Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái mong nhân
dân thông cảm
Cập nhật lúc 10:25
Trao đổi với báo chí chiều 5-6, ông Huỳnh Vĩnh Ái
nhận trách nhiệm về việc ký văn bản đề nghị kiểm điểm ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ
tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng
Phóng viên: Nhiều người đặt câu hỏi tại sao
ông ký rồi lại thu hồi văn bản yêu cầu xử lý ông Huỳnh Tấn Vinh. Có điều gì
khúc mắc ở đây?
- Ông Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
(VH-TT-DL):
Chiều tối thứ sáu, ngày 2-6, tôi nhận được
điện thoại của tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch nói tổng cục có văn bản cần
ký gấp, nội dung xung quanh việc quy hoạch bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Tôi hẹn
hơn 18 giờ sẽ gặp để xem xét. Sau khi xem văn bản, tôi không đồng ý bởi có
những nội dung khá phức tạp. Tôi cũng chưa rõ mục đích của văn bản nên đề
nghị làm rõ.
Bán đảo Sơn Trà rất cần giữ được những đặc thù mà du khách cần Ảnh:
Bích Vân
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch nói đây là
ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Vì vậy, tôi nói nếu đây là ý
kiến của Phó Thủ tướng thì tôi sẽ xem xét ký nhưng phải chỉnh sửa lại cho mềm
mại. Ngay cả khi đã ký, tôi cũng không yên tâm. Sáng chủ nhật thì văn bản này
đã xôn xao trên mạng. Lúc đó, anh Vinh gọi điện hỏi tôi tại sao lại ký như
vậy, tôi chỉ trả lời là có sự chỉ đạo.
Nếu không yên tâm sao ông không gọi điện
cho Phó Thủ tướng để hỏi cho rõ?
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Tổng
cục Du lịch trao đổi, làm rõ kiến nghị của ông Vinh về tính pháp lý liên quan
tới bán đảo Sơn Trà bằng văn bản. Tuy nhiên, tổng cục hiểu không đúng ý kiến
chỉ đạo nên đã để xảy ra sự cố khi ban hành văn bản vào ngày 2-6. Có người
hỏi tôi sao không gọi điện cho Phó Thủ tướng? Tôi xin trả lời lúc đó đã là
đêm muộn. Hơn nữa, tôi tin Tổng cục Du lịch.
Tôi nhận trách nhiệm về những sơ suất tại
Công văn 2383/BVHTTDL-TCDL. Tôi nhận trách nhiệm trước Phó Thủ tướng Vũ Đức
Đam. Tôi cũng đã xin lỗi Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng và
cá nhân anh Vinh. Tôi mong nhận được sự chia sẻ và thông cảm của nhân dân về
sự cố đáng tiếc này.
Đề nghị lãnh đạo ký văn bản vào buổi tối,
lãnh đạo Tổng cục Du lịch có nói với ông đó là văn bản hỏa tốc không?
- Họ không đề hỏa tốc mà đề là cần ký gấp.
Nếu như họ không nói là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thì tôi sẽ không ký
vào thời điểm tối 2-6 mà để hôm sau cho đúng quy trình. Tức là phải có bộ hồ
sơ, sau đó Tổng cục Du lịch trình qua văn phòng bộ. Chuyên viên văn phòng
thẩm định rồi mới trình tôi xem xét và ký. Thực ra, cũng có nhiều văn bản cần
ký gấp, sự việc cần giải quyết nhanh nhưng đây là lần đầu tiên xảy ra sự việc
đáng tiếc trong việc thu hồi văn bản.
Đây là một bài học kinh nghiệm sâu sắc cho
tôi cũng như Tổng cục Du lịch.
Đến thời điểm này, Bộ VH-TT-DL đã xem xét
trách nhiệm của Tổng cục Du lịch chưa?
- Ngày 5-6, Bộ VH-TT-DL đã gửi thông cáo
tới báo chí về quan điểm của bộ đối với sự việc này. Tối cùng ngày, bộ cũng
có văn bản chỉ đạo Tổng cục Du lịch kiểm điểm các cá nhân liên quan.
Về quy hoạch bán đảo Sơn Trà, thời gian
tới, Bộ VH-TT-DL sẽ tiếp tục làm gì?
- Chúng tôi sẽ phối hợp UBND TP Đà Nẵng và
các đơn vị liên quan tổ chức tọa đàm tại TP Đà Nẵng về phát triển bền vững
tại Khu Du lịch quốc gia Sơn Trà. Tổ chức với tinh thần cầu thị cao nhất và
mong tiếp tục nhận được sự chia sẻ, đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân.
Hiện Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giao các
bộ, ngành liên quan tiếp tục xem xét, báo cáo về cơ sở pháp lý và số liệu của
các lĩnh vực liên quan đến quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia
Sơn Trà.
Không đúng
thẩm quyền
Trao đổi với báo chí về
việc chỉ trong vòng chưa đến 3 ngày, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Huỳnh Vĩnh Ái đã
ra văn bản đề nghị xử lý người có quan điểm bảo vệ bán đảo Sơn Trà và sau đó
cấp tốc thu hồi văn bản, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy
viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, cho rằng việc Thứ
trưởng Huỳnh Vĩnh Ái ra văn bản yêu cầu kiểm điểm Chủ tịch Hiệp hội Du lịch
TP Đà Nẵng là không đúng thẩm quyền vì lãnh đạo bộ là người thực hiện công
tác quản lý nhà nước về lĩnh vực chứ không lãnh đạo hiệp hội.
Khi
người ta lên tiếng, nếu cần, đại diện cơ quan quản lý nhà nước phải phản biện
ngay để thấy cái đúng, cái sai trong quan điểm đưa ra chứ không thể dùng mệnh
lệnh hành chính áp đặt buộc kiểm điểm, giải trình, xử lý.
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái
cũng là người theo dõi từ đầu, chủ trì các hội thảo, các cuộc họp về vấn đề
quy hoạch bán đảo Sơn Trà thì tại sao với cương vị phụ trách lĩnh vực, ông
không phản biện, tranh luận lại các quan điểm đưa ra tại hội thảo mà dùng
quyền lực để yêu cầu kiểm điểm người phát biểu tại hội thảo. Như vậy là không
thỏa đáng.V.Duẩn
Ông Lê Phước
Chín, tác giả bức ảnh đầu tiên về việc bán đảo Sơn Trà bị cày xới:
Không bình
thường?
Bán đảo Sơn
Trà có hệ sinh thái vô cùng phong phú, là báu vật thiên nhiên trao tặng cho
Đà Nẵng tương tự vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh và Sơn Đoòng ở Quảng Bình vậy. Do
vậy, rất cần thiết bảo tồn một cách nghiêm ngặt, chỉ nên khai thác hạn chế
như kiểu du lịch sinh thái và tuyệt đối không xây dựng các cơ sở nghỉ dưỡng
lưu trú trên núi. Khách chỉ nên lưu trú ở các khách sạn trong TP, dọc bãi
biển…; tham quan phong cảnh, ngắm voọc và đi về trong ngày.
Tôi cho rằng
Tổng cục Du lịch chưa đánh giá hết tiềm năng hiếm có của Sơn Trà, chủ quan
trong thực hiện bản quy hoạch và vội vàng trình Phó Thủ tướng. Tôi cũng không
hiểu vì sao và động lực nào để Tổng cục Du lịch quyết liệt bảo vệ bản quy
hoạch này, thậm chỉ tránh né các phát biểu và nghe các nhà khoa học chuyên môn
phát biểu về Sơn Trà, điển hình như hội thảo tại Hà Nội vừa qua hoặc việc
không cử người đến dự hội thảo về Sơn Trà tại Đà Nẵng. Tôi cho rằng đó là
việc làm không bình thường.
Ông Trần Việt
Tuấn - ngụ huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng:
Người dân có
quyền đặt câu hỏi
Cho đến lúc
này thì việc giữ nguyên hiện trạng của rừng Sơn Trà đã là điều không thể bởi
ở đó đã có nhiều công trình gây ảnh hưởng, xáo trộn và xâm lấn hệ sinh thái,
tài nguyên rừng. Với tất cả những diễn biến trên, không chỉ cá nhân tôi mà
chắc hẳn là tâm tư, nguyện vọng của nhiều người tha thiết mong muốn những
người có trách niệm, nhà quản lý, quy hoạch đừng có bất cứ tác động nào đến
toàn bộ rừng cấm ở đây.
Chúng ta nên
nhớ một điều bất di bất dịch rằng đây là khu rừng cấm quốc gia. Vì những dự án
phát triển kinh tế, du lịch, nghỉ dưỡng mà thời gian qua chính quyền đã có
những quyết định, những dự án, những đối xử có thể nói là chưa thật sự cân
nhắc, không mang tính khoa học và bất công với khu vực được coi là báu vật.
Tôi mong muốn
không nên xây mới bất cứ công trình nào nữa, không bê-tông hóa và làm tổn hại
đến Sơn Trà. Hãy để Sơn Trà vẫn là một báu vật của Đà Nẵng như bao đời nay.
Sơn Trà cần được bảo tồn và bảo vệ một cách nghiêm ngặt nhất, khoa học nhất
và cẩn thận nhất. Đó chỉ là nơi ngao du, tham quan, giải trí, đừng bị tác
động bởi bất cứ thứ gì ngoài những lần đến và đi của con người. Đà Nẵng không
hề thiếu những địa điểm khác để phát triển dự án về kinh tế du lịch.
Chúng ta nên
nhớ Sơn Trà là báu vật chung, tài sản vô giá của chúng ta, của tất cả người
dân Đà Nẵng và cả nước chứ không phải của riêng ai, của tổ chức hay cá nhân
nào. Thế nên, không ai có quyền "xẻ thịt" Sơn Trà để làm dự án,
không ai có quyền "băm" Sơn Trà để bán cho các nhà đầu tư.
Không chỉ tôi là người dân của Đà Nẵng mà tất cả những ai quan tâm, yêu mến,
thực sự vì Sơn Trà, vì cái chung để Sơn Trà bình yên, không phải chế ngự
thiên nhiên để sống. Hãy xem giữ gìn và nâng niu Sơn Trà là một mệnh lệnh.
Chúng ta có
quyền đặt câu hỏi về những khuất tất đằng sau việc Tổng cục Du lịch có quan
điểm giữ nguyên bản quy hoạch Sơn Trà. Có thể khi chấp bút cho bản quy hoạch,
tổng cục đã vì yếu tố du lịch mà bỏ qua các yếu tố khác. Tại sao đất rừng dễ
dàng được chuyển đổi mục đích sang đất thương mại? Tại sao một vị trí chiến
lược quân sự lại không được phía quốc phòng can thiệp? Tại sao ngôi nhà của
voọc lại không có sự can thiệp của ngành tài nguyên môi trường?
Người dân
chúng tôi có quyền đặt câu hỏi liệu bản quy hoạch có phải là cơ sở cho các dự
án tiếp tục xâm lấn Sơn Trà hay không? Chúng ta đã mất quá nhiều và đừng để
mất thêm Sơn Trà nữa mà hãy bảo vệ bằng mọi giá.
B.Vân ghi
(Theo Người Lao Động) Yến Anh
ghi
|
Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét