn 60 tỷ. Cần biết rằng,
vừa qua sau vụ cướp ở BOT cao tốc Long Thành Dầu Giây bọn cướp thu được hơn 2
tỷ là số tiền thu trong 1 ca làm việc (giai đoạn Tết vắng phương tiện nhất).
Chỉ cần thu bằng nửa tuyến cao tốc trên thì chủ BOT này sẽ thu đủ trong 60
ngày cho số tiền cần thu 1 năm. Vậy chỉ 2 tháng đã xong định mức, còn 10
tháng thu cho vào lãi và cái lãi ấy tồn tại 23 năm!!! Vậy thì chấm thầu “nhanh
như chớp” là chuyện dễ hiểu.
Thương Giang
|
Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét