Bộ Y
tế ban hành văn bản trái ý kiến Thủ tướng
Cập nhật lúc 14:49
Tổ công tác
của Thủ tướng cho biết, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Y tế đã thừa lệnh Bộ trưởng
ký văn bản không đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.
Sáng nay, Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng dẫn đầu tổ công
tác của Thủ tướng làm việc với Bộ Y tế về công tác kiểm tra chuyên ngành với hàng
hóa xuất nhập khẩu.
Bộ trưởng Mai
Tiến Dũng nói rõ, mục tiêu của buổi làm việc là để mọi thứ được tốt hơn chứ
không phải bới bèo, cũng không phải tranh luận đúng hay sai.
3 bộ khiến DN
tốn hơn 28 triệu ngày
Bộ trưởng Mai
Tiến Dũng cho biết, Bộ Y tế có rất nhiều mặt hàng kiểm tra chuyên ngành, song
vừa phải bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước vừa phải tạo điều kiện thông thoáng
cho kinh tế phát triển, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp (DN),
chống lợi ích nhóm, co kéo lợi ích cục bộ. Đặc biệt vấn đề bỏ các rào cản,
giấy phép con.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng
Tuy nhiên Bộ
trưởng đánh giá, trong kiểm tra chuyên ngành của Bộ Y tế nói riêng, các bộ
nói chung còn nhiều bất cập. Kiểm tra còn chồng chéo, một mặt hàng nhưng điều
chỉnh của nhiều văn bản, bị kiểm tra của nhiều bộ và của nhiều cơ quan cùng
một bộ.
Tỷ lệ kiểm tra
lớn, hồ sơ kiểm tra nhiều nhưng tỉ lệ phát hiện vi phạm chỉ 0,06%. Đây là tỉ
lệ rất nhỏ, trong khi kiểm tra thủ công, bằng cảm quan, không công bố quy
chuẩn, tiêu chuẩn.
Bộ trưởng cho
rằng danh mục mặt hàng công bố còn quá lớn. Nếu tính năm 2016, các DN đã phải
tốn 30 triệu ngày công cho kiểm tra chuyên ngành và 14.300 tỷ đồng. Trong đó
riêng 3 Bộ Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Công Thương
chiếm đến 28,8 triệu ngày công và hơn 12.200 tỷ đồng. Riêng Bộ Y tế với 5
danh mục, 5 nội dung kiểm tra chiếm 86%.
Hiện thời gian
thông quan của cơ quan hải quan chỉ chiếm 28%, 72% còn lại từ cơ quan chuyên
ngành.
Bộ trưởng yêu
cầu Bộ Y tế cần công bố cụ thể có bao nhiêu thủ tục, danh mục hàng hóa, mặt
hàng đang kiểm tra chuyên ngành hay hậu kiểm, có thể đánh giá khảo sát để áp
dụng nguyên tắc quản lý rủi ro được không, có chuyển từ tiền kiểm sang hậu
kiểm được không?
Bộ trưởng cho
biết, trong buổi kiểm tra tại Hải Phòng hôm qua, tại cơ quan kiểm tra chuyên ngành
của Bộ NN&PTNT có kiểm tra tại chỗ, xét nghiệm chất lượng tại chỗ nhưng Bộ
Y tế thì không có labo nào, tất cả lên Núi Trúc hết (Cục ATTP-PV).
“Toàn bộ kiểm
tra bằng cảm quan, trong khi đó chúng ta không công bố được quy chuẩn, tiêu
chuẩn, chỉ làm thủ tục chứ không có sản phẩm. Tiền thu 1 bộ hồ sơ là 1,05
triệu, nhân với 407 bộ tương đương 430 triệu thì có cần thiết không”, Bộ
trưởng nói.
Yêu cầu huỷ
văn bản trái ý kiến Thủ tướng
Bộ trưởng Mai
Tiến Dũng truyền đạt lại 6 vấn đề Thủ tướng lưu ý Bộ Y tế.
Thứ nhất, Bộ
mới thực hiện được 5/9 nhiệm vụ 2016. Trong đó, DN quan tâm nhất tới việc sửa
đổi Nghị định 38 về an toàn thực phẩm.
Thứ hai, danh
mục hàng hóa còn chồng chéo giữa các bộ ngành, phải xem xét, cố gắng đề xuất
với Chính phủ thống nhất giao một cơ quan chủ trì, các cơ quan khác phối hợp.
Thứ ba, danh
mục hàng hóa đã ban hành nhưng chưa có mã HS và danh mục hàng hóa chưa ban
hành, cần gắn mã HS để minh bạch trong kiểm tra.
Thứ 4, bất cập
trong công tác kiểm tra. Đây là vấn đề DN và hiệp hội ngành hàng quan tâm
nhất, làm cách làm thế nào tháo gỡ cho DN.
“Chúng ta đặt
vấn đề liên quan đến an toàn sức khỏe nhưng thực chất chúng ta nói một đằng
làm một nẻo, kiểm tra không có sản phẩm, không test mẫu hàng hóa, chỉ làm hồ
sơ thôi, hồ sơ đó là DN mang một sản phẩm khác lên Núi Trúc làm, rất nhiều
hiệp hội nói thế. Chúng tôi có đủ cơ sở để minh chứng”, Bộ trưởng Dũng nhấn
mạnh.
Ông cho rằng
cần minh bạch, không thể đưa ra lý luận để bao biện.
Thứ năm, bất
cập trong thực hiện cơ chế 1 cửa quốc gia, phải đảm nhiệm 55 thủ tục trong
giai đoạn 2016-2018. Trong giai đoạn 2016-2017 đăng ký thực hiện 27 thủ tục
nhưng mới thực hiện được 5 thủ tục, chiếm 9%, như vậy rất thấp.
Bộ trưởng Y tế cho biết, Bộ quyết tâm điều chỉnh các vấn đề Thủ tướng
nêu trên cơ sở công khai, minh bạch
Thứ 6, việc
ban hành văn bản hành chính không đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. Các hiệp
hội ý kiến rất nhiều.
Cụ thể, Phó
Thủ tướng Vũ Đức Đam đã 3 lần tổ chức đối thoại với DN, đã kết luận không quy
định yêu cầu DN phải sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm mà chỉ yêu
cầu các DN sản xuất muối phải bổ sung i-ốt. Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Pháp chế
đã thừa lệnh Bộ trưởng Y tế ký một công văn hoàn toàn trái ý kiến kết luận.
“Như vậy vấn
đề thẩm quyền có đúng không? Bộ cũng phải xem xét, thẩm quyền Vụ trưởng có
được ký các văn bản thực hiện đó không. Tôi nghĩ không được, không ai có thẩm
quyền như thế được”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng cho
rằng, đôi khi chúng ta rất coi nhẹ việc đưa ra các văn bản mà không hình dung
tạo ra bao nhiêu sự kìm hãm, tạo ra giấy phép con không cần thiết.
Bộ trưởng Dũng
yêu cầu, ngay tại cuộc họp này, Bộ trưởng Y tế phải ra thông báo huỷ bỏ Công
văn 1216 do Vụ trưởng Vụ Pháp chế ký. Việc ký văn bản đó là lạm quyền, tạo ra
giấy phép con.
Bộ trưởng Y tế
Nguyễn Thị Kim Tiến nói những vấn đề tổ công tác đặt ra Bộ đang trăn trở,
quyết tâm điều chỉnh trên cơ sở công khai, minh bạch, tạo điều kiện tối đa
cho DN.
"Những
thủ tục cần bỏ phải bỏ, tránh lợi ích nhóm, phiền toái cho DN. Cái nào sai
thì chúng ta phải tiếp thu sửa chữa, còn cái nào theo luật quốc tế và không
thể bỏ được vì sức khoẻ Nhân dân. Vì ở đây co kéo 2 phía, một phía chia sẻ
với DN, nhưng phía khác, một số siêu thị, người sử dụng thì cũng phản ánh dứt
khoát phải chặt chẽ. Vì thế nên phải hài hòa" - Bộ trưởng Tiến nhấn mạnh.
(Theo VietNamNet) Thúy Hạnh
|
Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét