Dính
nợ Trung Quốc, phải gán cả sân bay cho người Tàu
Cập nhật lúc 14:21
Ký hợp đồng với Trung Quốc cũng
giống như việc tự tử dần dần mà không hề hay biết.
Sự ví von này dựa trên hiệu ứng ếch
luộc, có nghĩa là nếu bạn bất ngờ thả một con ếch vào nước sôi, nó sẽ nhảy
ra, nhưng nếu bạn đặt con ếch đó vào một nồi nước lạnh và bắt đầu đun nước
dần dần, con ếch sẽ tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể cho đến khi vượt quá khả
năng của nó và chết một cách dại dột.
Điều đó khá thảm hại y như cách Trung Quốc
tái thuộc địa châu Phi bằng cách lợi dụng sự thờ ơ và lợi ích cá nhân của các
nhà lãnh đạo châu Phi.
Hiện nay, Trung Quốc đang cung cấp các
giao dịch hấp dẫn cho châu Phi, cả trong giao dịch tiền mặt và giao dịch
thương mại đã lỗi thời hoặc khá hạn chế. Chúng đều có vẻ rất có triển vọng
nhưng thực ra thì rất nguy hiểm.
Đáng nói, Chính phủ Zambia đã ký hợp
đồng với người Trung Quốc khi không suy nghĩ gì và cố tình che đậy nhiều chi
tiết nhưng tất cả mọi việc chỉ khiến sự hợp tác này biến thành chủ nghĩa thực
dân thời hiện đại.
Theo đó, Trung Quốc hiện đang đề xuất
tiếp quản sân bay quốc tế Kenneth Kaunda nếu Chính phủ Zambia không trả được
khoản nợ nước ngoài khổng lồ đúng hạn.
Vấn đề ở đây là liệu nền kinh tế Zambia có còn đủ sức
để trả khoản nợ đó hay không. Đây chính là chiến lược điển hình Trung Quốc.
Hơn nữa, đó không phải là điều duy nhất
Zambian phải chịu từ Trung Quốc. Người Trung Quốc đang sở hữu 60% cổ phần của
tập đoàn truyền hình quốc gia Zambia, điều đó có nghĩa là, người Trung Quốc
có quyền quyết định những gì được hay không được công chiếu trên các kênh
truyền hình quốc gia.
Bên cạnh đó, quốc gia ở Tây Phi, Ghana
cũng đang nối bước Zambia vì các nhà lãnh đạo của nước này đã bắt đầu ký kết
hợp đồng với Trung Quốc.
Cụ thể, Công ty thuộc sở hữu của Trung
Quốc, STARTIME đang dần có được vị trí trong các tổ chức lớn, các công ty
khai thác lớn nhất của Ghana cũng sẽ sớm bị thâu tóm bởi một công ty Trung
Quốc và nhiều công ty khác.
Một số tờ báo đặt câu hỏi rằng: “Bây
giờ, nếu đây không phải là chế độ nô lệ thời hiện đại, thì còn có thể là
gì?”. Nô lệ châu Phi thế kỷ 21 không bao giờ bị xiềng xích, họ đang mắc nợ do
sự thiếu hiểu biết hoặc lợi ích ích kỷ của các nhà lãnh đạo. Thật thảm hại!
Theo
Dân trí
|
Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét