Chia chác
quyền lực và "ăn cắp" cơ hội
Cập nhật lúc 14:01
Việc bổ nhiệm
thần tốc hàng loạt cán bộ tại Thanh Hóa, điển hình là vụ việc bổ nhiệm thần
tốc bà Trần Vũ Quỳnh Anh vừa tiếp tục được khơi lại, với bản án kỷ luật dành
cho nguyên Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa, nay là Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Tuy
nhiên, tại cơ quan này còn có 44 trường hợp khác được bổ nhiệm khi chưa đủ
tiêu chuẩn. Họ đã “chia chác” quyền lực và “ăn cắp” cơ hội của những người
khác.
Trụ
sở Sở Xây dựng Thanh Hóa. Ảnh: Vietnamnet
Theo Thông báo
116-TB/UBKTTU của UBKT Tỉnh ủy Thanh Hóa về Kết quả kiểm tra, xem xét xử lý
kỷ luật đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên có liên quan tại Sở Xây dựng
Thanh Hóa, đến thời điểm 31.12.2015, Sở Xây dựng bổ nhiệm thừa 6 phó trưởng
phòng chuyên môn; bổ nhiệm 45 trường hợp chưa đủ tiêu chuẩn, trong đó có Trần
Vũ Quỳnh Anh.
Bà Quỳnh Anh
được bổ nhiệm giữ chức vụ phó trưởng phòng, trưởng phòng Quản lý nhà và Thị
trường bất động sản khi chưa đủ tiêu chuẩn về trình độ trung cấp lý luận
chính trị, bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và thời gian công tác
ở lĩnh vực được phân công phụ trách về chuyên môn, nghiệp vụ;
Ngoài ra, Sở
Xây dựng Thanh Hóa bổ nhiệm 4 trưởng phòng, phó trưởng phòng khi đã quá tuổi
bổ nhiệm so với quy định của UBND tỉnh.
Những cán bộ
liên quan, không thể giải trình do “sơ suất”, “chưa nắm vững các quy định”…,
bởi vì, với chức năng, nhiệm vụ của mình, họ phải biết những tiêu chí, tiêu
chuẩn để bổ nhiệm các chức danh.
Thậm chí, họ
biết quá rõ chứ không phải không biết. Để bổ nhiệm một cán bộ, phải trải qua
rất nhiều khâu, từ quy hoạch, rồi tờ trình, thẩm định, họp bàn…Giả sử một
khâu nào đó sơ suất, thì khâu tiếp theo sẽ phát hiện ngay.
Tình trạng “lạm
phát” cán bộ lãnh đạo và “chia chác” quyền lực đã bị dư luận phản ánh nhiều.
Hậu quả của nó là tình trạng cồng kềnh và kém hiệu lực trong bộ máy, lãng phí
ngân sách, làm suy thoái đội ngũ cán bộ.
Việc bổ nhiệm
thần tốc và không đủ tiêu chuẩn thể hiện tư duy “lợi ích nhóm”, “bằng lòng”
hơn bằng cấp, quan hệ hơn trí tuệ.
Điều này tạo ra
sự bất công trong môi trường các cơ quan, đơn vị, làm người giỏi, trung thực
mất động lực phấn đấu, không còn cơ hội phát triển.
Môi trường hành
chính công, do đó, càng thiếu hấp dẫn với người giỏi, trung thực.
Đã đến lúc, cần
hoàn thiện các tiêu chuẩn, số lượng chức danh cán bộ trong các lĩnh vực; theo
hướng chuẩn hóa, hạn chế số lượng cán bộ lãnh đạo. Đồng thời, thay thế việc
bổ nhiệm truyền thống bằng hình thức thi tuyển công khai, tạo ra sự cạnh
tranh công bằng giữa các ứng viên.
Rà soát, phát
hiện cán bộ bổ nhiệm chưa đúng tiêu chuẩn, thì hủy bỏ quyết định bổ nhiệm.
Đối
với các vi phạm, sai phạm trong công tác cán bộ, cần xử lý nghiêm để làm
gương; trả lại môi trường trong lành trong các cơ quan nhà nước.
(Theo Lao động) QUANG ĐẠI
|
Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét