Nhà đầu tư chỉ cần "đặt gạch" vào dự án BOT
rồi… thu tiền tỷ
Cập nhật lúc 15:56
Sáng
8.9, tại Tọa đàm khoa học Các dự án BOT - Chính sách và Giải pháp, các chuyên
gia, nhà nghiên cứu cho rằng BOT đang trở thành mảnh đất màu mỡ của nhóm quan
hệ thân hữu, các chủ đầu tư chỉ cần "đặt gạch" vào dự án còn vốn do
Nhà nước và ngân hàng lo.
Quang cảnh buổi Tọa
đàm khoa học Các dự án BOT - Chính sách và Giải pháp ngày 8.9. Ảnh: Thành An
Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế
Việt Nam cho biết, ông đã theo dõi, quan sát BOT từ năm 1998 - thời điểm Việt
Nam có nghị định đầu tiên về BOT. Đến năm 2008 ông đã dự kiến được những gì
xảy ra hiện nay.
“Khi đó, tôi và nhiều chuyên gia đã đoán được hệ lụy xảy ra từ các dự
án BOT như ngày hôm nay” - luật sư Lập chia sẻ.
Cũng đến từ Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam - Trọng tài viên
Trương Thanh Đức cho rằng: Đối với BOT quan trọng nhất là vốn, nhưng ở Việt
Nam chúng ta nhiều nhà đầu tư không cần vốn chỉ cần "đặt gạch" vào
dự án còn lại vốn là Nhà nước lo.
"Khi muốn thực hiện các dự án BOT, nhà đầu tư chỉ lo làm sao
vào được dự án, đặt được là "ăn chắc mặc bền", còn vốn chủ yếu là
nhà nước và các ngân hàng lo. Như dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, chủ đầu
tư chỉ phải lo hơn 10% vốn, còn lại là vay ngân hàng" - luật sư Đức nói.
Luật sư Đức nhấn mạnh: "Tôi thấy không ổn khi nhiều quận,
huyện cũng có thể ký hợp đồng BOT với chủ đầu tư có tổng mức đầu tư hàng
trăm tỷ đồng. Sở dĩ có chuyện đó vì dự án BOT không có rủi ro về vốn gốc, vốn
lãi nên chỉ cần “đặt gạch” vào dự án là xong".
Ông Nguyễn Nam
Cường – Nguyên chuyên viên cao cấp, Văn phòng chính phủ, Vụ trưởng – Tổng
lãnh sự Việt Nam tại Lào. Ảnh: Thành An
Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Nam Cường – nguyên chuyên viên cao cấp,
Văn phòng chính phủ, Vụ trưởng – Tổng lãnh sự Việt Nam tại Lào cho rằng:
Nhiều nhà đầu tư đang thực hiện dự án BOT theo hình thức “tay không bắt
giặc”. Bởi họ không cần kinh nghiệm, không cần quá nhiều vốn. Sau khi vào
được dự án, hầu hết vốn sẽ đi vay, thực hiện thì thuê đơn vị thi công.
““Lâu nay, BOT là mảnh đất màu mỡ đúng ra là đất của nhóm quan hệ thân
hữu vì không có tính công bằng ở đây bởi nếu công bằng thì ai cũng làm được
với kiểu "tay không bắt giặc" như này. Không có kinh nghiệm, không
vốn, nếu được quyết định thì đi vay. Không phải vay ngân hàng thương mại mà
vay hẳn ngân hàng chính sách, đó mới là điều nguy hiểm” – ông Cường đánh giá.
Tổng lãnh sự Việt Nam tại Lào dẫn chứng, ở Lào không có trạm BOT giao
thông bởi lưu lượng giao thông không đáng thu. Nhà nước bỏ ra toàn bộ kinh
phí để xây các công trình giao thông và không lập trạm thu phí. Các dự án BOT
chủ yếu là lưới điện, Chính phủ của họ kêu gọi các nhà đầu tư làm lưới điện.
Họ quy hoạch điện trong các thành phố đâu ra đấy, rất văn minh không giống ở
Việt Nam.
Còn tại vùng Đông Bắc Thái Lan, cả 18 tỉnh thuộc khu vực này không có
trạm BOT nào dù đường giao thông nước này tốt kém hơn nhiều lần so với Việt
Nam. Thỉnh thoảng họ bảo dưỡng, sửa chữa nhưng không thu phí.
Tại đây, ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho
rằng, vấn đề BOT chúng ta đã nói quá nhiều mà bây giờ vẫn phải làm hội thảo,
phải tham gia ý kiến với Chính phủ đó là điều đáng tiếc.
Ông Liên cho rằng việc đầu tư BOT là rất tốt, doanh nghiệp vận tải, người
dân được đi trên những con đường bóng loáng, tốc độ nhanh, đỡ tốn xăng dầu…
nhưng quá trình thực hiện có những bất cập nên làm méo mó chủ trương tốt của
Đảng, Nhà nước. Ông mong rằng phía cơ quan nhà nước khẩn trương khắc phục
những tồn tại đó.
(Theo Dân Viêt) Thành An
TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ngày 8/9 cho
rằng thu phí BOT hiện nay như kiểu trấn lột; người dân không đi trên đường BOT
thì không thể thu phí; không thể đường tránh một chỗ, đặt trạm thu phí chỗ
khác.
Đây là phát
biểu của TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, tại buổi
Tọa đàm "Dự án BOT - Chính sách và giải pháp" do Trung tâm
Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Viện nghiên cứu chính sách, pháp
luật và phát triển (Viện PLD) tổ chức sáng 8/9 tại Hà Nội.
TS
Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng BOT (hợp đồng theo hình thức xây dựng - kinh doanh -
chuyển giao) đang có nhiều điều không ổn, và nếu không xử lí sớm thì bất ổn sẽ
xảy ra.
Về
hợp đồng BOT, ông Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng tất cả các cổ đông liên quan đều phải
được có ý kiến, không thể chỉ có chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lí trực
tiếp được có ý kiến. "Cổ đông lớn nhất là lợi ích quốc gia, giờ ai
đại diện không rõ. Nói Bộ Giao thông Vận tải đại diện lợi ích quốc gia thì xin
lỗi…"- TS Nguyễn Sỹ Dũng bày tỏ.
Cổ
đông thứ hai, theo TS Nguyễn Sỹ Dũng, phải được có ý kiến, đó là người dân. Ai
đại diện cho người dân? Quốc hội đại diện thì Quốc hội phải tham gia thế nào đó?
Thứ
ba là những nhà làm kinh tế vận tải, đó là người chi tiền, khách hàng. Không
thể có chuyện khách hàng không được có ý kiến. "Rõ ràng khách hàng là
thượng đế. Thượng đế gì mà bắt trả bao nhiêu phải trả bấy nhiêu. Rõ ràng trong
hợp đồng của BOT, rất nhiều cổ đông của BOT không được có ý kiến. Tôi cho rằng
từ nay trở đi phải nên thay đổi"- TS Dũng nói.
Về
giải pháp, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng, cho rằng
không thể không xử lí, không thể nhắm mắt. "Vấn đề đầu tiên là thu
phí BOT như kiểu trấn lột, người ta không đi trên đường BOT thì không thể thu
phí. Đường tránh một chỗ, đặt trạm thu phí chỗ khác là không thể được, phải sửa
ngay điều này. Trả một đồng thôi mà bất công người dân cũng không chịu, vì vậy
phải dời trạm thu phí, không thể trấn lột người dân được"- ông Dũng quả
quyết.
Thứ
hai là không thể "cân điêu" cho người dân được. Anh đặt trạm BOT ở
đó, người dân sống xung quanh đó, nhưng không đi trên đường anh làm mà anh vẫn
đặt trạm thu phí. "Mỗi lần người ta đi qua, anh thu tiền của người ta, tức
là anh đang "cân điêu" cho người dân; chưa nói đến chuyện trạm thu
phí khiến cuộc sống họ hết sức khó khăn, bất tiện. Do đó phải tính khác và phải
miễn phí cho những người sống ở đó"- ông Dũng nói.
Thứ
ba phải có rõ ràng, minh bạch. "Đường mà tráng lại trên quốc lộ 1 rồi thu
phí thì cần phải hủy bỏ, bởi người dân đã trả phí bảo trì đường bộ rồi. Không
thể nào láng lại đường là anh lại thu lần nữa. Người dân đã đóng phí bảo trì
đường bộ rồi thì không thể có chuyện đó"- ông Dũng bày tỏ.
Tiếp
theo, TS Dũng cho rằng phải xem xét lại tất cả các hợp đồng BOT. "Bởi anh
nhân danh người dân, xã hội nhưng xã hội chưa được có ý kiến, các cổ đông liên
quan trực tiếp chưa có ý kiến nên phải được xem xét lại. Khoản chi phí nào bất
hợp lí phải được huỷ bỏ"-nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói.
Theo Người Lao Động
|
Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét