Thống đốc NHNN: Một bộ phận
cán bộ ngân hàng thoái hóa, biến chất
Cập nhật lúc 16:45
Giải
trình trước Quốc hội sáng 7.6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng thừa
nhận, nợ xấu một
phần do cán bộ ngân hàng thoái hóa biến chất, vi phạm pháp luật trong cho vay.
Thống
đốc Lê Minh Hưng. Ảnh NGỌC
THẮNG
Sau phần thảo
luận của các đại biểu về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức
tín dụng và dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Các tổ chức tín
dụng, cuối giờ sáng 7.6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã phát
biểu giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề liên quan.
Phân tích
nguyên nhân gây ra nợ xấu, ông Hưng cho biết về khách quan, thời gian qua sự
bất ổn chính trị, kinh tế thế giới tác động rất mạnh và gây rủi ro rất lớn
đến sản xuất kinh doanh trong nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong
giai đoạn 2011-2015, bình quân mỗi năm có trên 63.000 doanh nghiệp giải thể
và phá sản, cũng là yếu tố làm gia tăng nợ xấu. Bên cạnh đó, giai đoạn vừa
qua các chính sách vĩ mô còn thiếu ổn định, làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh
doanh, tác động đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. “Đáng chú ý là như
nhiều ĐBQH nêu, nhiều khách hàng vay ngân hàng còn chây ì, trốn tránh trách
nhiệm trả nợ”, ông Hưng nói.
Tuy nhiên, ông
cũng thừa nhận về chủ quan, quy trình tín dụng của một số tổ chức tín dụng
còn chưa đầy đủ và chặt chẽ, tạo kẽ hở để khách hàng và cán bộ ngân hàng lợi
dụng. Năng lực quản trị rủi ro của một ngân hàng còn hạn chế, kiểm tra kiểm
soát nội bộ chưa tốt; chuẩn mực đạo đức cán bộ chưa được quan tâm dẫn đến rủi
ro trong việc cho vay. Một bộ phận cán bộ ngân hàng thoái hoá biến chất, lợi dụng chức vụ quyền hạn để
câu kết với khách hàng cố ý làm trái các quy định. Các hành vi vi phạm này
trong thời gian qua đã, đang và sẽ được xử lý nghiêm theo quy định của pháp
luật. Người đứng đầu ngành ngân hàng cũng thẳng thắn thừa nhận công tác thanh
tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua còn hạn chế, còn chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển của hệ thống tổ chức tín dụng trong tình hình
mới. Một số ít cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng còn vi phạm pháp luật.
Liên quan đến xử lý trách nhiệm
nợ xấu, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong dự thảo nghị quyết Chính
phủ đã bàn rất kỹ và không có quy định nào trong dự thảo có thể tạo điều kiện
cho các tổ chức tín dụng hay tổ chức, cá nhân liên quan có thể trục lợi. Các
hành vi vi phạm đều sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Thống đốc
cũng báo cáo thêm, thời gian qua thông qua công tác thanh tra giám sát Ngân
hàng Nhà nước đã xử lý nhiều vụ việc vi phạm, đồng thời chuyển hồ sơ vi phạm
pháp luật gây ra tổn thất và nợ xấu cho cơ quan điều tra.
Từ năm
2011-2016, dẫn số liệu của Bộ Công an, ông Hưng cho biết lực lượng công an
(không bao gồm công an các địa phương) đã phát hiện, khởi tố điều tra 95 vụ
án kinh tế xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng, khởi tố bị can gần 200 cán bộ
ngân hàng. Chỉ tính riêng một số vụ án lớn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng,
các cơ quan tố tụng đã khởi tố, điều tra, truy tố xét xử 128 cán bộ ngân
hàng, trong đó có nhiều người là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc,
phó tổng giám đốc ngân hàng, với nhiều mức án nghiêm khắc như tử hình, chung
thân, trên 20 năm… Riêng tại Agribank, từ năm 2013 đến nay đã xử lý trách
thiệm 352 cán bộ, đặc biệt trong giai đoạn tái cơ cấu vừa qua đã khởi tố điều
tra 65 vụ án tại Agribank, xử lý hình sự 122 cán bộ Agribank.
(Theo Thanh niên) Anh Vũ
|
Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét