Hỷ nộ với tờ vé số
Cập nhật lúc 07:21
Ngày xưa, những người
mua vé số thường nghe tường thuật từ đài phát thanh: “Trái banh đang lăn ra
từ các lồng cầu”. Lúc ấy, các trái banh được bỏ vào một cái lồng, có tay quay
16 giờ, khán phòng hội trường của Công ty Xổ số kiến thiết
TP HCM gần hết ghế trống. Đa số khán giả là dân buôn bán vé số, đại lý vé số,
có người là “đại diện” cho các huyện đề hoặc dân vô công rồi nghề như tôi tìm
chỗ thư giãn và mua vài tờ vé số mong tìm vận may đến sớm. Nhiều người ăn mặc
thoải mái như đang ở nhà. Có chị mặc đồ ngủ nhàu nát, có anh mặc quần tà lỏn,
quần ống lửng, nhiều em ngồi thượng cả hai chân lên ghế.
Huýt sáo, xì xào hoặc chửi thề
Không khí trong khán
phòng gần như chùng xuống khi có thông báo: “Hôm nay là ngày xổ số kiến
thiết… loại”. Hội đồng giám sát xổ số kiến thiết lên bỏ banh vào các bình
thủy tinh trong suốt.
Đúng 16 giờ 30 phút,
việc xổ số 2 con (hàng đơn vị và hàng chục) bắt đầu. Một cán bộ của công ty
xổ số lên sân khấu nhấn nút. Hơi từ máy thổi phụt mạnh vào bình làm các
trái banh nhảy lưng tưng. Cái bình tròn trong suốt để người dự khán thấy được
các trái banh nhựa có vẽ những con số trong quá trình vận hành. Trong mỗi
bình có một đường ống có lực hút mạnh, trái banh may mắn sẽ bị hút chui vào
đường ống chạy ra ngoài.
Tờ vé số phát hành vào năm 1952
Ngày xưa, những người
mua vé số thường nghe tường thuật từ đài phát thanh: “Trái banh đang lăn ra
từ các lồng cầu”. Lúc ấy, các trái banh được bỏ vào một cái lồng, có tay
quay. Khi người xướng ngôn hô quay thì các em thiếu nhi cầm cần quay các lồng
cầu để banh lăn đều trong ấy.
Sau một lúc xáo trộn
trong lồng cầu do lực quay, trái banh may mắn sẽ lọt ra một cái khe để chạy
ra ngoài. Khi lồng cầu ngừng, các em thiếu nhi đại diện cho số hàng đơn vị,
hàng chục, hàng trăm từ trong hậu trường đi ra, nhặt trái banh từ khe và
trình cho mọi người xem. Nhìn các con số, người giám sát sẽ công bố là giải
mang số mấy.
Bây giờ, không là các
em thiếu nhi nữa, thay vào đó là các cô gái xinh đẹp đi ra nhặt banh, xem số
và lấy một cái thẻ to có ghi con số tương ứng trình hội đồng giám sát và khán
giả. Thật ra, khán giả không thèm xem con số từ thẻ vì vừa nhìn thấy các cô
chọn thẻ thì những người xem xổ số đã huýt sáo, xì xào hoặc chửi thề ỏm tỏi
rồi.
Trước năm 1975, những
người muốn biết kết quả xổ số nhanh nhất thường mở radio nghe trực tiếp
truyền thanh và cũng nghe tiếng xì xào, la hét như bây giờ.
Đầu cơ bán vé chợ đen
Mỗi lần đi ngang công
ty xổ số trên đường Lê Duẩn, quận 1, TP HCM (trước là Hội trường Xổ số kiến
thiết thống nhất), tôi nhớ được ba dẫn đi xem xổ số kiến thiết có phụ diễn cả
ca nhạc và hài kịch vào năm 1969. Buổi xổ số được trực tiếp truyền thanh lúc
16 giờ thứ sáu, sau đó đổi sang thứ ba hằng tuần, bắt đầu bằng giọng hát của
ca sĩ Trần Văn Trạch cất lên: “Kiến thiết quốc gia/Giúp đồng bào ta/Xây đắp muôn
người/Được nên cửa nhà/Tô điểm giang san/Qua bao lầm than/Ta thề kiến
thiết/Trong giấc mộng vàng/Triệu phú đến nơi/Năm, mười đồng thôi/Mua lấy xe
nhà/Giàu sang mấy hồi/Kiến thiết quốc gia/Giúp đồng bào ta/Ấy là thiên
chức/Của người Việt Nam/Mua số mau lên/Xổ số gần đến/Mua số mau lên/Xổ số gần
đến…”.
Bài hát này bắt đầu
từ cuộc xổ số đầu tiên tổ chức vào năm 1952. Trước đó, chính phủ thuộc
địa tổ chức xổ số chung cho cả xứ Đông Dương (có vài tờ báo gọi là xổ số Đông
Pháp) để hút thêm tiền từ ước mơ làm giàu của người nghèo. Mỗi vé bán giá 1
đồng Đông Dương, các lô trúng từ 10, 50, 100, 1.000; số độc đắc 4.000 đồng
theo kết quả xổ luân phiên tại Nhà hát Tây Hà Nội, Tòa Đốc lý Sài Gòn (trụ
sở UBND TP HCM ngày nay), Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) hoặc Phnom Penh
(Campuchia). Thời kỳ Nhật nắm quyền không có xổ số. Đến ngày 21-12-1951, mới
có nghị định mở lại xổ số kiến thiết quốc gia (không còn chung cho Đông
Dương). Từ năm 1952, Cuộc Xổ số kiến thiết phát hành 500.000 số, mỗi tháng
một kỳ. Từ năm 1956 đến 1957, mỗi tháng xổ 2 kỳ, cũng 500.000 số. Tháng
6-1957, mỗi tháng 3 kỳ (600.000 số). Tháng 5-1958, phát hành 1,2 triệu số.
Tháng 7-1958, mở hằng tuần. Tháng 10-1960, phát hành 1,6 triệu số. Từ tháng
12-1962, tăng lên 3 triệu số.
Những năm ấy, Sài Gòn
có 2 sòng bạc mở cửa hành nghề suốt ngày đêm là Kim Chung và Ðại Thế Giới, có
tổ chức đánh số đề với giá tiền rất thấp, 1-2 đồng cũng chơi được nên thu hút
dân nghèo. Vả lại, đánh đề là biết ăn thua trong ngày ngay, mua vé số thì chờ
một thời gian khá dài nên dân chúng khoái đánh đề hơn. Dân đánh đề thì vé số
ế nên thời đó cảnh sát phạt người đi xe vi phạm luật giao thông bằng cách bắt
mua vé số kiến thiết.
Năm 1955, 2 sòng bạc
Kim Chung, Ðại Thế Giới bị đóng cửa. Không còn số đề, dân chúng bèn tìm vận
may qua xổ số.
Ðến năm 1960, xổ số
kiến thiết quốc gia vì bán chạy nên có trò đầu cơ bán vé chợ đen. Hồi ấy, vào
năm 1963, giá một tờ vé số là 10 đồng nhưng vì khan hiếm nên ba tôi - một
người nghèo mong muốn đổi đời - phải mua vé số giá chợ đen đến 13 đồng. Tất
nhiên, ba tôi cũng như những người mua vé số ai cũng mơ “triệu phú đến nơi”
với 1 trong 3 lô độc đắc, mỗi lô 1 triệu đồng. Mua cặp ba thì kiếm được 3
triệu đồng ngon ơ, không thì trúng 1 trong 165 lô an ủi.
Đến năm 1967, vé số
tăng giá 20 đồng/tờ và những năm sau, có lẽ do hụt nguồn thu ngân sách nên
giá tăng lên 30-40 đồng và đến năm 1975 là 50 đồng với lô độc đắc là 5 triệu
đồng (1 USD = 700 đồng).
Lúc này, vé số không
còn khan hiếm và cũng có thể thời kỳ đó dân chúng chơi đánh số đề lậu ở Cây
Da Xà (quận 6) nên không còn tình trạng đầu cơ vé số như trước. Thời đó, công
ty xổ số kiến thiết quảng cáo trên rất nhiều báo với nội dung: “Xổ số
kiến thiết quốc gia giúp nước thêm nhà, ta thêm của. Ba lô độc đắc,
mỗi lô 1 triệu. Thần tài chẳng vị riêng ai, cứ mua vé số thì thần tài sẽ
đến thăm”.
Năm 1963,
toàn miền Nam phát hành 1,6 triệu tờ vé số mỗi kỳ. Các tỉnh có một ty xổ số
trực thuộc trung ương, chỉ xổ số mỗi tuần một lần cho toàn miền Nam.
(Theo Người Lao động) Lê Văn Nghĩa
|
Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét