Cổ phần hóa hãng phim truyện Việt
Nam: Chỉ có nhà đâu tư cơ hội!
Cập
nhật lúc 09:08
Từng
tin tưởng vào bức “tâm thư” của Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Vận tải thủy sẽ
gây dựng lại tên tuổi của Hãng phim truyện Việt Nam, nhưng, giấc mơ được làm
phim của nghệ sỹ, đạo diễn ở nơi từng được xem là “cái nôi” của điện ảnh Việt
Nam đã sớm phải đối mặt với cảnh bị nợ lương, tan đàn xẻ nghé và chưa thấy rõ
ý định vực hãng phim như cam kết.
Cổng vào hãng phim truyện Việt Nam. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Để cứu vãn
giấc mơ của chính mình, tập thể các nghệ sỹ, đạo diễn Hãng phim đã hai lần
gửi đơn “kêu cứu” đến chủ sở hữu và cơ quan chức năng, nhưng chưa được hồi âm.
Dồn phòng ban,
xẻ đất cho thuê
Ngày 18/9,
nhóm PV đã có mặt tại Hãng phim truyện Việt Nam để ghi nhận thực trạng tại
đây. Tiếp chúng tôi là 6 nghệ sĩ làm đạo diễn, biên kịch, quay phim… trong
căn phòng vỏn vẹn 15m2. Anh Nguyễn Anh Tuấn (đạo diễn) chỉ cho
chúng tôi dãy nhà dài hơn chục mét trước mặt và nói: “Trước đây, mỗi bộ phận
được ở một phòng, thế nhưng ngay khi cổ phần hoá xong, họ đã dồn phòng, nhốt
toàn bộ gần 20 nhân sự vào phòng này”. Lý do là gian nhà cạnh đó có mặt trước
là mặt phố Thụy Khuê - vị trí đất đẹp, được sửa sang để cho thuê. Ghi nhận
thực tế, ngoài quán phở đã được cho thuê trước đó, thì 3 cửa hàng còn lại đã
được làm cửa sắt, sơn sửa để chuẩn bị bàn giao.
Bên cạnh đó,
cánh cổng sắt - vốn là cổng chính 60 năm nay của hãng phim, nằm sát đường
Thụy Khuê cũng đã được khoá chốt cẩn thận. Giờ đây, muốn đi làm, các nghệ sỹ
buộc phải đi đường vòng từ gần đường ven hồ (Nguyễn Đình Thi) để quay lại
phòng làm việc gần phố Thụy Khuê.
Các nghệ sỹ
đều khẳng định ủng hộ hoàn toàn việc cổ phần hóa nhưng càng về sau, Tổng Cty
Vận tải thủy (Vivaso) càng lộ rõ mục đích lấy đất chứ không hề muốn làm nghệ
thuật. Anh Nguyễn Thanh Bình (quay phim) cho biết, còn nhiều nghi vấn trong
quá trình cổ phần hóa đơn vị. Ví dụ như tại sao khi thành lập tổ giúp việc,
tham mưu cho quá trình cổ phần hoá thì 2 phó giám đốc lúc bấy giờ đều là nghệ
sĩ nhân dân nhưng không được vào tổ tham mưu?! Các nghệ sỹ cũng chưa từng
được hỏi ý kiến về việc liên quan đến cổ phần hoá.
Được biết, vào
tháng 5/2016, khi nhiều nghệ sỹ lên tiếng về sự thiếu minh bạch trong cổ phần
hoá Hãng phim truyện Việt Nam thì ông Nguyễn Thủy Nguyên - Chủ tịch HĐQT
Vivaso đã có bức thư ngỏ đầy xúc động gửi đến cán bộ hãng phim. Trong đó, ông
Nguyên nhiều lần nhắc lại vinh dự khi được chọn làm cổ đông chiến lược của
hãng phim. “Chính những phim truyện… Em bé Hà Nội, Chim vành khuyên, Chị
Tư Hậu… đã góp phần hình thành, tính cách, lối sống của tôi”. Tất cả diễn
giải để khẳng định: Hãng vẫn có thể phục hồi phát triển ngành nghề chính: Sản
xuất và kinh doanh các sản phẩm điện ảnh. Tuy nhiên, đến nay, Vivaso hoàn
toàn đi ngược lại lá thư ngỏ mang tính “trấn an” mọi người.
Dãy phòng làm việc mặt
đường Thụy Khuê của các nghệ sỹ đang được tu sửa chuẩn bị cho thuê sau “chiến
dịch” dồn phòng.
Giá trị thương
hiệu, đất đai bằng không!
Cán bộ công
nhân viên hãng phim đã chỉ ra những vấn đề bất cập trong quá trình cổ phần
hóa như: Công ty tư vấn về giá trị doanh nghiệp cho hãng phim đã tính giá trị
thương hiệu, giá trị đất đai, ưu thế sử dụng vị trí của Hãng phim truyện Việt
Nam bằng không với sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL).
Việc chọn cổ đông chiến lược duy nhất là Vivaso khiến dư luận đặt câu hỏi về
sự minh bạch.
Ngày
28/12/2016 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu rà soát lại toàn bộ
quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam. Thủ tướng yêu cầu đưa giá
trị thương hiệu tương xứng với giá trị lịch sử truyền thống của Hãng phim
truyện Việt Nam vào giá trị doanh nghiệp khi có quyết định thành Công ty cổ
phần. Tuy nhiên Bộ VHTT&DL vẫn giữ nguyên Ban cổ phần cũ.
Ngày 23/6/2017
Bộ VHTT&DL ra quyết định thành lập công ty cổ phần đầu tư và phát triển
phim truyện Việt Nam thay thế Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam mà
giá trị thương hiệu của hãng vẫn chưa được tính vào như sự chỉ đạo của Thủ
tướng.
Ông Nguyễn
Danh Thắng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty cổ phần Đầu tư và phát triển Hãng
phim truyện Việt Nam cho biết, dự kiến hôm nay (19/9), lãnh đạo Cty sẽ có
buổi trao đổi, giải toả thắc mắc của cán bộ, công nhân viên. “Tuy nhiên, cần
phải nói rằng, hiện nay tình hình tài chính của Cty rất nhiều khó khăn vì
chúng tôi đang phải trả nợ 21 tỷ do Hãng phim cũ để lại, gồm thuế đất, thuế
VAT và tiền phạt vì chậm nộp thuế. Có khu đất từ năm 1996 đến giờ không nộp
đồng thuế nào, trong khi đó còn các kế hoạch cải tạo nhà xưởng, nâng cấp cơ
sở vật chất”, ông Thắng nói.
Theo ông
Thắng, trước đây khi Hãng phim còn được nhà nước bao cấp làm phim, tiền rót
về được Hãng chia ra một phần để làm phim, phần còn lại giữ lại để phát lương
cho nhân viên. Hãng giữ lại cả tiền thuế, tiền khấu hao để trả lương dần. Tuy
vậy, cổ phần hoá thì không được bao cấp nữa, nên phải thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ nộp thuế.
Cánh cổng ra vào Hãng
phim truyện VIệt Nam có lịch sử 60 năm được đóng kín mít từ sau thời điểm cổ
phần hoá khiến nhiều nghệ sỹ bức xúc.
Làm phim cho
có
Về việc làm
chuyên môn, đại diện Cty khẳng định vẫn làm phim, phim sắp làm là bộ phim
“Người yêu ơi”. “Hiện nay, theo phương án cổ phần hóa được phê duyệt thì mỗi
năm Công ty chỉ sản xuất một phim điện ảnh, một phim truyền hình”, Chủ tịch
HĐQT Nguyễn Danh Thắng chia sẻ.
Chị Trần Hoàng Thái Ly (Biên kịch) cho rằng: Một hãng phim truyện tuổi
đời 60 năm mà giờ chỉ làm 1 bộ phim 1 năm thì chỉ gọi là làm cho có. Không
khác gì đuổi các nghệ sỹ ra đường. “Hơn nữa, bộ phim này nằm trong kế hoạch
từ trước khi hãng phim được cổ phần hoá chứ không phải phim mới”, chị Ly nói.
Các nghệ sỹ
cũng bày tỏ mong muốn các cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ và có những
giải pháp thay đổi căn bản về tiến trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt
Nam sao cho nghệ sỹ được làm nghề một cách đúng nghĩa, tài sản của nhà nước
không bị thất thoát.
Trao đổi với Tiền
Phong, ông Nguyễn Thái Bình, Chánh Văn phòng Bộ VHTT&DL cho biết, Bộ
rất quan tâm đến việc cổ phần hoá của Hãng phim truyện Việt Nam. Từ khi đơn
bị chuẩn bị cổ phần hoá cũng như sau khi cổ phần hoá đã có hàng chục văn bản
chỉ đạo. Ông Bình cho biết thêm, ngày mai (20/9), Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện
sẽ có buổi làm việc với Chính phủ về việc này. Ngay khi có kết luận, Bộ sẽ có
thông tin sớm cho báo chí.
Trao
đổi với PV Tiền Phong, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong
cho biết, Chính phủ đang loại hết những hạn chế về cổ đông chiến lược. Ví dụ
như cho phép mua hết cổ phần của doanh nghiệp, trong khi trước đây có khống
chế về tỷ lệ. Tuy nhiên, đó chỉ là cho phép mở về tỷ lệ sở hữu, còn cổ đông
chiến lược ra sao phải quy định rõ, mỗi lĩnh vực sẽ có một loại cổ đông chiến
lược riêng. Như cổ phần hoá Bệnh viện Giao thông Vật tải thì phải có một
doanh nghiệp liên quan đến y tế. “Như hãng phim truyện mà một doanh nghiệp
vận tải mua trọn thì tôi cho rằng đó là cổ đông cơ hội”.
Ông Phong nói
Theo báo cáo,
xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, VFS có khoản lỗ lũy kế lên tới
39,6 tỷ đồng, chủ yếu do các bộ phim làm theo đơn đặt hàng của Nhà nước
(trong giai đoạn 2004-2014 lỗ 34,3 tỷ đồng), Cty còn nợ tiền thuê đất 5,7 tỷ
đồng... Trụ sở VFS số 4 Thụy Khuê, hạ tầng cơ sở ngày càng xuống cấp, hư hỏng
và bỏ hoang nhiều diện tích không sử dụng đúng mục đích. Nhân sự của hãng
phim phần lớn làm thuê cho hãng khác hoặc làm công việc không liên quan đến
phim ảnh.
NSND Phạm Nhuệ
Giang: Nếu muốn làm phim nhà đầu tư không sỉ nhục nghệ sỹ như thế
Tôi thấy Tổng công ty Vận tải thủy tham gia cổ phần hóa hãng phim không
phải để làm phim, chỉ nghĩ tới sở hữu mảnh đất vàng Thụy Khuê và nhiều mảnh
đất khác của hãng. Họ được mua với giá rẻ mạt. Việc cổ phần còn nhiều điều
không thuyết phục, giá rẻ như vậy do không tính đến giá trị thương hiệu. Cả
hãng hơn 60 năm truyền thống nhưng giá trị thương hiệu bằng không. Trong khi
có tới năm cách tính giá trị thương hiệu, họ chọn cách lý giải để tính bằng
không, tức là họ không có tâm sáng. Làm gì có chuyện hãng phim với nhiều thành
tựu, bao nhiêu sản phẩm văn hóa tinh thần mà giá trị bằng không. Điều đấy
khiến nghệ sỹ bức xúc. Thủ tướng yêu cầu rà soát và tính lại giá trị thương
hiệu nhưng họ không làm, cho đến bây giờ chưa xác định được.
Chỉ sau hai
tháng cổ phần hóa họ lật lại cam kết. Tài sản hãng phim quan trọng như phòng
dựng 60 năm tồn tại, được lắp đặt máy móc thiết bị cách âm cách nhiệt, nhưng
họ cho dỡ đi biến thành chỗ ngồi của một lãnh đạo. Nếu nghĩ đến sản xuất
phim, không ai phá đi tài sản như thế. Sau đó còn nhiều việc khác như lấy đất
sát mặt tiền hồ Tây, Thụy Khuê để cho thuê-những chỗ này là xưởng âm thanh,
đạo cụ. Tôi cứ nghĩ tập đoàn kinh tế lớn, kinh doanh lớn chứ ai cho thuê mở
cà phê, chân gà nướng rẻ mạt. Họ tận dụng cái lợi trước mắt, phá truyền thống
lâu đời để kinh doanh lặt vặt.
Ngoài việc phá
những thứ lâu đời, việc trả lương cho anh em rất khó chấp nhận và không đúng
cam kết. Họ nghĩ rằng chỉ 20 người làm việc, gồm những người làm hành chính,
dọn vệ sinh, văn phòng. Nghệ sỹ xưa nay không phải ngày nào cũng lên hãng,
nay họ đòi chấm công tám tiếng. Làm phim ngày mười mấy tiếng ai tính được, họ
không hiểu gì về văn hóa cả. Lương chỉ là một phần nhỏ, cái cách họ gọi nghệ
sỹ lên mới đáng nói. Họ bảo các anh tự tìm ra công việc, tự nuôi sống. Như
thế cổ phần để làm gì? Nghệ sỹ tự làm việc, tự trả lương được thì họ trở
thành nhà sản xuất rồi. Chính thái độ này phá hủy nhanh chóng đội ngũ sáng
tác, anh em nghệ sỹ hiện còn đang đấu tranh quyết liệt nhưng kéo dài hơn nữa
họ sẽ nhanh chóng tan vỡ, không còn tinh thần làm việc và sáng tạo nữa.
Nhiều năm qua
đúng là hãng phim xuống cấp nghiêm trọng, nhưng chúng tôi vẫn làm việc và
chia sẻ với lãnh đạo. Qua tất cả việc làm của Vận tải thủy tôi tin họ không
muốn tiếp tục làm phim. Mỗi năm họ dự định làm một phim, dựa vào nguồn đặt
hàng nhà nước. Cổ phần hóa không phải như thế. Trước đây chúng tôi vẫn làm
như thế, bản thân tôi cộng tác với chi nhánh hãng mỗi năm sản xuất 10 phim.
Chúng tôi sẽ kiến nghị để tiền nhà nước không bị thất thoát vào túi một số ai
đó, không để truyền thống hãng bị phá bỏ và tiêu tan những tài năng còn bám
trụ ở hãng. Tôi nghĩ bất cứ ai có trách nhiệm đều phải lên tiếng, trước hết
phải làm đúng con đường cổ phần hóa.
Đạo diễn, diễn
viên Quốc Tuấn: Lo xóa sổ hãng phim
Tôi là người đầu tiên ủng hộ chủ trương cổ phần hóa. Trong nhiều năm
khi đạo diễn Vương Tuấn Đức làm giám đốc, hãng phim rơi xuống đáy khủng
hoảng. Hơn ai hết nghệ sỹ đều trông chờ cổ phần hóa sẽ vực dậy sức sống
của anh cả đỏ nền điện ảnh, tuy nhiên những mong chờ đó đang
trở thành vô vọng.
Chúng tôi hoàn toàn thất vọng bởi những cam kết trước đó không thực
hiện được, như lương phân bổ cho cán bộ công nhân viên không theo nguyên tắc
nào. Chúng tôi nghi ngờ về năng lực của nhà đầu tư chiến lược.
Dự án Người yêu ơi đang gấp rút thực hiện do Cục Điện
ảnh đặt hàng từ năm 2016 trước khi cổ phần hóa. Hơn thế cách điều hành khó
hiểu: Phân đạo diễn làm trợ lý và thư ký của phim. Họ gọi chúng tôi lên, bảo
chúng tôi không cần đến hãng phim, rồi tự tìm việc, tự trả lương. Ứng xử
thiếu tôn trọng nghệ sỹ như thế sớm muộn gì nghệ sỹ bỏ hãng mà đi, dần dần
xóa sổ hãng.
Bảo Hân (ghi)
Tôi cứ
nghĩ tập đoàn kinh tế lớn, kinh doanh lớn chứ ai cho thuê mở cà phê, chân gà
nướng rẻ mạt. Họ tận dụng cái lợi trước mắt, phá truyền thống lâu đời để kinh
doanh lặt vặt.
NSND Phạm Nhuệ Giang
(Theo
Tiền Phong) Hà Thành - Hiểu Minh
|
Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét