Bí
ẩn dòng vốn Trung Quốc âm thầm đổ vào Việt Nam
Cập nhật lúc 14:42
Hàng trăm tỷ đồng vốn Trung
Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc,... dồn dập đổ vào và nhiều trăm tỷ nữa dự kiến sẽ đến
trong năm 2019. Xu hướng đổi chủ diễn ra mạnh mẽ ở nhiều công ty chứng khoán
nhỏ trong vài năm gần đây.
10
ngày tăng 3 lần
Cổ phiếu CSI của CTCP Chứng khoán Kiến
Thiết Việt Nam bất ngờ trở thành tâm điểm trên thị trường chứng khoán trong vài phiên gần đây, với vị
trí quán quân tăng giá: tăng 3 lần trong một thời gian ngắn.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/3, cổ
phiếu CSI tăng thêm 12% lên 33.000 đồng/cp. Đây là phiên tăng giá thứ 7 liên
tiếp với 5 phiên trước đó tăng trần xấp xỉ 15% mỗi phiên và phiên đầu tiên
chào sàn hôm 15/3 tăng 40%.
Cú bứt phá ngoạn mục giúp CSI trở thành
quán quân tăng giá trên cả 3 sàn chứng khoán trong tuần vừa qua, với tổng
cộng mức tăng lên tới trên 200%.
CSI tăng giá bất chấp quy mô vốn khá
nhỏ so với các công ty chứng khoán (CTCK) khác trên TTCK (vốn 168 tỷ đồng) và
tính tới cuối 2018, công ty này vẫn còn lỗ lũy kế 10 tỷ đồng.
CTCP Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam
tiền thân là CTCK Phượng Hoàng, thành lập năm 2008 với vốn điều lệ là 35 tỷ
đồng. Hoạt động kinh doanh chính của công ty là dịch vụ chứng khoán, dịch vụ
ngân hàng, ngân hàng đầu tư, tư vấn đầu tư chứng khoán và tự doanh chứng
khoán.
CTCK Phượng Hoàng trước hoạt động khá
mờ nhạt trong gần 10 năm. Đến giữa 2016, Chứng khoán Phượng Hoàng chính thức
đổi chủ khi 15 cổ đông cũ chuyển nhượng 100% vốn cổ phần cho các cá nhân khác
và tăng vốn 2 lần lên 168 tỷ đồng.
Trong lần tăng vốn gần đây nhất từ 60 lên
168 tỷ đồng, hai cá nhân đến từ Trung Quốc chi 108 tỷ đồng để sở hữu tổng
cộng 64,3%. Cụ thể, ông Wang Weiya nắm giữ 38,6% và ông Li Youmu (sinh 1986)
nắm 25,7% vốn.
Ông Hoàng Xuân Hùng (1989), chủ tịch
HĐQT CSI hiện nắm 27,4% vốn cổ phần.
Theo kế hoạch, Chứng khoán Kiến Thiết
Việt Nam sẽ tiếp tục tăng vốn ngay trong quý 2/2019 lên 400 tỷ đồng thông qua
việc phát hành 23,2 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược. Tới
quý 4/2019, CSI tiếp tục tăng vốn lên 800 tỷ đồng.
Hai đợt tăng vốn mới nhằm hướng tới mục
tiêu bổ nghiệp vụ bảo lãnh phát hành và triển khai nghiệp vụ chứng khoán phái
sinh.
Trong vài năm gần đây, TTCK Việt Nam
chứng kiến xu hướng các nhà đầu tư đến từ Trung
Quốc, Hồng Kong, Hàn Quốc và Nhật Bản đổ tiền vào thâu tóm các CTCK quy mô
vừa và nhỏ. Trong năm 2017, hàng loạt các vụ đổi chủ đã xảy ra.
Cơ
hội lớn, dòng vốn ngoại dồn dập đổ vào
Trong vài năm trở lại đây, CTCK Đầu tư
Việt Nam (IVS) nhận được sự quan tâm đầu tư của các nhà đầu tư Trung Quốc.
Cho tới cuối 2018, phần lớn cổ phần của IVS thuộc về các NĐT Trung Quốc,
trong đó Dazhong International nắm giữ hơn 22,4%, Pan Zhirong gần 12%. Ông
Hao Dan (chủ tịch HĐQT) nắm 2,54%...
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2017, IVS cũng đã
thông qua phương án tăng room ngoại lên 100%. Danh sách những thành viên mới
cho HĐQT có đến 8 (trong số 10) người mang quốc tịch Trung Quốc.
Cuối 2017, Chứng khoán Đệ Nhất đã trở
thành công ty 100% vốn nước ngoài sau khi cựu chủ tịch Lê Minh Tâm chuyển
nhượng 16,6 triệu cổ phiếu FSC cho Yuanta Securities của Hồng Kông.
Hồi cuối 2017, Chứng khoán Woori CBV đã
đổi chủ trong tình trạng giống CSI là: lỗ lũy kế. Tổng cộng 15 cá nhân Chứng
khóa Woori CBV đã bán gần 13 triệu cổ phần cho NH Investment & Securities
Co.,Ltd của Hàn Quốc.
Tổ chức đến từ Hàn Quốc KB Securities
cũng đã hoàn tất mua hơn 99% vốn của Chứng khoán Maritime (MSI), với mong
muốn đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư trong nước cũng như tạo nhịp cầu kết
nối các nhà đầu tư Hàn Quốc tới với thị trường chứng khoán Việt Nam.
KB Sec là đơn vị thành viên trực thuộc
100% vốn của Tập đoàn tài chính KB (KBFG), tổ chức tài chính của Hàn Quốc
đang sở hữu cơ sở khách hàng lớn nhất và mạng lưới chi nhánh rộng lớn nhất
tại Hàn Quốc. KBFG đang có các đơn vị thành viên chủ chốt như Ngân hàng KB
Kookmin, Chứng khoán KB, Bảo hiểm KB...
Trên TTCK Việt Nam hiện có khá
nhiều CTCK vốn Hàn Quốc đang hoạt động như: KIS Việt Nam, Mirae Asset Việt
Nam, Shinhan Việt Nam, Maybank KimEng,...
Xu hướng mua lại các CTCK nhỏ của Việt
Nam được xem là cách ngắn nhất để các nhà đầu tư nước ngoài đặt chân vào lĩnh
vực dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam. TTCK được xem là hấp dẫn và còn nhiều
tiềm năng phát triển.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia chứng
khoán, lý do chính mà các nhà đầu tư Trung Quốc, Hồng Kông, hay Hàn Quốc,...
quan tâm tới các CTCK Việt Nam chính là ở chỗ sự hấp dẫn của các công ty này.
Cơ bản thì họ nhận ra bản chất của các CTCK là một ngân hàng cho vay.
Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam vẫn được cho
là hấp dẫn. Ông Lê Quang Trí - Giám đốc khối kinh doanh của CTCP Chứng khoán
Trí Việt (TVB), cho rằng, TTCK Việt Nam sẽ tăng trưởng tiếp. Thị trường điều
chỉnh trong vài phiên gần đây là hợp lý và là điều tốt sau một kỳ tăng dài.
Về dòng vốn ngoại, theo ông Lê Quang
Trí, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua ròng, không có dấu hiệu gì bất thường.
TTCK có thể điều chỉnh tới tầm đầu tháng 4 rồi có thể bước vào giai đoạn tăng
tiếp.
(Theo
VietNamNet) M. Hà
|
Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét