'Một bộ phận không nhỏ' dần được điểm mặt
chỉ tên
Cập nhật lúc 15:01
'Việc kỷ luật
liên tục hàng loạt cán bộ, lãnh đạo, kể cả lãnh đạo cấp cao trong thời gian
qua cho thấy, “một bộ phận không nhỏ” đã dần dần được điểm mặt chỉ tên -
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc nói.
PGS.TS Nguyễn
Trọng Phúc (nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh) cho rằng, kết luận của UB Kiểm tra TƯ chỉ rõ hàng loạt sai phạm của Bí thư, Chủ tịch TP Đà
Nẵng mới đây cũng như nhiều vụ trước đó cho thấy, việc xử lý kỷ
luật cán bộ cấp cao diễn ra liên tục và “không có vùng cấm”.
Điều đó một
lần nữa khẳng định lời Tổng bí thư: “Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải
cháy”.
Cần rà lại
công tác bổ nhiệm cán bộ
Ông Phúc lý
giải, “lò nóng lên” là vì bây giờ chúng ta công khai hóa. “Tất cả những ai vi
phạm, từ vị trí lớn đến vị trí nhỏ đều công khai cho toàn Đảng, toàn dân
biết. Thành ra dư luận xã hội quan tâm, trở thành vấn đề bức xúc”, ông nói.
Trước đây,
chúng ta có xử lý nhưng chỉ trong nội bộ rồi thông báo trong Đảng chứ không
công khai.
“Còn bây giờ
ta thực hiện chủ trương của Đảng là mọi việc đều công khai, dân chủ, minh
bạch. Đây cũng là điểm tốt để nhân dân và toàn Đảng giám sát cán bộ, xây dựng
Đảng trong sạch, vững mạnh”, ông nói.
Theo ông, “một
bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên trong đó có lãnh đạo cấp cao suy thoái,
biến chất đã dần dần được điểm mặt chỉ tên cụ thể chứ không còn chung chung
như trước đây.
“Trước đây ta
chỉ nhận định chung, cũng có lúc ta phê bình và tự phê bình nhưng xử lý cán
bộ không công khai nhiều nên ít người biết”, ông nói.
Đến năm 2015,
chúng ta mới công bố số liệu cán bộ, đảng viên bị thi hành kỷ luật từ Nghị
quyết TƯ 4 khóa 11 đến hết 2015 là 54.000 cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật.
Đến hết 2016 có đến 74.000 cán bộ đảng viên bị xử lý kỷ luật.
“Con số đấy là
lớn chứ không còn số ít nữa" - ông nói. Từ đấy mình cứ công khai, nhất
là cán bộ cao cấp để thấy tính nghiêm minh của Đảng, làm rất quyết liệt chứ
không phải “đánh trống bỏ dùi”, nói to mà không làm...
Từ vụ việc của
Đà Nẵng với nhiều sai phạm nghiêm trọng của Bí thư và Chủ tịch TP cũng như nhiều
vụ trước đó, ông Phúc đề nghị cần rà lại công tác đề bạt, bổ nhiệm, quản lý
cán bộ.
Tìm nguyên
nhân lãnh đạo "xuống dốc không phanh"
"Xuống
dốc không phanh" là cụm từ được ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng gọi tên cho
những sai phạm của cán bộ, đặc biệt là lãnh đạo cấp cao như Bí thư, Chủ tịch Đà Nẵng
và nhiều lãnh đạo đã bị kỷ luật trước đó.
Vì vậy ông ủng
hộ việc cần có cuộc tổng rà soát lại vấn đề bổ nhiệm cán bộ ở các cấp, các
ngành, lĩnh vực.
“Theo tôi,
cũng cần nghiên cứu, đánh giá tìm nguyên nhân của việc nhiều cán bộ, lãnh đạo
“xuống dốc không phanh”, đó từ đâu để rút kinh nghiệm chung”, ĐB tỉnh Bến Tre
đề nghị và cho rằng, cử tri và nhân dân có nhiều kênh giám sát, đánh giá cán
bộ của Đảng, Nhà nước.
ĐB Lưu Bình
Nhưỡng nói, muốn đạt hiệu quả cao trong công tác cán bộ, cần xây dựng một kế
hoạch và triển khai thực hiện thận trọng, chặt chẽ về thủ tục, quy trình.
Đồng thời bảo đảm minh bạch, khách quan; bố trí thời gian và lộ trình hợp lý vì
sẽ mất khá nhiều thời gian, công sức cho việc này.
Đối với những
trường hợp khai báo không trung thực về bằng cấp, phải xử lý thật nghiêm
khắc, tránh “kiểm điểm” suông hoặc “rút kinh nghiệm” hình thức rồi điều
chuyển chỗ khác, thậm chí đặt vào vị trí quan trọng hơn như dư luận bức xúc
đã nêu thời gian qua.
(Theo VietNamNet) Thu Hằng
|
Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét