"Tổng Bí thư là cán bộ vô cùng liêm
khiết"
Cập nhật lúc
15:15
Sáng nay (3.8), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
và Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.Hải Phòng đã có buổi tiếp xúc cử tri Hải
Phòng. Hàng loạt vấn đề nóng như hậu sự cố Formosa, tham nhũng, tiêu cực
trong bổ nhiệm cán bộ đã được cử tri đề cập và Thủ tướng giải đáp…
Hậu họa Formosa
không kém chất độc da cam
Sau khi một số
cán bộ là thành uỷ viên Thành uỷ Hải Phòng phát biểu, Phó Chủ tịch Hội Cựu
chiến binh TP.Hải Phòng Lê Xuân Cải nêu ý kiến. Ông Cải cho biết là người
lính bước ra từ 2 cuộc chiến tranh và thấy thấm thía hậu quả của chất độc da
cam và cho rằng việc phá hoại môi trường của Formosa (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) nếu
không có biện pháp khẩn cấp thì vài năm nữa di hoạ không kém gì chất độc da
cam.
“Vài năm hay
vài chục năm nữa, con cháu các tỉnh ven biển sẽ phải đón nhận những cháu bé
bị quái thai do tác động môi trường ô nhiễm. Formosa Hà Tĩnh mới chỉ chạy thử
mà tác hại đã gây ra cho 4 tỉnh miền Trung ghê gớm như vậy, ta vẫn cho họ
thải ra biển thì tương lai sẽ vô hiệu hoá toàn bộ các tỉnh ven biển Việt Nam,
xoá bỏ toàn bộ ngành du lịch, hải sản của tất cả các tỉnh ven biển. Tôi khẩn
khoản đề nghị Thủ tướng chúng ta phải sửa sai để ngăn chặn tình trạng này.
Rất mong Thủ tướng, Chính phủ lắng nghe các nhà tư vấn độc lập bởi hậu họa
Formosa gây ra không kém gì chất độc da cam để lại?” - ông Cải tha thiết.
Về vấn đề môi
trường, Thủ tướng khẳng định: “Không thể phát triển kinh tế bằng mọi giá, dẫn
tới huỷ hoại môi trường. Không thể để một sự cố Formosa tái diễn, bằng mọi
giá phải bảo vệ môi trường. Vừa qua chúng ta có lơi lỏng vấn đề này. Bây giờ
cần phải siết chặt lại, làm rõ trách nhiệm những chỗ nào làm không tốt”.
Qua sự cố
Formosa Hà Tĩnh, Thủ tướng cũng nhắc nhở TP.Hải Phòng giữ môi trường, đừng để
như nhiều địa phương khác.
Về vấn đề cấp
đất 70 năm cho Formosa đầu tư ở Hà Tĩnh, Thủ tướng cho rằng việc cấp là đúng
vì dự án lớn, lại nằm ở vùng đặc biệt khó khăn (dự án tới 10 tỷ USD và Hà
Tĩnh là địa phương khó khăn).
“Việc cấp không
sai nhưng sai về môi trường là rõ ràng. Họ đã nhận tội và cam kết không tái
phạm. Cử tri hỏi tại sao không khởi tố vụ án Formosa gây ô nhiễm môi trường,
nhưng luật pháp quy định nếu khởi tố để điều tra cũng phải mất nhiều thời
gian. Đợi tới khi đó để có tiền đền bù cho dân thì rất lâu. Hơn nữa người ta
cũng đã đầu tư vào dự án tới 10 tỷ USD, cũng không hề đơn giản” - Thủ tướng
nói.
Nhiều cựu lãnh
đạo TP lương từng đó sao giàu thế?
Sau hàng loạt
lãnh đạo sở ngành phát biểu, Thủ tướng cho rằng muốn nghe thêm nhiều ý kiến
cử tri chứ không phải “đại cử tri”. Thủ tướng gợi ý cử tri phát biểu về những
vấn đề tham nhũng, tiêu cực. “Tôi muốn nghe nhiều hơn nữa, cử tri có yêu cầu
gì đối với Quốc hội, Chính phủ. Chứ mới 9h hơn sao đã hết cử tri phát biểu?”
- Thủ tướng đề nghị.
Tiếp lời Thủ
tướng, ông Nguyễn Trọng Lô - cán bộ hưu trí - đứng lên chia sẻ thẳng thắn:
“Thủ tướng đề nghị cử tri hãy nói những gì mà bà con bức xúc. Tôi xin nói 2
điều không chỉ Hải Phòng mà là cả nước đang bức xúc: Đó là công tác cán bộ và
tình hình chống tham nhũng”.
Ông Lô dẫn lại
buổi họp Chính phủ đầu tiên (ngày 1.8), trong đó Thủ tướng có nói “chúng ta
tìm người tài chứ không phải tìm người nhà”.
“Công tác cán
bộ của ta, rất nhiều trường hợp họ chọn người nhà chứ không phải người giỏi,
có nhiều người giỏi hơn sao không chọn cứ chọn con, cháu, bạn mình, con bạn
bè mình. Tôi có thể kể ra hàng chục trường hợp ở TP này”, ông Lô nói thẳng.
Về tham nhũng,
tiêu cực, ông Lô cho rằng người có chức quyền thì tham nhũng hàng chục tỷ
đồng, còn cấp thấp thì vòi vĩnh mỗi khi người dân đến cơ quan công quyền.
“Bản thân tôi là cựu lãnh đạo TP mấy chục năm mà khi đi làm thủ tục hành chính
cũng bị gây khó khăn” - ông Lô bức xúc.
Ông Lô còn nhấn
mạnh rằng, tham nhũng ở TP.Hải Phòng cũng có, nhiều đồng chí lương từng đó,
không làm thêm gì nhưng sao tài sản lớn thế? “Tôi biết nhiều cựu lãnh đạo TP
này giàu lắm nhưng chẳng thấy ai tới hỏi xem ở đâu mà ra. Lương bằng tôi mà
sao họ giàu thế?...” - ông Lô đặt câu hỏi.
Rồi ông nói
thêm: "Nguyên Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Thành có mời chúng tôi đến góp
ý kiến. Chúng tôi tưởng thật viết 2 bản ý kiến, có nêu cụ thể địa chỉ nhưng 2
năm rồi chẳng ai trả lời". Đến đây, người chủ trì buổi tiếp xúc nhắc ông
Lô dành thời gian cho cử tri khác.
Sau khi nghe
chia sẻ chân thành của người cựu cán bộ tâm huyết, Thủ tướng cho rằng công
tác cán bộ phải tuyển được người giỏi, có năng lực, bản lĩnh giải quyết những
vấn đề của đất nước. “Biên chế không nhiều nên cố gắng tuyển được người có
tài. Còn ưu tiên thì chỉ khi 2 cán bộ năng lực như nhau thì có thể ưu tiên
con em gia đình liệt sĩ, nhưng phải công khai” - Thủ tướng cho hay.
Về tham nhũng,
tiêu cực, sách nhiễu, Thủ tướng nói: “Cán bộ mà vòi vĩnh, nhũng nhiều là xấu
lắm. Tuy nhiên, muốn cán bộ không vòi vĩnh thì trước hết chúng ta phải có
chính sách để cán bộ đảm bảo cuộc sống”.
Nguyên Giám đốc
Công an TP.Hải Phòng - ông Hoàng Xuân Lâm đến lượt đã đưa ra đánh giá cá nhân:
“Tôi hoạt động từ trước Cách mạng Tháng 8 đến nay, nhưng chưa thấy bao giờ
đạo đức cán bộ tệ hại như vậy. Tổng Bí thư hãy làm gương công khai kê khai
tài sản để cán bộ cả nước từ T.Ư đến xã phường kê khai tài sản. Phải đấu
tranh mạnh mẽ hơn nữa với nạn tham nhũng” - ông Lâm quyết liệt.
Đáp lời ông
Lâm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đúng là đạo đức cán bộ có xuống cấp,
nhưng không phải là tệ hại nhất.
“Chúng ta bây
giờ vẫn có lớp trẻ có lý tưởng, có niềm tin và phẩm chất cách mạng. Còn về
vấn đề Tổng Bí thư kê khai tài sản, xin được nói với các cử tri rằng Tổng Bí
thư là cán bộ vô cùng liêm khiết. Còn toàn bộ đại biểu Quốc hội đều phải công
khai việc kê khai tài sản để nhân dân giám sát. Vậy mới xứng đáng là người
đại diện của nhân dân”.
(Theo
Dân Viêt) Hải
Phong ghi
|
Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét