Bài
học đắt giá từ chuyện nhờ Trung Quốc xây sân bay
Cập nhật lúc 17:05
TTO - Mattala Rajapaksa, sân bay quốc tế lớn thứ hai của Sri Lanka,
đang được rao bán để trả nợ cho Trung Quốc bởi chính phủ nước này đã mất khả
năng chi trả.
Sân bay quốc
tế Mattala được xây bằng vốn vay Trung Quốc luôn trong tình trạng vắng khách
- Ảnh: AFP
Được xây bằng
vốn vay Trung Quốc và đưa vào sử dụng năm 2013, nhưng tới tận tháng 5-2017
mới có đường bay thứ hai được mở tới Mattala.
Được thiết kế
để có thể đón hàng triệu lượt khách mỗi năm, nhưng giờ chỉ có hơn chục hành
khách tới đây mỗi ngày.
Được kỳ vọng
sẽ trở thành điểm nhấn, góp phần thay đổi diện mạo vùng đất hoang vu và nghèo
khó, năm 2016, nguồn thu lớn nhất của Mattala không đến từ các dịch vụ liên
quan đến ngành hàng không, mà đến từ chuyện…cho thuê mặt bằng trong sân bay
làm kho trữ gạo.
Quá nhiều
"cái được" được vẽ ra từ cái viễn cảnh hấp dẫn ban đầu nhưng được
hay mất đến giờ đã rõ, mà hiểu rõ nhất, chắc chỉ có chính phủ Sri Lanka.
Nhiều chuyên
gia đã cảnh báo, gọi đây là cái bẫy nợ của Trung Quốc. Nhận vốn vay từ Trung
Quốc, đến khi mất khả năng chi trả, chính quyền sở tại sẽ buộc phải đi đến
quyết định chuyển nhượng lại quyền kiểm soát tại các dự án cho Bắc Kinh.
Vay nợ Trung
Quốc cũng giống như dính vào ma túy.
Giáo sư về
nghiên cứu chính sác Brahma Chellaney
Từ nợ tới nợ
Dự án sân bay
Mattala không xuất phát từ nhu cầu cấp thiết về kinh tế của địa phương. Khi
cuộc nội chiến 27 năm ở Sri Lanka kết thúc vào năm 2009, tổng thống khi đó là
Mahinda Rajapaksa đã đưa ra ý tưởng muốn biến vùng quê nghèo của ông thành
một thành phố thương mại tầm cỡ thế giới.
Nhưng khách
tới Mattala đâu chẳng thấy, chỉ thấy giấy nợ tới tấp. Số liệu của Bộ giao
thông vận tải và hàng không dân dụng Sri Lanka cho thấy doanh thu hàng năm
của sân bay chỉ khoảng 300.000 USD, chẳng thấm vào đâu so với con số 23,9 triệu
USD là số tiền phải trả nợ hàng năm cho Trung Quốc trong suốt 8 năm tới.
Và Sri Lanka
đã quyết định rao bán quyền kiểm soát để trả nợ. Ít nhất 8 nước đã thể hiện
sự quan tâm, nộp hồ sơ khi chính quyền Colombo công bố quyết định chuyển
nhượng cổ phần hồi cuối tháng 6, theo tạp chí Forbes.
Chẳng có gì
ngạc nhiên khi cái tên Trung Quốc xuất hiện, đi kèm đó là một nhân vật mới:
Ấn Độ.
New Delhi đề
nghị khoản tiền 205 triệu USD cho 70% cổ phần tại Mattala trong vòng 70 năm.
Đề xuất đó đang được chính phủ Sri Lanka xem xét.
Nhưng đó chẳng
phải là điều người ta quan tâm ngoại trừ chuyện sẽ đặt ra câu hỏi: Rốt cuộc
thì Sri Lanka được cái gì?
Cho tới bây
giờ, vẫn chưa có kết quả cuối cùng số phận của Mattala sẽ về tay quốc gia
nào. Nhưng bài học từ cảng nước sâu Hambantota cũng được xây từ vốn vay Trung
Quốc thì đã hiện hiện trước mắt.
1,1 tỉ USD là
số tiền Bắc Kinh bỏ ra để được kiểm soát khu vực này trong vòng 99 năm. Trung
Quốc cũng hứa sẽ đầu tư thêm 600 triệu USD vào Hambantota để khiến nó khởi
sắc.
Tuy nhiên, xem
ra vẫn còn quá hời để một quốc gia tiếp cận được một vị trí chiến lược nằm
gần tuyến đường chở hơn 80% dầu nhập khẩu của chính nước đó.
Vay nợ để xây,
xây dựng xong lại ngập trong nợ và chi phí bảo trì rồi quyết định bán để trả
nợ. Nhưng cái nợ lớn nhất của chính phủ Sri Lanka, là một câu trả lời với
người dân.
Biếm họa về
sân bay Mattala: sân bay chiếm trọn đất nước Sri Lanka, máy bay phải đậu trên
đất, đường băng thì dành cho các loài động vật hoang dã - Ảnh chụp màn hình
Cảnh tỉnh
"Tôi từng
nghĩ dòng tiền của Trung Quốc sẽ giúp nền kinh tế khởi sắc. Giờ thì chúng tôi
giống như đang bị buộc phải bán của cải trong nhà để trả nợ", Amantha Perera
- một nhà báo Sri Lanka nói với báo New York Times của Mỹ.
Nợ quốc tế của
quốc đảo nhỏ bé này ước tính khoảng 64,9 tỉ USD, riêng Trung Quốc chiếm gần 8
tỉ USD.
Sri Lanka
không phải là con nợ duy nhất của Trung Quốc ở châu Á. Theo sau đó là
Pakistan, Myanmar, Campuchia, và cả những nước châu Phi xa xôi như Kenya,
Djibouti,...
Khi Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình thúc đẩy sáng kiến Vành đai, Con đường bằng những cam
kết đầu tư tại diễn đàn BRI tháng 5 rồi, những nghi ngờ
đã xuất hiện từ trước đó rất lâu.
Ít nhất 68
quốc gia đã bị "hớp hồn" trước viễn cảnh lợi ích mà sáng kiến này
đem lại, nhưng nói như một nhà bình luận quốc tế: "nhận thì dễ, trả mới
khó".
"Những dự
án mà Trung Quốc đề xuất quá lớn, quá hấp dẫn, được ví như một cuộc cách mạng
(về cơ sở hạ tầng) khiến nhiều nước nhỏ không thể cưỡng lại được", giáo
sư Brahma Chellaney thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách New Delhi nhận định
với New York Times.
Các dự án cơ
sở hạ tầng không phải là thứ đem lại lợi ích ngay tức khắc nhưng là nền tảng
cho sự hiện diện lâu dài của Trung Quốc. Giới chuyên môn cho rằng những dự án
này thực chất chỉ phục vụ cho mục đích của Bắc Kinh hơn là nước sở tại.
"Người
Trung Quốc chỉ nhắm tới nguồn tài nguyên", báo New York Times viết,
những tuyến đường sắt kết nối hay cảng biển chỉ nhằm "tạo điều kiện
thuận lợi để Bắc Kinh tiếp cận dễ hơn với các nguồn tài nguyên của nước
khác".
Sân bay quốc tế Mattala Rajapaksa nằm cách
cảng nước sâu Hambantota khoảng 250km về phía bắc. Khách viếng thăm chủ yếu của
sân bay này là các động vật hoang dã (!?). Chúng nhiều tới nỗi một nhóm 350
binh sĩ Sri Lanka hồi năm ngoái đã được triển khai tới đây để xua đuổi.
Ấn Độ đưa ra đề xuất mua
70% cổ phần sân bay Mattala chỉ 2 tuần sau khi Trung Quốc thâu tóm thành công
cảng Hambantota.
(Theo
TTO) DUY LINH
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét