43.000 tỉ đồng và nguy cơ thua lỗ
Cập
nhật lúc 10:14
Bộ KH-ĐT công bố bảng 'phong thần' một
loạt các dự án với tổng vốn đầu tư gần 43.000 tỉ đồng đang thua lỗ kéo dài,
tạm dừng hoạt động.
Dự án Thành
An Tower. 21 Lê Văn Lương, Hà Nội hiện đang dở dangẢnh: Phạm Hùng
12 dự án nghìn tỉ đồng thua lỗ chỉ là phần nổi của băng chìm, mới đây Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) công bố bảng “phong thần” một loạt các dự án khác với tổng vốn đầu tư gần 43.000 tỉ đồng đang thua lỗ kéo dài, tạm dừng hoạt động, có nguy cơ “đắp chiếu”, gây thiệt hại lớn cho ngân sách
“Chết” vì bất động sản
Theo báo cáo của Bộ KH-ĐT vừa gửi Thủ tướng, tính đến ngày 25/8, qua tổng
hợp số liệu về hiệu Theo báo cáo của Bộ KH-ĐT vừa gửi Thủ tướng, tính đến
ngày 25/8, qua tổng hợp số liệu về hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp nhà
nước (DNNN) cho thấy, có 72 dự án (DA) trên cả nước đang có dấu hiệu hoạt
động không hiệu quả.
Đứng đầu bảng "phong thần" là các dự án nghìn tỉ đồng như:
Phóng vệ tinh Vinasat 2 của VNPT, tổng vốn 5.462 tỉ đồng, từ năm 2012 - 2016
lỗ hơn 1.200 tỉ đồng; Nhà máy bột giấy Phương Nam tổng vốn đầu tư 1.487 tỉ đồng,
sau điều chỉnh tăng 2,2 lần và hiện đã dừng hoạt động; Bột giấy Thanh Hóa gần
1.700 tỉ đồng hiện cũng đang “trùm mền”…
Các DA vốn dưới nghìn tỉ có thể kể đến như: Xây dựng trụ sở Đài truyền
hình kỹ thuật số vốn 624 tỉ đồng, có nguy cơ lãng phí vì chưa đạt tối đa công
suất, kéo dài thời gian bàn giao giữa VTC và VTV; Khu liên hợp công nông
nghiệp Dofico của Đồng Nai vốn gần 795 tỉ đồng, gặp khó khăn đang phải thực
hiện chuyển giao cho đối tác nước ngoài… Công ty TNHH MTV Hà Thành với DA khu
đô thị Mê Linh vốn 510,47 tỉ đồng đã tạm dừng, dở dang, chưa hoàn thiện đầu
tư. Tổng công ty Thành An triển khai DA khu nhà ở, thương mại tại Nhân Chính,
Thanh Xuân, Hà Nội vốn gần 695 tỉ đồng hiện cũng tạm dừng… Đây đều là các doanh
nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.
Riêng Vinalines vì vẫn đang “chết dí” với một loạt DA hạ tầng cảng
biển, kho bãi như: cảng quốc tế Vân Phong, kho bãi container Hải Phòng, đầu
tư xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía nam…
Qua tổng hợp, Cục Phát triển DN thuộc Bộ KH-ĐT đánh giá các DA đầu tư
có dấu hiệu không hiệu quả do thời gian đầu tư kéo dài nhiều năm, phải điều chỉnh
tổng mức đầu tư. DA đi vào hoạt động nhưng không đảm bảo công suất thiết kế,
thua lỗ kéo dài… tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản, phát triển hạ
tầng, nông nghiệp và ở các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn là chính.
Tổ
hợp văn phòng, dịch vụ và nhà ở Thành An Tower tại 21 Lê Văn Lương, Hà Nội
dang dở (Chủ đầu tư: Tổng công ty Thành An, Bộ Quốc phòng) Ảnh: Phạm Hùng
Năng lực yếu kém
Song, những con số trên vẫn chưa phản ánh hết thực trạng lãng phí đầu
tư công, bởi Bộ KH-ĐT cho biết cơ quan này mới chỉ nhận được báo cáo của 12
bộ ngành, 37 địa phương, 2 tập đoàn kinh tế, 9 tổng công ty nhà nước. Nếu so
với tổng số DNNN phải thực hiện rà soát, báo cáo mới chiếm 31,25%.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng các DA đầu tư có dấu hiệu không hiệu quả,
theo Bộ KH-ĐT, do năng lực chủ đầu tư yếu kém trong quá trình đề xuất, lập,
thẩm định, triển khai và quản lý, dẫn đến tình trạng đầu tư kéo dài, có dự án
trên 10 năm. Bên cạnh đó, công tác lập DA còn nhiều yếu kém. Năng lực và
trách nhiệm quản lý DA của các chủ đầu tư còn hạn chế, yếu kém ở hầu hết các
khâu gồm: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư…
Một số dự án điển hình có
dấu hiệu đầu tư không hiệu quả
Trao đổi với Thanh Niên PGS-TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng
Viện Kinh tế VN, cho rằng câu chuyện thất thoát, lãng phí và kém hiệu quả
trong đầu tư công diễn ra lâu nay nhưng chưa được khắc phục. Việc công khai
các DA phải làm rõ nguyên nhân, qua đó có giải pháp quản dòng vốn ngân sách.
“Nhà nước đã quyết lập một cơ quan quản lý vốn nhà nước tại các DNNN thì nên
sớm triển khai để khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả này”,
ông Thiên đề xuất.
Đồng quan điểm, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Đinh Văn Nhã,
cũng khẳng định đầu tư công VN phải có những giải pháp và bài toán để giải
quyết tình trạng này dứt điểm, không để gây ra lãng phí, thất thoát ngân sách
nhà nước.
Trong văn bản của mình, Bộ KH-ĐT đề xuất, đối với nhóm DA đầu tư thuộc
lĩnh vực xây dựng bất động sản cần thực hiện việc thoái vốn hoặc chuyển
nhượng phần vốn góp theo nguyên tắc thị trường và bảo đảm không thất thoát
vốn đầu tư. Với các DA thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng (cảng biển, khu công
nghiệp…), Chính phủ sớm nghiên cứu tìm kiếm nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài
nước để hình thành các doanh nghiệp thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong
trường hợp không có nhà đầu tư quan tâm thì thực hiện quyết toán DA và chuyển
giao cho các đơn vị đủ năng lực thực hiện.
Song theo quan điểm của TS Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước, khi đã công bố DA có dấu hiệu thiếu hiệu quả thì cần làm rõ nguyên nhân
chủ quan, khách quan. Ngay từ khâu đề xuất triển khai các DA đầu tư sử dụng
vốn nhà nước phải gắn cụ thể với trách nhiệm của người đại diện vốn tại DNNN
và ban điều hành (HĐTV, HĐQT) để đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng vốn
đầu tư.
Ngoài ra, phải công khai, minh bạch và đấu thầu rộng rãi để lựa chọn
được tư vấn có chất lượng trong các khâu lập DA, thẩm định DA, triển khai
thực hiện DA, quản lý DA... Nghiên cứu, xây dựng chế tài quy định trách nhiệm
của đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị thẩm tra thiết kế trong công tác lập DA,
hồ sơ thiết kế.
(Theo Thanh Niên) Anh
Vũ
|
Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét