Vì đâu nghìn tỷ bốc hơi?
Cập nhật lúc 10:53
Nguy cơ phá
sản cả Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) là điều hoàn toàn có thể diễn ra
nếu tập đoàn này phải tiếp tục gồng mình trả lãi vay “khủng khiếp” cho những
“cỗ máy ngốn tiền” đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đắp chiếu nhiều năm và không có
phương án hữu hiệu nào khác được triển khai.
Cho phá sản hoặc bán toàn bộ dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình để lấy tiền trả nợ, chứ không kéo sập cả tập đoàn được đích thân Chủ tịch Vinachem Nguyễn Phú Cường đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo xử lý 12 dự án thua lỗ, yếu kém, chậm tiến độ của ngành Công Thương ngày 27/3 được coi không có giải pháp nào tốt hơn.
Nhà máy Đạm Ninh Bình
Các báo cáo cho thấy chỉ có một hai dự án mới bắt đầu giảm lỗ và le lói lãi. Vấn đề căn cơ nhất làm sao giải quyết toàn bộ các dự án một cách dứt điểm, không còn là gánh nặng cho các tập đoàn, tổng công ty vẫn chưa có câu trả lời dứt điểm. Ai sẽ chịu trách nhiệm ra quyết định cho bán dự án và sẽ giải thích thế nào về số “tiền còi” thu được từ các đống sắt gỉ sau khi đã đổ hàng nghìn, thậm chí cả hơn chục nghìn tỷ đồng đầu tư cho các dự án bánh vẽ? Ở góc nhìn khác, những ánh sáng le lói của Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTEX); Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi hay nhà máy phân bón DAP 1 Hải Phòng và Thép Việt- Trung về tổng thể chưa có câu trả lời cuối: Nếu kéo dài, dự án có hồi sinh thật sự. Nói là dự án khởi động lại, hoạt động lại nhưng PVTEX đến nay về bản chất chỉ là cho thuê nhà máy để đơn vị khác gia công nguyên liệu. Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước dù được cho đã xử lý xong các khâu liên quan và sẵn sàng khởi động để vận hành thương mại cũng không khác gì chờ đợi ở thì tương lai. Mấu chốt nhất đến giờ, theo các chuyên gia, là những dự án có vướng mắc về hợp đồng EPC với nhà thầu Trung Quốc ngày càng đi vào ngõ cụt, chưa kể nguy cơ bị nhà thầu Trung Quốc kiện ngược cũng là vấn đề đau đầu. Những lỗ hổng về con người, về việc rút tiền nhà nước đầu tư vô tội vạ cho các dự án trong khi cơ quan quản lý trực tiếp là Bộ Công Thương, Bộ GTVT xét cho cùng chính là những nguyên nhân chính khiến hàng trăm nghìn tỷ đồng của người dân đóng thuế, của ngân sách giờ đổ xuống sông xuống biển không biết đến bao giờ mới lấy lại được. Đã đến lúc cần có truy nguyên những ai trực tiếp trình, phê duyệt hoặc gián tiếp đưa những nhà thầu rởm tạo ra các gánh nặng nghìn tỷ phải ra tòa đối mặt với những hậu quả mà họ đã gây ra. Những bản án nghiêm khắc này sẽ là lời cảnh tỉnh cho các “quan tham” muốn lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để trục lợi của công. (Theo Tiền Phong) Phạm Tuyên |
Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét