Vì sao nặng hơn 60 kg, có hình xăm không được vào đại học?
Cập nhật lúc 08:48
Thời gian qua, nhiều trường ĐH, học viện xét tuyển có những
điều kiện quy định về ngoại hình, chiều cao, cân
nặng khiến nhiều người thắc mắc.
Nữ sinh viên Học viện Tòa án. ẢNH: HỌC VIỆN TÒA ÁN
Tiến sĩ Lê Hữu
Du, Trưởng phòng Đào tạo và khảo thí, Học viện (HV) Tòa án, giải thích vì
sao một số trường cần phải đặt ra tiêu chí về ngoại hình.
Tính đặc thù của nghề nghiệp
Được biết, trong tiêu chí sơ tuyển, HV Tòa án đưa ra yêu
cầu nam cao từ 1 m 60 trở lên, nặng từ 48 - 80 kg; nữ cao từ 1 m 55 trở lên,
nặng từ 45 - 60 kg. Ông có thể lý giải về các yêu cầu này?
Việc đưa ra các
tiêu chí về sức khỏe, hình thể không phải vì HV có quan điểm phân biệt ngoại
hình của người học mà vì tính đặc thù của nghề nghiệp. Hiện nay có 4 khối cơ
quan yêu cầu về sức khỏe, thể lực ngay từ khâu tuyển sinh để đào tạo, gồm:
quân đội, công an, kiểm sát, tòa án. Với quân đội thì rõ rồi, ai cũng thấy
yêu cầu về sức khỏe, thể lực là đương nhiên. Ngoài ra, công an, kiểm sát, tòa
án là các khối cơ quan tham gia vào hoạt động tư pháp, gắn liền với các hoạt
động phòng chống tội phạm, nên có tính đặc thù trong tuyển sinh và tuyển
dụng. Việc các đơn vị đào tạo của các khối ngành này đưa ra tiêu chuẩn về sức
khỏe, hình thể để tuyển sinh là để đáp ứng yếu tố đặc thù đó.
Không những yêu
cầu về sức khỏe, thể lực, các trường trong 3 khối trên đều yêu cầu sơ tuyển,
kèm theo các tiêu chuẩn để căn cứ vào đó mà sơ tuyển. Như HV Tòa án chẳng
hạn, chúng tôi đưa ra điều kiện chỉ xét thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 và 2.
Vì công việc có tính đặc thù nên yêu cầu số một của chúng tôi là phải chọn
được người phù hợp hơn, giúp sinh viên khi ra trường được tuyển dụng vào nghề
thì làm việc có đam mê, tâm huyết, đóng góp được cho xã hội nhiều hơn, hoàn
thành trách nhiệm được tốt hơn. Có những người dưới ngưỡng tiêu chuẩn mà mình
đưa ra trong sơ tuyển, không phải do người ta không có khả năng để theo học,
mà phù hợp với những nghề khác hơn.
Chúng tôi đào
tạo một thẩm phán tương lai, khi họ ra trường, họ làm nghề xét xử. Quyết định
của các lãnh đạo cấp cao cũng không phải là quyết định nhân danh nhà nước
CHXHCN VN nhưng phán quyết của thẩm phán là nhân danh nhà nước. Khi một cán
bộ đứng dậy để nhân danh nhà nước đưa ra phán quyết thì phải hình dung ngôn
ngữ, giọng nói, thần thái... đều biểu thị cho quyền lực của nhà nước. Do đó,
phải có sự lựa chọn phù hợp, giúp cán bộ thẩm phán tương lai làm nhiệm vụ tốt
hơn.
Ngành tòa án là
ngành rất áp lực, ngoài đòi hỏi kiến thức chuyên môn còn yêu cầu người học
phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, tiêu chuẩn về mặt trạng thái sức khỏe
thể lực thì mới đáp ứng được tốt công việc. Làm án, liên quan tới việc định
đoạt sinh mạng chính trị của bao nhiêu con người, nhiều thứ mệt mỏi, không có
sức khỏe tốt (với những tiêu chuẩn cụ thể) thì khó hoàn thành nhiệm vụ. Do
tuyển phục vụ cho ngành với lượng chỉ tiêu rất ít, mà mình không sàng lọc,
lựa chọn kỹ, dẫn tới các em không đam mê, tha thiết với nghề, vào rồi lại bỏ,
vừa lãng phí tiền của nhà nước, tiền của ngành, lại vừa ảnh hưởng không tốt
cho xã hội. Thà rằng dành suất đó cho các em khác thực sự yêu thích nghề, vào
học sẽ tốt hơn rất nhiều.
Các tiêu chuẩn
sơ tuyển HV Tòa án đã đặt ra từ 3 - 4 năm nay, kể từ lúc HV được thành lập,
không hiểu sao năm nay lại gây chú ý cho dư luận xã hội như thế!
Không khuyến khích người
không có ý định làm việc cho ngành dự thi
Vậy khi trúng tuyển và nhập học là sinh viên đã được tuyển
dụng vào ngành, hay khi ra trường vẫn phải cạnh tranh để xin việc?
Tuy mục tiêu là
đào tạo nguồn lực cho ngành, nhưng khác với bên công an, quân đội, việc tuyển
dụng vào các ngành kiểm sát, tòa án phải theo luật Viên chức. Nghĩa là nếu
sau khi tốt nghiệp HV Tòa án, các em sẽ được ưu tiên tuyển dụng vào ngành,
nhưng không có nghĩa các em được đương nhiên trở thành cán bộ của ngành mà
vẫn phải trải qua kỳ thi tuyển dụng. Nhưng các em sẽ có lợi thế về chuyên môn
nghiệp vụ nếu được đào tạo ở HV Tòa án, nơi cung cấp kiến thức chuyên ngành
từ rất sớm và bài bản.
Với những thí sinh thi vào HV Tòa án nhưng ra trường muốn
phục vụ cho xã hội thì không nhất thiết phải đáp ứng các tiêu chuẩn về sức
khỏe, hình thể của ngành tòa án?
Như tôi vừa
chia sẻ, trong chỉ thị của Bộ Chính trị về việc thành lập HV nói rất rõ, HV
Tòa án đào tạo để phục vụ nhu cầu nhân lực cho ngành. Chi phí đào tạo có phần
do nhà nước chi trả chứ không chỉ do người học đóng góp, nên HV không khuyến
khích những em không định làm việc ở ngành tòa án thi vào HV Tòa án.
HV đặt ra yêu cầu cao về sức khỏe, hẳn là trong chương
trình đào tạo cũng có cấu phần rèn luyện thể chất, thưa ông?
Hiện tại, giáo
dục thể chất của HV thực hiện giống như các trường ĐH khác, là chương trình
bắt buộc. Tuy nhiên, chúng tôi đang có dự định thiết kế để trong chương trình
có đào tạo võ thuật. Thẩm phán khi xử những phiên tòa phức tạp, thậm chí có
những vụ việc khi xử, gia đình đương sự vác cả gậy gộc đến dồn tòa chạy tán
loạn, cho nên phải nghĩ đến những phương án để giúp các thẩm phán trong tương
lai có khả năng tự vệ. Đây là nghề gắn với tội phạm, đấu tranh với tội phạm,
cho nên nhiều áp lực, rủi ro.
Tiêu chuẩn thể hình mà HV đặt ra căn cứ vào đâu, thưa ông?
Chúng tôi cân
đối trên cơ sở tiêu chí ở mức độ trung bình thấp về chiều cao, cân nặng để
đảm bảo cân đối. Viện kiểm sát, Tòa án đưa ra tiêu chí thấp hơn. Tòa án tiếp
thu các tiêu chí bên Viện kiểm sát để đưa ra tiêu chí.
(Theo Thanh
Niên) Quý Hiên
|
Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét