Giật mình một con lợn giống cấp cho hộ
nghèo có giá 7 triệu đồng
Cập nhật lúc 10:25
Chương
trình hỗ trợ sản xuất trong mục tiêu giảm nghèo bền vững từ Nghị quyết 30a
của Chính phủ được triển khai tại huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập. Tuy
nhiên giá con giống được cấp cho người dân phải chịu quá nhiều loại phí, dẫn
đến giá con giống cao ngất trời...
Lợn "chính
sách" từ 50-60%
Từ năm 2014 đến
nay, người dân huyện Nậm Nhùn vẫn chưa hết xôn xao việc lợn giống cấp
theo Chương trình 30a cho người dân với giá cao ngất ngưởng. Trong khi
giá lợn giống tại địa phương rất thấp, khoảng 70.000 - 90.000 đồng/kg,
thì lợn giống của Chương trình 30a cấp cho người dân lên đến... 230.000
đồng/kg.
Ông
Nguyễn Quang Hải, Phó Chủ tịch huyện Nậm Nhùn, trả lời phỏng vấn phóng viên
Dân Việt
Theo tìm hiểu
của phóng viên, tháng 4.2017, huyện Nậm Nhùn tiến hành hỗ trợ cho 454 hộ
tương ứng 454 con lợn (khoảng 2,8 tỷ đồng) với 100% giống lợn nái Móng Cái,
trọng lượng tối thiểu 30kg/con. Tuy nhiên, sau 4 tháng thực hiện, đã có
chuyện nhập nhằng trọng lượng con giống khi cấp (có những con dưới 30kg). Tỷ
lệ con giống chết nhiều ở xã Nậm Hàng, khi cấp 103 con thì chết 81 con,
xã Lê Lợi cấp 60 con thì chết gần 30 con...
Tình trạng
lợn chính sách cấp bị chết xảy ra ở tất cả các xã nằm trong Chương trình
30a. Nhiều con giống sống được thì không sinh sản dù
đã phối giống đúng kỹ thuật. Ông Lý Văn Hoài, Bí thư Chi bộ bản Nậm
Hàng, thị trấn Nậm Nhùn cho biết: "Trong 2 năm 2015 và 2016, bản
tôi được cấp 30 con lợn giống Móng Cái. Khi đến thời kỳ sinh sản,
dù tất cả được phối giống đúng kỹ thuật nhưng chỉ có duy nhất 1 con
đẻ. Nhưng lợn con đẻ xong cũng chết. Cấp ủy, chính quyền thị trấn Nậm Nhùn và
cơ quan chuyên môn huyện xuống kiểm tra cho phép các hộ bán số lợn giống Móng
cái không đẻ để mua giống địa phương nuôi thay thế.
Theo chia sẻ
của người dân bản Huổi Van 1, xã Nậm Hàng: Năm 2016 bản được cấp 38 con lợn
giống, nhưng chỉ sống được 5 con. Lợn giống cấp không đều nhau,
con to có mà con nhỏ cũng có. Ngày đầu mang con giống về
thì ăn tốt nhưng mấy tuần sau cho thức ăn nó không ăn, thân lợn run
rẩy; bà con gọi người tiêm thuốc cứu chữa nhưng vẫn không cứu được
lợn giống.
"Có trường
hợp có 8 con chết trong thời gian "bảo hành" và 8 con giống
chết đã được cấp lại nhưng sau vẫn chết 6 con. Bà con trong bản cho
biết: Lúc mới nhận lợn nhìn giống, con nào cũng rất đẹp, mỡ màng nhưng
chỉ ăn được vài bữa đầu, sau đó thì quay ra bỏ ăn, yếu và
chết", anh Lò Văn Xuông, bản Huổi Van 1, xã Nậm Hàng chia sẻ.
Anh Xuông cũng
cho biết, bà con có kiến nghị nên để người dân tự mua lợn giống địa phương,
sau đó đưa tiền hỗ trợ sẽ hiệu quả hơn, bởi cũng số tiền đó có thể mua
được tới 2-3 con lợn giống.
Anh
Lò Văn Xuông, bản Huổi Van 1, xã Nậm Hàng, chăm sóc lợn giống Móng Cái được
cấp
3 năm không
kiểm tra, đánh giá hiệu quả chương trình
Trao đổi với PV
Dân Việt, ông Nguyễn Văn Giáp – Trưởng Phòng NNPTNT huyện Nậm Nhùn cho biết:
Từ Năm 2014-2017, huyện không làm báo cáo chi tiết đánh giá về hiệu quả, sự
sinh trưởng, phát triển lợn giống theo nguồn vốn Chương trình 30a mà chỉ lồng
ghép vào báo cáo tổng kết chung của huyện về lĩnh vực nông nghiệp hàng năm.
Về việc lợn chết do nguyên nhân nào do cơ quan chuyên môn thú y mới biết
được. "Việc cấp giống lợn Móng Cái được thực hiện theo sự chỉ đạo
của Sở NNPTNT", ông Giáp nói.
Khi phóng viên
đặt câu hỏi: Trong giai đoạn từ năm 2014-2017 khi không có báo cáo đánh giá
cụ thể về hiệu quả cấp lợn giống theo nguồn vốn 30a tại sao huyện vẫn hỗ
trợ?, ông Nguyễn Quang Hải – Phó Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn cho biết rất
ngắn gọn: "Do nhu cầu của người dân vẫn đề nghị lên và huyện vẫn
tiến hành cấp giống".
ông Nguyễn Văn Giáp – Trưởng Phòng
NNPTNT huyện Nậm Nhùn, trả lời phóng viên Dân Việt về lý do giá lợn
giống Móng Cái tăng cao hơn so với giống lợn địa phương
Tuy vậy, câu
trả lời của ông Hải hoàn toàn trái ngược với ý kiến của người dân. Khi
người dân trong huyện mong muốn được hỗ trợ giống lợn địa phương, phù hợp với
điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán chăn nuôi, đặc biệt giá rẻ
hơn, nhưng huyện vẫn kiên quyết bắt dân nhận giống lợn Móng Cái.
(Dân Việt) Vinh Duy
|
Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét