Vụ
phẫu thuật “nát ngực”: Sở Y tế Hà Nội kéo dài vụ việc đến bao giờ?
Cập nhật lúc
09:26
Vụ mất gần 300 triệu đồng
“nâng cấp vòng” 1 bị tan nát, nạn nhân đang phải tự cứu bộ ngực của mình. Còn
phía Bệnh viện thẩm mỹ Kim Cương (BV Kim Cương) vẫn cho rằng, đại diện của
nạn nhân cố tình tống tiền BV. Vụ việc đã kéo dài 1 tháng song Sở Y tế Hà Nội
vẫn chưa đưa ra một kết luận nào.
Hình ảnh ngực chị N.N.L bị hỏng sau phẫu
thuật được lan truyền trên mạng.
Chi gần 300 triệu đồng
làm đẹp, còn mất thêm tiền giải quyết hậu quả
Ngày 11.6, luật sư Đoàn
Trọng Bằng - đại diện cho nạn nhân là chị N.N.L cho biết, chị L đang ở nước
ngoài điều trị bộ ngực bị biến chứng sau khi phẫu thuật tại BV Kim Cương vào
ngày 13.5. Thời gian này, chị L đang điều trị cho tan máu, trong trường hợp
không tan hết buộc phải mổ tháo ngực đã đặt.
“Hậu quả từ sau ca phẫu
thuật, chị L đang phải tự tìm cách điều trị cho bản thân. Ngay sau khi xảy ra
sự việc, chị L cũng mong muốn được xem xét, giải quyết sớm vụ việc của mình.
Đó là nhanh chóng lập hội đồng chuyên môn đánh giá nguyên nhân, biện pháp
chữa trị giúp chị điều trị những biến chứng do việc phẫu thuật tại BV Kim
Cương gây ra. Tuy nhiên, đến nay đã 1 tháng trôi qua, hai bên vẫn chưa tìm
được tiếng nói chung. Chị L phải ra nước ngoài điều trị” - luật sư Bằng
cho hay.
Lý giải tại sao nạn nhân
không tới BV Kim Cương điều trị, luật sư Bằng cho rằng, BV Kim Cương đã “tố”
lại “các thông tin về việc BV không tiếp đón, điều trị được cho là “cố tình
bôi nhọ, vu khống” bởi các hình ảnh, bút tích lưu lại trên camera và sổ lưu
trú còn ghi lại rất rõ từng thời gian thăm khám của chị L trong giai đoạn
điều trị...”.
Chúng tôi không phủ nhận
việc bệnh nhân có đến BV Kim Cương vài lần để thăm khám, rửa vết thương, cắt
chỉ…, nhưng tinh thần, thái độ phục vụ không thể nào là “tận tình, chu đáo”
như BV Kim Cương đã trả lời báo chí. Ngay thời điểm hai bên căng thẳng
(23.5), khi chị L đến khám đã có tranh luận xảy ra thì làm sao có chuyện chị
L ghi vào sổ nhận xét là “Các bác sĩ tận tình, chu đáo” như BV Kim Cương đã
nói với truyền thông.
“BV Kim Cương còn “tố” cả
tôi (luật sư Đoàn Trọng Bằng - PV) rằng: "Sau khi đạt được mục đích dùng
các trang mạng xã hội và báo chí truyền thông tạo dư luận một chiều về vụ
việc, luật sư Bằng đã liên tục gửi thư đề nghị làm việc với BV Kim Cương với
tư cách đại diện cho chị L. Tuy nhiên, khi làm việc với luật sư Vũ Văn Biên -
đại điện cho BV, luật sư Bằng liên tục thúc giục, ra giá trắng trợn đề nghị
BV phải chi số tiền 200.000 USD để kết thúc sự việc”.
Đây hoàn toàn là thông
tin sau sự thật. Vì chỉ có ngày 23.5, với tư cách là đại diện cho thân chủ,
tư cách là Giám đốc Cty luật Black & White, tôi có gửi văn bản đề nghị BV
Kim Cương làm việc và cung cấp hồ sơ liên quan. Ngoài ra, tôi có gửi 1 thư
điện tử từ chối làm việc với BV Kim Cương do lịch hẹn làm việc của BV quá
lâu” - luật sư Bằng khẳng định.
Chờ đến bao giờ?
Đến nay, vụ việc đã xảy
ra 1 tháng (30 ngày) nạn nhân đã có đơn đến các cơ quan chức năng cầu cứu
nhưng phía BV Kim Cương chưa có động thái nào khác từ sau khi “tố ngược” nạn
nhân.
Ông Nguyễn Việt Cường -
Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội - cho biết: cơ quan chức năng đã tiếp nhận sự
việc và đang tiến hành giải quyết. Vụ việc sẽ được giải quyết theo đúng trình
tự và quy định. Hội đồng chuyên môn đủ uy tín để giám định đưa ra kết luận
đầy đủ, khách quan đối với sự việc của bà N.N.L.
Vụ việc chưa có hồi kết,
hai bên cần tìm được tiếng nói chung và quan trọng hơn cả là điều trị cho sức
khoẻ của chị N.N.L, không để lại hậu quả đáng tiếc.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến
cho rằng, Sở Y tế Hà Nội, cơ quan có trách nhiệm đứng ra giải quyết vụ việc
đã quá chậm trễ. Theo Điều 74 Luật Khám chữa bệnh về việc thành lập hội đồng
chuyên môn: “Trường hợp có yêu cầu giải quyết tranh chấp về khám bệnh, chữa
bệnh khi xảy ra tai biến đối với người bệnh thì thành lập hội đồng chuyên môn
để xác định có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật. Việc thành lập hội
đồng chuyên môn được quy định trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được yêu cầu giải quyết tranh chấp, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
phải tự thành lập hội đồng chuyên môn hoặc nếu không tự thành lập được thì đề
nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp thành lập hội
đồng chuyên môn.
Trong thời hạn 10 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp phải thành lập hội đồng
chuyên môn. Trường hợp các bên tranh chấp không nhất trí với kết luận của hội
đồng chuyên môn các bên có quyền đề nghị Bộ Y tế thành lập hội đồng chuyên
môn. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị, Bộ Y tế phải thành
lập hội đồng chuyên môn. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập, hội
đồng chuyên môn phải họp và mời các bên liên quan đến tranh chấp tham gia một
số phiên họp và phiên kết luận.
Như vậy, theo quy định
trên, Sở Y tế Hà Nội đã để vụ việc kéo dài mà chưa đưa ra kết luận chính thức.
Sau 1 tháng, vụ việc chưa
có hồi kết, ai đúng ai sai vẫn chưa được làm rõ. Vụ việc này sẽ phải chờ đến
bao giờ?
Trước đó, chị N.N.L tới
BV Kim Cương nâng ngực. Sau gần 10 ngày, chị L. gặp biến chứng, có nhiều điểm
tụ máu, bệnh viện không theo dõi cho khách hàng. BV Kim Cương và khách hàng
là chị N.N.L “tố” nhau và phải nhờ cơ quan chức năng vào cuộc.
Theo Lao động
|
Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét