Vụ bơm thuốc an thần cho heo trước khi xẻ thịt:
Yêu cầu cán bộ thú y giải trình
Cập nhật lúc 21:04
Liên quan đến việc hàng trăm con heo tại
khu giết mổ Xuyên Á bị tiêm thuốc an thần trước khi xẻ thịt, Chi cục thú y
TP.HCM đã yêu cầu tất cả các bộ liên quan báo cáo, giải trình.
Trưa 30.9, ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng
phòng Thanh tra Bộ NN-PTNT đã chủ trì cuộc họp báo liên quan đến việc phát
hiện số lượng lớn heo chuẩn bị giết mổ tại
khu giết mổ Xuyên Á (xã Tân Phú Trung, H.Củ Chi, TP.HCM) có bơm thuốc
Combistress, loại thuốc an thần bị cấm bơm vào heo trước khi giết mổ.
Tham dự buổi hợp báo còn có ông Huỳnh
Tấn Phát, Phó Chi cục thú y TP.HCM và trung tá Võ Văn Khứ, đội phó đội 7
thuộc C49.
Xử phạt 13 thương lái
Tại cuộc họp, ông Dũng cho biết từ tin
báo người dân về việc thương lái bơm chất
cấm vào heo trước khi mổ thịt tại khu giết mổ Xuyên Á, Bộ
NN-PTNT phối hợp Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49 - Bộ
Công an) và Chi cục thú y TP.HCM lên kế hoạch trinh sát.
Đêm 28.9, các trinh sát của C49 đã ập
vào khu giết mổ Xuyên Á và bắt quả tang 2 công nhân đang bơm thuốc an thần
vào heo.
Tại đây, đoàn kiểm tra phát hiện 5.031
con heo và tiến hành lấy 144 mẫu nước tiểu từ các lô heo của 21 thương lái.
Kết quả xét nghiệm cho thấy 3.750 con heo có chứa hàm lượng chất acepromazine
(hoạt chất chính trong thuốc Combistress) với liều lượng rất cao.
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản tạm giữ
lô heo bị nhiễm chất cấm và xử phạt hành chính đối với 13 thương lái với số
tiền từ 30 - 35 triệu đồng/thương lái.
Cũng theo ông Dũng, trong chiều 30.9,
sẽ cho lấy mẫu nước tiểu 3.750 con heo bị bơm thuốc an thần đi xét nghiệm
lại. Nếu thuốc Combistress được đào thải hết sẽ cho các thương lái giết mổ
lại để bán ra thị trường.
Trước câu hỏi vì sao heo bị tiêm thuốc
cấm lại cho tiếp tục giết mổ, ông Dũng thừa nhận việc thương lái tự ý bơm
thuốc Combistress vào heo trước khi giết mổ là hành vi cấm, cần phải xử lý
nghiêm và lên án.
Việc bơm thuốc Combistress với mục đích
làm cho heo không căng thẳng, ngủ để hạn chế heo chết và bị thương trong quá
trình vận chuyển.
Bên cạnh đó, bơm thuốc Combistress sẽ
làm cho thịt heo sau khi giết mổ sẽ săn chắc, đỏ tươi hấp dẫn người mua. Tồn
dư thuốc Combistress trong thịt heo sẽ làm cho người ăn phải mắc các bệnh như
thận, tiêu hóa, thần kinh…
Sẽ xử lý nghiêm các cán bộ sai
phạm
Hiện nay, theo quy định xử phạt của
Chính phủ, ngoài việc xử phạt hành chính mức cao nhất 35 triệu đồng và giữ
heo bị bơm thuốc Combistress 24 giờ đồng hồ (bằng thời gian đào thải thuốc
Combistress ghi trên nhãn của nhà sản xuất - PV), sau khi xét nghiệm không
phát hiện chất acepromazine trong nước tiểu heo sẽ cho giết thịt lại để bán
ra thị trường.
"Trước thông tin hiện nay chỉ có
thể xác định thuốc Combistress tồn dư trong heo bằng cách thử nước tiểu chứ
chưa có phương pháp nào xác định tồn dư của loại thuốc này trong thịt heo,
liệu việc cho phép giết mổ heo được bơm thuốc Combistress bán cho người dân
có an toàn?", PV đặt vấn đề.
Ông Dũng nhìn nhận theo quy định các
mức xử phạt cho hành vi bơm thuốc an thần vào heo trước khi giết mổ còn nhẹ
và chưa đủ sức răn đe thương lái. Thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ kiến nghị thay
đổi mức xử phạt mạnh đối với những hành vi nói trên.
Liên quan đến trách nhiệm của cán bộ
thú y để xảy ra tình trạng các thương lái bơm thuốc an thần vào heo tại khu
giết mổ Xuyên Á, ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục thú y TP.HCM, nhìn nhận đây
là việc nghiêm trọng.
Theo ông Phát, mỗi ngày khu giết mổ
Xuyên Á giết mổ 5.000 con heo, chiếm 50% lượng thịt heo cung cấp cho TP.HCM.
Sau khi vụ việc xảy ra, Chi cục thú y TP.HCM đã yêu cầu tất cả các bộ liên
quan báo cáo, giải trình.
|
Thứ Bảy, 30 tháng 9, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét