Đại
gia Minh Him Lam: Từ sân golf Tân Sơn Nhất đến ngân hàng Sacombank
Cập nhật lúc 16:25
Sở hữu
99% vốn của Tập đoàn Him Lam và mong muốn duy trì sự quản lý tới thời con
trai, ông chủ tập đoàn này từng cho rằng giá trị cốt lõi của Him Lam chính là… Dương Công Minh.
Trả lời
câu hỏi về doanh nghiệp mình đang điều hành có phải là công ty gia đình trị
hay không, ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Him Lam, khẳng định:
“Him Lam không phải là công ty gia đình trị mà là độc trị. Chỉ mình tôi là
người quyết định thôi. Và người đứng đầu của Him Lam sau này sẽ là con trai
tôi. Trong 10 người cao nhất của Him Lam chỉ có 3 người trong gia đình tôi.
Nhưng chủ của Him Lam sau này chỉ có thể là con trai tôi.”
Với những
quyết định có phần độc đoán trong điều hành, đại gia sân golf này đang tạo
nên chân lý của riêng mình trong kinh doanh.
Từ Minh
xoài đến Minh Him Lam
Trước
khi ra kinh doanh, ông Minh từng là thiếu tá trong quân đội và có hơn 13 năm
làm quản lý tại các doanh nghiệp quân đội. Him Lam đang là doanh nghiệp bất
động sản (BĐS) hùng mạnh, nhưng ít người biết lĩnh vực khởi nghiệp đầu tiên
của đại gia xứ Kinh Bắc này là đi buôn trái cây.
Ông
Minh kể: “Bây giờ người ta gọi tôi là Minh Him Lam, nhưng trước đây tôi được
gọi là Minh xoài, vì tôi xuất khẩu xoài sang Trung Quốc. Bạn tôi muốn làm
chung thì tôi đồng ý chia sẻ, với cam kết lời cùng chia nhưng lỗ tôi chịu. Vì
giữ lời hứa này, sau một lần kinh doanh mà bạn tôi tự quyết khiến tôi phải
gánh lỗ khá nhiều, tôi quyết định bán nhà đang ở để trả nợ cho người
bạn".
Việc
bán nhà này mở ra cơ hội kinh doanh mới cho ông Minh, ông kể: "Khi bán
nhà tôi bị dịch vụ 'chém' đau. Nhà tôi nếu bán là 350 triệu đồng nhưng hợp
thức hóa giấy tờ mất 50 triệu đồng. 50 triệu nhiều quá. Tôi tự đi làm, tổng
cộng hết chỉ 3 triệu. Tôi lập luôn công ty hợp thức hóa nhà đất với chi phí
chỉ 20 triệu (giảm 60%). Lợi nhuận lúc đó là 300% sau khi chi các loại chi
phí”.
Gỡ rối
từ chuyện thua lỗ xuất khẩu xoài mở ra hướng mới cho Him Lam. Cũng chính lối
đi này đã đưa doanh nghiệp trở thành đế chế BĐS hùng mạnh. Đại gia này chia
sẻ thành công đến ngẫu nhiên nhưng không phải tất nhiên, vì cơ sở của thành
công chính là nền tảng kiến thức học được thời đại học như bản vẽ và vật giá.
Thời
gian đầu ông Minh cho biết mình mất 10 tháng trời đọc bản vẽ và đào tạo lại
cho kỹ sư trẻ mới về cùng làm việc. Sau đó ông đi làm dự án và xây dựng nhà.
Đến nay đại gia này là người xây nhà nhiều nhất Việt Nam.
'Lấy
tiền' từ người bình dân đến người giàu
Từ dự
án nhà ở đầu tiên tại TP.HCM, đến nay Him Lam đã có dự án trải dài ở nhiều đô
thị lớn trên cả nước. Theo thông tin công bố trên website của Him Lam, tập
đoàn này có khoảng 30 dự án BĐS lớn nhỏ, với tổng số vốn hơn 20.000 tỷ đồng.
Bên
cạnh lĩnh vực nhà ở, khu đô thị mà hầu hết công ty phát triển BĐS đều tham
gia, giúp “lấy tiền” của người bình dân và trung lưu, đại gia này cũng nghĩ
đến chuyện "moi tiền" của nhà giàu từ rất sớm. Năm 1999, đại gia
này đã đầu tư golf.
Dự án
đầu tiên của Him Lam là Khu liên hiệp sân tập golf, nhà hàng, phòng hội nghị
Him Lam - Ba Son tại đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM, hoàn
thành vào năm 1999.
Him Lam
còn hợp tác với một số đối tác đầu tư vào các dự án sân golf Long Biên (Hà
Nội), sân golf Tân Sơn Nhất (TP.HCM), sắp tới có thể là một dự án golf nữa ở
quận 2 (TP.HCM) mà tập đoàn này vừa mua lại 48% cổ phần.
Hiện
Him Lam có vốn điều lệ 6.500 tỷ đồng, trong đó ông Minh sở hữu 99% cổ phần.
Công ty mẹ Him Lam đang có tổng tài sản lên đến gần 34.000 tỷ đồng, nhỉnh hơn
một chút so với Tổng công ty Becamex IDC (33.000 tỷ) và vượt trội so với hầu
hết doanh nghiệp BĐS tại Việt Nam.
Làm
ngân hàng dễ hơn bất động sản
Từ lĩnh
vực chính là phát triển nhà ở và khu đô thị, ông Dương Công Minh đã vươn sang
nhiều lĩnh vực khác, mà trong đó ngân hàng mang đến nhiều giá trị.
Ông
tham gia thành thành lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt
(LienVietBank) vào năm 2008, với vốn điều lệ ban đầu là 3.300 tỷ đồng.
Đến năm
2011, LienVietBank được một doanh nghiệp Nhà nước là Tổng công ty Bưu chính
Việt Nam tham gia góp vốn bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện
(VPSC) và cả tiền mặt, nâng vốn lên hơn 6.000 tỷ đồng.
Tên
ngân hàng cũng được đổi thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt
(LienVietPostBank).
Việc
sáp nhập ngân hàng vào bưu điện là một nước cờ táo bạo nhưng vô cùng hợp lý,
một cách khuếch tán thương hiệu nhanh chóng và hiệu quả nhất theo quan điểm
của ông Minh lúc đó, khi tận dụng được hàng nghìn điểm giao dịch trên cả nước
của đối tác.
Trên cơ
sở này, ngân hàng rất thành công so với các ngân hàng khai sinh cùng thời.
Cũng vì vậy ông Minh cho rằng, làm ngân hàng dễ hơn làm BĐS.
Tại
Ngân hàng Liên Việt, Him Lam là cổ đông sáng lập, đồng thời là cổ đông lớn
nhất với tỷ lệ sở hữu xấp xỉ 15%.
Cá nhân
ông Dương Công Minh không nắm giữ cổ phần của ngân hàng này nhưng vợ ông, bà
Lê Thị Vân Thảo cùng em gái Dương Thị Liêm sở hữu gần 5% cổ phần.
Gần đây
đã có nhiều đồn đoán trên thị trường tài chính về việc ông Dương Công Minh
tham gia điều hành Sacombank. Việc ông Dương Công Minh từ nhiệm Chủ tịch HĐQT
LienVietPostBank được cho là động thái chuẩn bị của “Minh Him Lam” trong việc
tham gia tái cơ cấu Sacombank.
Giới
thạo tin trong lĩnh vực ngân hàng cho rằng ông Dương Công Minh đã có toan
tính kết hợp cùng chủ cũ Sacombank là ông Đặng Văn Thành tham gia tái cơ cấu
nhà băng này. Quyết định thoái vốn khỏi ngân hàng Liên Việt có thể là động
thái bắt buộc, để tránh quy định về sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng.
Thông
tin trở nên đáng tin cậy hơn khi LienVietPostBank có kế hoạch phê duyệt
khoảng 500 tỷ đồng mua trái phiếu của Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương
Tín - Sacomreal (SCR) với lãi suất khá thấp. Đây là bước hợp tác có quy mô
lớn đầu tiên giữa 2 đơn vị. Và có thể là cầu nối giữa 2 ông trùm trong lĩnh
vực bất động sản và ngân hàng.
Giá trị
cốt lõi của Him Lam là… Dương Công Minh
Có một
cách hiểu không chính thức mà ngay cả ông Minh cũng thừa nhận: Giá trị cốt
lõi của Him Lam là… Dương Công Minh. Điều được ngầm hiểu ở Him Lam là tất cả
chỉ việc thực thi, còn chiến lược đã có ông Minh lo.
“Vì Him
Lam một tay tôi làm nên, từ tiền của tôi vay nặng lãi, từ cái đầu của tôi, từ
tính cách của tôi. Mỗi sản phẩm Him Lam là do chính tay tôi xem bản vẽ, thi
công. Cái quan trọng nhất của doanh nghiệp là lãnh đạo phải nhìn được tiềm
năng của mỗi nhân viên, để bố trí cho hợp lý. Ai cũng dùng được hết”, ông
Minh khẳng định.
Giá trị
bản thân được đại gia này đề cao trong mọi quyết định, và thường những quyết
định luôn phải “lội ngược dòng”. Đó là việc nghĩ đến chuyện trao quyền điều
hành doanh nghiệp cho con khi mới 3 tuổi, hay LienVietPostBank từng ưu tiên
tuyển người cùng họ Dương, ít nhiều gây xôn xao dư luận.
Để củng
cố cho tuyên bố của mình, ông Minh nói: “Tôi đã đào tạo và chuẩn bị sẵn một
hệ thống cùng điều hành Him Lam. Sẽ đến lúc con trai tôi trưởng thành và tự
điều hành được Him Lam”.
Nhận
định về đường hướng phát triển chung của doanh nghiệp, Minh Him Lam cũng
khẳng định bơi ngược xu thế.
“Trong
khi nhiều doanh nghiệp đi theo kinh tế thị trường chúng tôi vẫn đi theo định
hướng XHCN, nên tận dụng những chính sách của Nhà nước mà có thể phục vụ được
cho mình, sử dụng nguồn lực của Nhà nước để phát triển mới khôn ngoan”, Minh
Him Lam đúc kết
Với dự
án trồng mắc-ca quy mô lớn, ông cũng chấp nhận bơi ngược dòng khi gặp rất
nhiều ý kiến trái chiều. Không chỉ trồng loại cây “tỷ đô” này trên quy mô lớn
mà ông còn vận động thành lập Hiệp hội Mắc ca Việt Nam. Hiệp hội này chính
thức thành lập tháng 4/2016, ông Minh chính là chủ tịch.
Theo Zing
|
Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét