Chỉ "sâu chúa" mới dám và
vượt mặt Quốc hội, ném chục ngàn tỉ ra nước ngoài? (2)
Cập nhật lúc 16:02
Mọi vi phạm trong hệ thống chính trị phải xử lý được trách nhiệm
của người đứng đầu, chứ không chỉ cấp dưới, và tên tuổi phải công khai...
(Tiếp theo Kỳ 1)
Điều 8 Luật Phổ
biến, giáo dục pháp luật quy định ngày 09 tháng 11 hàng năm là “Ngày Pháp
luật”.
Ngày Pháp luật
trùng với ngày bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được
ban hành.
Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ lúc đó là
ông Nguyễn Tấn Dũng chính thức công bố
“Ngày Pháp luật Việt Nam”.
Baodientu.chinhphu.vn
viết:
“Ngày Pháp luật được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh Hiến pháp và
pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong Nhà nước pháp
quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Tổ chức Ngày Pháp luật còn có ý nghĩa thúc đẩy tiến trình xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân”. [5]
Đọc toàn bộ bài báo, chỉ thấy nói “giáo dục ý thức thượng tôn
pháp luật cho mọi người trong xã hội” mà không thấy nói “giáo dục ý thức thượng tôn
pháp luật” cho các cơ quan hành pháp và tư pháp cũng như tổ
chức chính trị xã hội, có phải đây chỉ là “lỗi soạn thảo văn bản”?
Trước và sau
khi công bố “Ngày Pháp luật” cơ quan hành pháp đã làm việc thế nào?
Ngay từ năm 2010, “Trưởng ban Dân nguyện của
Quốc hội Trần Thế Vượng lấy ví dụ từ dự án đường Hồ Chí Minh "được làm
từng đoạn một rồi mới nối với nhau để trình ra Quốc hội. Lúc đó Quốc hội
không cho nối cũng không được”. [6]
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội ngày 6/4/2010, “Nhiều vị ủy viên thường vụ băn khoăn bởi đã có không ít dự án
được “xé lẻ” để qua “cửa” Quốc hội”. [6]
Chỉ mới đây,
tháng 1/2016 MobiFone thực hiện thương vụ mua lại 95% cổ phần của AVG với
tổng giá trị hợp đồng chuyển nhượng 8.889,8 tỉ đồng.
Vì sao hồ sơ vụ
mua bán này đóng dấu “mật” cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng dù
báo chí nhiều lần nêu câu hỏi?
Đến tháng
7/2017, Thường trực Ban Bí thư chỉ đạo thanh tra toàn diện thương vụ, Tổng Bí
thư yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra vụ việc.
Ngày 10/07/2018 Bộ Công an công bố
quyết định khởi tố vụ án, nhiều cựu lãnh đạo liên quan bị khai trừ khỏi đảng,
bị bắt tạm giam như Lê Nam Trà, Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn,…
Tại Hà Nội,
Baovanhoa.vn – cơ quan của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch viết:
“Với vụ Sóc Sơn, cả nghìn héc ta rừng bị “xẻ thịt” để xây biệt
phủ, nhà vườn một cách công khai, lại xuất phát từ việc chính quyền đã ngang
nhiên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng một
cách trái pháp luật…
Gần đây nhất là năm 2013, sau nhiều đợt thanh tra việc quản lý,
sử dụng đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn này, cơ quan thanh tra đã
chỉ ra nhiều sai phạm và kiến nghị xử lý.
Nhưng hàng chục năm trời, những kiến nghị này đã không được xử
lý một cách dứt điểm, các công trình xây dựng vẫn ngang nhiên tồn tại khiến
dư luận không khỏi băn khoăn về năng lực của các cơ quan hành pháp từ cấp xã,
huyện đến thành phố”. [7]
Năng lực của
các cơ quan hành pháp tất cả các cấp bị đặt dấu hỏi chắc là không sai, tiếc
rằng cho đến nay gần như không thấy đề cập đến năng lực giám sát của cơ quan
lập pháp?
Liệu có chuyện
cơ quan lập pháp nhường sân chơi cho cơ quan hành pháp?
Quốc hội là cơ
quan quyền lực cao nhất của quốc gia, là cơ quan lập pháp nhưng việc soạn
thảo dự án luật nhiều lúc lại do Chính phủ và các cơ quan trực thuộc chủ trì
hoặc thực hiện.
Chính vì thế,
một số quyền công dân đã ghi trong Hiến pháp từ năm 1946 song do Chính phủ
“khất” nên Quốc hội chưa thể ban hành như các Luật Biểu tình, Luật về Hội,…
Vậy nhân dân
nên đặt câu hỏi với Quốc hội, Chính phủ hay cơ quan nào khác?
Phải đến năm
2015 nước ta mới có “Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân
dân”, vậy trước khi có luật này ngoài chuyện xây dựng và ban hành luật (hoặc
các văn bản quy phạm pháp luật), phải chăng quyền giám sát của Quốc hội với
các hoạt động của Chính phủ còn bị hạn chế?
Nếu không thì tại sao Trưởng ban Dân
nguyện Trần Thế Vượng khi ấy lại phải đề cập chuyện “cắt khúc” đường Hồ Chí
Minh để thi công rồi yêu cầu Quốc hội cho nối các đoạn này và: “Quốc hội không cho nối cũng
không được”?
Muốn đất nước
có kỷ cương thì phải xây dựng nhà nước pháp quyền, phải “Thượng tôn pháp
luật”.
Chỉ khi nào
phép nước được tuân thủ trước hết ở cơ quan hành pháp, tư pháp sau đó là toàn
dân thì thế nước mới vững bền, dân tộc mới trường tồn.
Như vậy, câu
khẩu hiệu toàn dân “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” không chỉ
dừng lại ở toàn dân tuân thủ mà bản thân các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư
pháp và các các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp phải nêu gương đi đầu.
Đặt vấn đề như thế bởi nếu cơ quan lập
pháp - Quốc hội và Hội đồng Nhân dân - thực hiện không đến nơi đến chốn quyền
lực được nhân dân ủy nhiệm thì hiện tượng “phớt lờ báo cáo Quốc hội” vẫn có
khả năng tiếp diễn và chuyện cơ quan lập pháp bị “tảng lờ” không phải là
không thể xảy ra.
Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Thị Kim Ngân từng yêu cầu các đại biểu Quốc hội phải gương mẫu.
Các bộ, ngành
mời giao lưu, dự tiệc thì không đi, nhất là tại kỳ họp có việc lấy phiếu tín
nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Bà Ngân "...đề nghị các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội
cũng nêu gương, trừ khi tiếp khách, còn lại không tổ chức họp mặt trong thời
gian diễn ra kỳ họp".
Chủ trương
“Chống tham nhũng không có vùng cấm” cũng bao hàm ý nghĩa “Chống tham nhũng
không có “người cấm” ”.
Bằng chứng là
chỉ trong vòng 3 năm gần đây, hơn 60 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó
có cả Ủy viên Bộ Chính trị đã bị xử lý kỷ luật.
Theo tinh thần
QĐ213 mà Thủ tướng đã ký, hy vọng thời gian tới mọi vụ việc vi phạm trong hệ
thống chính trị sẽ tập trung vào trách nhiệm của người đứng đầu chứ không
phải cấp phó, hoặc chuyên viên giúp việc.
Những ai liên
quan đến các đại án tham nhũng, lãng phí gây tổn thất lớn kinh tế đất nước,
ảnh hường nghiêm trọng đến hình ảnh một nhà nước pháp quyền “Của dân, do dân
và vì dân” cần phải được chỉ đích danh cho nhân dân biết.
Nếu tên tuổi
những người đó cũng đóng dấu “mật” như thương vụ mua bán AVG thì chắc chắn
công cuộc chống nội xâm sẽ còn nhiều trắc trở.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://vnexpress.net/kinh-doanh/du-an-ty-do-sa-lay-cua-pvn-o-venezuela-3895316.html
[2]https://thanhnien.vn/thoi-su/pvn-nem-nghin-ti-tai-venezuela-ep-bo-truong-ky-phot-lo-bao-cao-quoc-hoi-1060807.html
[3]https://laodong.vn/kinh-te/tap-doan-dau-khi-viet-nam-tam-ngung-du-an-tai-venezuela-254326.bld
[4]https://www.sbv.gov.vn/webcenter/contentattachfile/idcplg?dDocName...filename..
[5]http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Thu-tuong-cong-bo-Ngay-Phap-luat-Viet-Nam/185162.vgp
[6]http://vneconomy.vn/thoi-su/du-an-nao-can-quoc-hoi-quyet-chu-truong-dau-tu-20100506080314153.htm
[7]
http://www.baovanhoa.vn/%C4%91oi-song/xa-hoi/artmid/619/articleid/12714/vu-xe-thit-dat-tung-soc-son-ai-la-nguoi-chiu-trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai
|
Thứ Ba, 19 tháng 3, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét