Công
bằng chính sách thuế: Ưu đãi Samsung tỉ đô, thu thuế bà bún bò!
Cập nhật lúc 09:42
Chính sách ưu đãi doanh nghiệp nước ngoài ở Việt
Nam như Samsung khiến cho nhà nước mất nhiều tỉ USD thuế. Trong khi đó một hộ
bán bún bò 10 tô/ngày cũng phải đóng thuế thu nhập cá nhân...
Tại một cơ sở sản xuất bao bì cho Samsung
tại Hà Nội - Ảnh: T.HƯƠNG
Chỉ
trong 6 tháng năm 2017, 4 công ty của Samsung Electronics ở Việt Nam đã mang
về 27,4 tỉ USD doanh thu, tương đương 622.000 tỉ đồng. Lợi nhuận của Samsung
ở Việt Nam đạt 3,1 tỉ USD, tức khoảng 70.600 tỉ đồng.
Hai con
số doanh thu và lợi nhuận tỉ đô này có ý nghĩa như thế nào?
Trước
hết, thử làm một phép tính đơn giản, ta có thể tính được mỗi ngày 4 công ty ở
Việt Nam của Samsung ăn nên làm ra như thế nào?
Tính
luôn cả thứ Bảy và Chủ nhật, mỗi ngày, trong 6 tháng đầu năm, các công ty
Samsung ở Việt Nam (chỉ riêng mảng điện tử) bán được lượng hàng trị giá 1.700
tỉ đồng, thu về lợi nhuận 193 tỉ đồng.
Nếu
tính cả năm, đem con số trên nhân đôi ta có con số rất đẹp: 3.400 tỉ doanh
thu, 386 tỉ đồng lợi nhuận mỗi ngày.
Để thấy
con số lợi nhuận trên lớn hay nhỏ như thế nào, hãy thử đặt cạnh hai đại công
ty của Việt Nam có doanh thu số 1 và số 2.
Theo
các số liệu, 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Viettel là 21.500 tỉ
đồng, tức chưa đầy 1 tỉ USD, còn của Tập đoàn Dầu khi là 13.000 tỉ đồng, tức
khoảng hơn nửa tỉ đô.
Như
vậy, nếu cộng cả hai ông lớn của Việt Nam cũng chỉ mới bằng phân nửa của bốn
ông nhỏ của Samsung Electronics ở Việt Nam.
Trên cả
nước có khoảng 600.000 doanh nghiệp đang hoạt động, cùng vài triệu hộ kinh
doanh đang được vận động để nâng cấp lên doanh nghiệp.
Trong
số đó, thử đặt câu hỏi có bao nhiêu doanh nghiệp bươn chải 365 ngày vẫn chưa
bằng 24 tiếng đồng hồ của Samsung ở Việt Nam?
Và có
bao nhiêu doanh nghiệp tầm cỡ có được phần tiền lời mà Samsung chỉ cần làm
trong ba ngày, tức hơn 1.000 tỉ?
Có nên thả tôm bắt tép
Dẫu
rằng mọi so sánh là khập khiễng, nhưng sẽ không quá khi đặt câu hỏi: Làm thế
nào mà Samsung lại có doanh thu và lợi nhuận "khủng" như vậy?
Câu trả
lời sẽ khá dài dòng, từ chuyện thương hiệu, từ mạng lưới sản xuất toàn cầu,
từ những sản phẩm công nghệ đỉnh cao, từ sản xuất lớn...
Nhưng
cũng cần lưu ý một điều rằng lợi nhuận của Samsung Electronics Việt Nam một
phần không nhỏ đến từ các ưu đãi, trong đó có thuế.
Ở nhiều
khu công nghiệp Việt Nam những khoảng đất vàng đẹp nhất, thuận lợi nhất với
đầy đủ hạ tầng, và cơ sở vật chất... luôn dành để chờ các nhà đầu tư nước
ngoài FDI.
Chưa
đủ, Chính phủ luôn dành các ưu đãi về thuế, từ ưu đãi về tiền thuê đất đến
thuế thu nhập doanh nghiệp, lĩnh vực đầu tư, miễn giảm thuế...
Những
doanh nghiệp nào mon men ra nước ngoài sẽ thấy khó hiểu: Với nhiều quốc gia,
các nhà đầu tư FDI chỉ đòi hỏi ưu đãi bằng doanh nghiệp trong nước là đã thấy
quá đủ.
Vậy mà,
ở Việt Nam thì ngược lại: FDI quá được ưu đãi khiến doanh nghiệp trong nước
phải nằm mơ.
Ưu đãi
lớn như thế, doanh thu và lợi nhuận lớn như thế, nhưng theo một nghiên cứu từ
Đại học Fulbright, phía Việt Nam chỉ được hưởng phần ít, chỉ độ chừng 8% giá
trị do Samsung trong nước tạo ra.
Intel,
một tập đoàn công nghệ cao tỉ đô khác ở Việt Nam, cũng theo nhóm nghiên cứu
này, phần giá trị mà Việt Nam hưởng còn ít hơn: chỉ chừng 1%.
Chuyện
ưu đãi chồng ưu đãi này tương phản với khối doanh nghiệp trong nước: thuế
chồng thuế, phí chồng phí.
Điều đó
dẫn đến một sự phát triển kinh tế khá khập khiểng: FDI ngày càng lớn mạnh,
doanh nghiệp Việt ngày càng teo tóp.
Và thêm
một lần nữa, việc tăng 5 sắc thuế mà Bộ Tài chính đang nhăm nhe nhắm vào,
khiến cho những người dân và các doanh nghiệp nhỏ vốn dễ tổn thương, càng
thêm dễ gãy vỡ.
Thử lấy
ví dụ bà Ba bán một ngày được 10 tô bún bò, mỗi tô 30.000 đồng, mỗi tháng
được gần 10 triệu, vậy là bà Ba phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Các loại
thuế khác, dĩ nhiên là không tránh khỏi.
Có hàng
triệu bà Ba như thế trên khắp Việt Nam, đại diện cho các hộ kinh doanh nhỏ.
Hàng năm các cơ quan thuế phải dành 26% nhân lực để thu thuế nhóm này với vỏn
vẹn số thuế thu được chiếm 2% ngân sách.
Trong
khi đó, những ông lớn doanh thu hàng chục tỉ USD, lợi nhuận hàng tỉ USD thì
lại được hưởng các ưu đãi rất nhiều, như Samsung chẳng hạn.
Chúng
ta có thể nói rằng một Samsung được ưu đãi là vì đóng góp lớn cho xã hội, cho
ngân sách, còn những bà Ba thì chỉ thu vén trong gia đình họ thôi?
Cũng sẽ
có người lý giải rằng khó trách Bộ Tài chính khi nếu không ưu đãi thì những
Samsung, LG, Intel... sẽ không lựa chọn Việt Nam, mà đi tìm các "vùng
đất hứa" khác. Lúc đó bà Ba sẽ chẳng biết bán bún cho ai?
Nhưng
cái vòng luẩn quẫn sẽ là thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến bằng ưu đãi
thì để giữ chân họ lại cũng sẽ phải bằng các ưu đãi.
Câu
chuyện về Toyota "dọa" rút khỏi Việt Nam nếu không được "ưu
đãi" con số lên tới 2 tỉ USD, cũng phần nào cho thấy điều đó.
Samsung,
chẳng hạn, khi nhà máy Bắc Ninh hết hạn ưu đãi, có thể chuyển phần sản xuất
đến Thái Nguyên, để kéo dài thời gian không phải đóng thuế hơn?
Và
trong khi những đại tập đoàn được nhận các ưu đãi ngất trời đó, những hộ kinh
doanh gia đình như bà Ba bán bún bò, các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, vừa, bán
hàng qua Facebook... lại phải được đưa vào diện nộp thuế để bù vào phần ưu
đãi đó?
Dường
như có cái điều gì đó không đúng?
(Theo Tuổi trẻ) HOÀNG
PHI
Một thời ưu tiên
đầu tư ngoại bằng mọi giá, chỉ quan tâm "bề rộng", không cần biết "chiều
sâu". Nay cái "bề rộng" đang phát lộ nhiều bất cập. Tiền thuế
thu về nếu phải chi xử lí môi trường triệt để thì chẳng còn là bao. Tư duy
này nếu không sớm thay đổi thì hậu họa không nhỏ! Nó được đánh đổi bằng sức
khỏe giống nòi.
Thương Giang
|
Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét