Dự
thảo sản xuất nước mắm: 'Họ tạm dừng thôi, sẽ tiếp tục...'
Cập nhật lúc 09:19
'Họ tạm dừng thôi, chứ họ sẽ tiếp tục cập nhật
thông tin, sẽ lấy ý kiến, sẽ tiếp tục trình...', ông Huỳnh Quang Hưng - phó
chủ tịch UBND huyện Phú Quốc - nói như vậy tại hội nghị chiều 12-3.
Đưa ra
bản chứng nhận của Liên minh châu Âu công nhận chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú
Quốc, ông Huỳnh Quang Hưng - phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc - đặt câu hỏi:
"Thử hỏi nếu nước mắm truyền thống mất đi thì giấy chứng nhận này có còn
giá trị nữa hay không?" - Ảnh: KHOA NAM
Chiều 12-3, chủ trì hội nghị giữa các nhà sản xuất nước nắm, các chuyên gia vềnước mắm để lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo "Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm" (vừa bị tạm dừng thẩm định), ông Huỳnh Quang Hưng - phó chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, Kiên Giang - nói: các nhà sản xuất nước mắm tại Phú Quốc cần tiếp tục kiến nghị với các bộ, ngành trung ương về bản dự thảo gây "sóng gió" dư luận mấy ngày qua.
Sẽ tiếp tục thông qua?
Mặc dù đã có
chỉ đạo tạm dừng thẩm định dự thảo, ông Hưng nhận định nó sẽ được thông qua
trong thời gian tới. Vấn đề là những nhà sản xuất nước mắm truyền thống nên
có những góp ý để quy định khi được ban hành phù hợp thực tế, để làm sao nghề
sản xuất nước mắm được lưu giữ, bảo tồn và phát triển một cách bền vững và lâu
dài.
"Chứ
không phải là 2-3 năm trước đã 'bị' thạch tín (asen), 2-3 năm nay bị vướng
cái này, 2-3 năm tới lại vướng cái khác thì người sản xuất không yên tâm khi
đầu tư vào đây", ông Hưng tỏ ra ngao ngán.
Đưa ra bản
chứng nhận của Liên minh châu Âu công nhận chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc,
ông Hưng cho rằng đó là tài sản quý báu, là công sức, là gian khó của các nhà
sản xuất nước mắm, các bộ ngành. Để được chỉ dẫn này, nước mắm Phú Quốc đã
vượt qua nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn rất khắt khe.
"Thử
hỏi nếu nước mắm truyền thống mất đi thì giá trị của giấy chứng nhận này có
còn giá trị nữa hay không? Mà giá trị này không chỉ riêng của Phú Quốc, mà là
sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được Liên minh châu Âu công nhận chỉ dẫn địa
lý", ông Hưng nhấn mạnh.
Theo lãnh
đạo huyện Phú Quốc, hiện huyện đảo này có 53 doanh nghiệp, sơ sở chế biến
nước mắm, mỗi năm sản xuất 22 triệu lít. Bên cạnh đó là 2.600 tàu thuyền đánh
bắt cá cơm để sản xuất nước mắm.
"Ngồi phòng điều hòa và nghĩ ra mối nguy"
"Tiến sĩ nước mắm" Trần Thị Dung cho rằng quy
trình sản xuất nước mắm trong dự thảo Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm có
nhiều công đoạn không thực tế với nước mắm truyền thống và chỉ phù hợp với
với sản xuất nước mắm công nghiệp - Ảnh: TIẾN TRÌNH
Được mời
phát biểu tại hội nghị, TS Trần Thị Dung - chuyên gia nghiên cứu am hiểu về
nước mắm - đã đưa ra nhiều dẫn chứng để chỉ ra quy trình sản xuất nước mắm
nêu ra trong dự thảo quy trình thực hành sản xuất nước mắm có nhiều điểm không
phù hợp với quá trình sản xuất nước mắm truyền thống.
Đơn cử như
quy định về nước sạch sản xuất nước mắm, TS Dung cho rằng: "Chẳng nhà
sản xuất nước mắm nào hiểu họ muốn nói gì".
"Hiện
nay người ta nói rằng nước mắm chúng ta làm là bẩn, nhưng không chứng minh
được có ai bị làm sao khi ăn nước mắm cả. Tại sao lại tưởng tượng các mối
nguy để buộc các nhà sản xuất phải tuân thủ các quy định không phù
hợp?", bà Dung đặt câu hỏi.
Nữ tiến sĩ
tiếp: "Tôi đoán người viết ra bản dự thảo này là người rất hiểu về sản
xuất nước mắm về 3 miền, nhưng không hiểu vì sao lại đưa ra các quy định
không phù hợp đối với sản xuất nước mắm".
Và bà Dung
cho rằng, đó là "các nhà xây dựng chính sách salon, ngồi phòng điều hòa
rồi nghĩ ra mối nguy. Một khi đưa vào tiêu chuẩn này, các nhà sản xuất sẽ
chạy theo. Lúc đó, cái lợi thuộc về các phòng kiểm nghiệm, còn cái mất thuộc
về nhà sản xuất.
Các nhà sản
xuất còn thiệt hại hơn nữa khi người tiêu dùng bị nhồi vào đầu rằng trong
nước mắm có kim loại nặng, có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, có dư lượng
thuốc kháng sinh… Khi người tiêu dùng e ngại, ta sẽ thấy quảng cáo trên tivi
hàng ngày nước mắm sạch, nước mắm không dư lượng kháng sinh, không dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật…
"Chúng
ta có đủ tiền để quảng cáo như vậy không? Vậy cuộc chiến này phần thắng về
ai? Người tiêu dùng và các nhà sản xuất nước mắm truyền thống sẽ ra
sao", vị tiến sĩ này bỏ lửng câu hỏi.
(Theo Tuổi Trẻ) TIẾN TRÌNH - KHOA NAM
DN sản xuất nước mắm truyền thống sẽ còn không ít gian nan.
Đối thủ của họ là một số đại gia nước chấm công nghiệp tiền nhiều “đè chết
người”. Bây giờ cứ tiền nhiều sẽ có cơ hội. Người sản xuất nước mắm chỉ biết trông chờ vào công
luận bởi một số cán bộ của cơ quan quản lí đang quay lưng với họ, hướng
về phía mặt… tiền!
Thương Giang
|
Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét