H-Capita:
"Bão" dư luận vì còn đó những nghi vấn
Cập
nhật lúc 15:40
Vụ việc VN
Pharma với tính chất phức tạp, nghiêm trọng và tiếp tục gây "bão"
trong dư luận với những thắc mắc mà người dân nóng lòng muốn được nghe chính
xác, vậy H-Capita có được coi là thuốc giả hay không? Tội danh của các bị can
trong vụ việc là buôn lậu hay buôn bán hàng giả?
Sự
nhiễu "loạn" thông tin trong dư luận hiện nay khiến có bệnh nhân
ung thư hoang mang, nghi ngại trong việc dùng thuốc trị bệnh ung thư. Thủ
tướng đã phải chỉ đạo giao Thanh tra Chính phủ thanh tra toàn diện công tác
cấp phép nhập khẩu, đăng kí thuốc của Cục Quản lý Dược (QLD) - Bộ Y tế.
"Thuốc
H-Capita caplet 500mg của Công ty VN Pharma có được coi là thuốc giả hay
không. Cục QLD phải có câu trả lời người dân rõ ràng minh bạch về vấn đề này.
Chứ không thể né tránh! Tại sao có cả một hàng rào thẩm định cấp phép thuốc
nhập khẩu với đội ngũ hùng hậu, kĩ càng mà lại để lọt lưới vào tới giai đoạn
đấu thầu, tới các bệnh viện (BV) để đến khi "nghi vấn giá thấp" của
VN Pharma mới nhờ Công an phối hợp điều tra rồi rút giấy phép các loại thuốc
của VN Pharma nhập khẩu?". Bà Phạm Khánh Phong Lan, nguyên Phó Giám đốc
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đặt vấn đề trong trao đổi với PV Báo CAND.
Bệnh nhân ung thư điều trị tại Bệnh
viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh. (Ảnh mang tính minh họa)
Bà
Phạm Khánh Phong Lan cũng nhận định, giải pháp đấu thầu thuốc tập trung đã
cho thấy sự bất ổn. Mục tiêu đặt ra của Bộ Y tế sắp tới sẽ hạ giá thuốc trúng
thầu xuống còn 10-15% nữa thì càng cần phải xem xét lại. Vì như vậy lại vẫn
coi trọng vấn đề giá mà không đặt trọng vấn đề kĩ thuật trong đấu thầu. Mục
tiêu này lại sẽ lại tạo ra cơ hội cho những sản phẩm thuốc trôi nổi từ nước
ngoài vào VN.
Bà
Lan cũng khẳng định, qua vụ việc VN Pharma cho thấy, bị can Nguyễn Minh Hùng
đã chuẩn bị kĩ lưỡng, cùng với nhóm tòng phạm làm hồ sơ giả cho lô thuốc toàn
bộ. Không giấy tờ, không nguồn gốc, không xuất xứ thì dù có kết quả kiểm
nghiệm ở đâu đi chăng nữa thì nó vẫn được coi là "đồ giả".
Cục
Quản lý dược và Bộ Y tế khẳng định, toàn bộ việc cấp phép là đúng quy trình.
Theo bà Lan, việc đúng hay không đúng quy trình hiện phải chờ Thanh tra Chính
phủ vào cuộc và Công an điều tra lại cho minh bạch.
Theo
đó, bà Lan đã đưa ra một số dẫn chứng cho rằng, trả lời của Cục Quản lý dược trước dư luận về quy trình cấp giấy phép
nhập khẩu lô thuốc H-Capita chứa đựng quá nhiều mâu thuẫn.
"Không
thể trả lời rằng, đã cấp số đăng kí rồi nhưng do nghi vấn H-Capita có vấn đề
nên Cục Quản lý dược đã báo cho Bộ Công an để kịp thời điều tra. Điều này là
mâu thuẫn vì Cục Quản lý dược dựa vào căn cứ nào để nghi ngờ? Toàn bộ quy
trình, bộ phận thẩm định của Cục Quản lý dược trong cấp phép nhập khẩu cho
thuốc H-Capita thì đa số là căn cứ trên hồ sơ để duyệt, thấy hồ sơ có những
điểm không khớp nhưng bộ phận thẩm định vẫn "nhắm mắt" cấp. Và nhấn
mạnh: "Đến khi có người trong Công ty VN Pharma tố cáo ra thì Cục Quản
lý dược mới có "động thái" này!".
Cũng
theo bà Phạm Khánh Phong Lan, về việc "định danh" lô hàng H-Capita
là kém chất lượng hay giả, Cục Quản lý dược "cũng không có cơ sở
gì" vì, khi một loại thuốc được cấp giấy phép nhập khẩu, khi đưa ra lưu
hành, sử dụng cho bệnh nhân phải chờ qua một thời gian, qua quá trình sử dụng
lúc đó mới có những cảnh báo từ BS, từ bệnh nhân, về cho Sở Y tế (nhà quản lí-PV)
rồi từ đây báo cáo lại cho Cục Quản lý dược.
Còn
trong vụ H-Capita, lúc Cục Quản lý dược báo cho Công an nhờ hỗ trợ thì thuốc
còn niêm phong trong kho, chưa sử dụng thì làm sao biết "kém chất
lượng"? Lí do Cục Quản lý dược trả lời do thấy giá thuốc H-Capita của VN
Pharma đưa ra giá trúng thầu thấp nên mới nghi ngờ, theo bà Lan càng thêm mâu
thuẫn ở chỗ, khi VN Pharma trúng thầu thì Sở Y tế TP Hồ Chí Minh chưa hề có
báo cáo lên Cục Quản lý dược? Vậy Cục Quản lý dược lấy thông tin ở đâu về lô
thuốc này trúng thầu vào Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, giá là bao nhiêu để nói là
do nghi ngờ giá thấp?
Ngoài
ra, vào thời điểm thuốc H-Capita trúng thầu vào khu vực TP Hồ Chí Minh, Sở Y
tế TP Hồ Chí Minh lúc đó mới báo cáo cho ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam để
cùng phối hợp trong trả tiền bệnh nhân dùng thuốc khi thuốc được lưu hành.
Nhưng
ở thời điểm đó cũng chưa hề kí hợp đồng với các BV để cung ứng các mặt hàng
đấu thầu. Vì vừa mới có kết quả trúng thầu thì Bộ Y tế đã "ách" lại
vì Công an điều tra, bắt Tổng Giám đốc VN Pharma. Nên Cục Quản lý dược làm
sao biết được giá trúng thầu rẻ hay đắt?
Một
tình huống nữa, nếu như Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã trình báo cáo cho Cục Quản
lý dược rồi đi chăng nữa, thì "ai" chỉ cho Cục Quản lý dược "mở"
ra trong hàng ngàn danh sách các công ty nhập khẩu thuốc vào Việt Nam, để Cục
Quản lý dược "cầm trúng" hồ sơ H-Capita để nói rằng, giá nó quá rẻ?
Cũng
theo bà Lan, còn rất nhiều loại thuốc khác trúng thầu vào các BV có giá còn
rẻ hơn H-Capita, tại sao Cục Quản lý dược không nghi ngờ mà chỉ có H-Capita?
Nếu như vậy thì sao không huy động nhân lực để mang tất cả hồ sơ những loại
thuốc giá rẻ ra nhờ Công an điều tra, có phải là thuốc kém chất lượng hay
không?
Đề
cập tới vấn đề vì sao H-Capita không những “lọt” qua khâu kiểm tra hồ sơ của
Cục Quản lý dược mà còn “lọt” cả khâu đấu thầu, một cán bộ Khoa Dược của một
BV tại TP Hồ Chí Minh cũng cho hay, VN Pharma trúng thầu thuốc H-Capita là vì
đã làm giả hồ sơ xuất xứ nên thuốc được đứng ở nhóm dược phẩm sản xuất ở nước
phát triển để đấu thầu.
Việc
sản xuất thuốc giả, thuốc kém chất lượng mang lại lợi nhuận khổng lồ, cho tới
nay cũng chưa có một quốc gia nào dám khẳng định sẽ chấm dứt được chuyện sản
xuất thuốc giả. Nhưng vấn đề là nhà quản lí phải có kiểm soát, kiểm tra để
phát hiện ra và sau đó xử lí thật nghiêm.
Bà
Phạm Khánh Phong Lan cũng cho biết, bà đã có một văn bản góp ý về Luật Dược
sửa đổi năm 2015 gửi tới Bộ Y tế, trong đó đã chứng minh nguyên nhân tăng giá
thuốc một phần vì các công ty dược không thể bỏ qua việc kê đơn, hoa hồng cho
BS. Những quy định về việc nhập khẩu thuốc là rất chặt chẽ. Vấn đề là người
thực hiện, thẩm định, những người “gác cổng” làm việc ra sao để thuốc kém
chất lượng không lọt vào.
Nhưng,
để chấm dứt chuyện phí "bôi trơn", hoa hồng cho BS thì phải sửa lại
luật. Ngoài ra, trong các điều khoản của luật pháp hiện nay không có điều
khoản nào "xử" việc BS ăn hoa hồng trong kê toa. Tại nước ngoài,
nếu nhà quản lí phát hiện công ty chi hoa hồng cho BS kê toa tìm cách đẩy thuốc
vào BV thì luật pháp sẽ xử chính công ty chứ không xử phạt BS.
Có
công ty bị phạt lên tới cả tỉ USD nếu bị phát hiện kê hoa hồng cho BS. Thậm
chí đóng cửa công ty. Ngược lại ở ta hiện nay, do khâu "gác cổng"
còn để lọt cả thứ thuốc như H-Capita thì tất yếu sẽ xảy ra việc chạy đua nhau
chi hoa hồng thật cao để thuốc trúng thầu vào thị trường, vào BV.
(Theo CAND) H.Nga
Bạn đọc tham khảo xem H-Capita là thuốc gì:
Luật dược 216 (Luật số: 105/2016/QH13 - Ban hành ngày 6 tháng 4 năm 2016):
Điều 2:
Khoản 33. Thuốc giả là thuốc được sản
xuất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có dược
chất, dược liệu;
b) Có dược chất
không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành
hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu;
c) Có dược chất,
dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu
hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu, trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất
lượng quy định tại Khoản 32 Điều này trong quá trình bảo quản, lưu thông phân
phối;
d) Được sản xuất,
trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước
xuất xứ.
Khoản 34: Dược liệu giả là dược liệu thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
a) Không đúng loài,
bộ phận hoặc nguồn gốc được cơ sở kinh doanh cố ý ghi trên nhãn hoặc ghi trong
tài liệu kèm theo;
b) Bị cố ý trộn lẫn
hoặc thay thế bằng thành phần không phải là dược liệu ghi trên nhãn; dược liệu
bị cố ý chiết xuất hoạt chất;
c) Được sản xuất,
trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước
xuất xứ.
Thương Giang
|
Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét