NATO bỏ rơi Thổ Nhĩ Kỳ vì ngán Nga
Cập nhật lúc 07:40
(Quan hệ quốc tế) - NATO cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ không nên trông
đợi sự hỗ trợ nếu xảy ra chiến tranh với Nga.
Đánh tiếng với
Nga
Tờ Der Spiegel
của Đức cho biết Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhấn mạnh Thổ Nhĩ
Kỳ không nên trông đợi vào sự hỗ trợ vô điều kiện của liên minh này trong
trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga.
Báo trên dẫn
lời Ngoại trưởng Luxemburg Jean Asselborn nêu rõ: "NATO không thể vì
những mâu thuẫn gần đây giữa Moskva và Ankara mà bị cuốn vào sự leo thang
xung đột với Nga".
Theo ông
Asselborn, điều lệ của NATO chỉ yêu cầu các nước ủng hộ đồng minh trong
trường hợp quốc gia đó "bị tấn công trực tiếp và không mập mờ".
Tổng thống Pháp
Francois Hollande ngày 19/2 cũng cảnh báo việc Ankara can dự ngày càng nhiều
vào cuộc xung đột ở Syria đang tạo ra nguy cơ bùng nổ chiến tranh giữa Nga và
Thổ Nhĩ Kỳ.
Phát biểu với
đài phát thanh "France Inter", ông Hollande nói: "Thổ Nhĩ Kỳ
đã can dự vào Syria. Ở đó có nguy cơ nổ ra chiến tranh".
Những phát biểu
trên của các nước thuộc NATO được đưa ra trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ đang mạnh
miệng tuyên bố về khả năng cùng với Saudi Arabia triển khai chiến dịch trên
bộ tại Syria.
Ankara đã kêu gọi
phát động một chiến dịch này cùng với các đồng min, trong đó có cả Mỹ, cho
rằng đó là cách duy nhất để chấm dứt cuộc chiến kéo dài 5 năm qua tại Syria.
Những ngày qua,
Saudi Arabia đã điều khoảng 10 máy bay chiến đấu tới căn cứ Incirlik của Thổ
Nhĩ Kỳ, trong khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ liên tiếp pháo kích sang lãnh thổ Syria
với lý do tấn công các tay súng người Kurd.
Nga đã lên án
hành động này, coi đây là sự phá hoại những nỗ lực nhằm giải quyết hòa bình
cuộc chiến ở Syria.
Trước hành động
của Thổ Nhĩ Kỳ, Nga đã sử dụng tới chiêu bài ủng hộ người Kurd. Người Kurd ở
Syria đã được phép mở một văn phòng đại diện tại Moskva.
Người đứng đầu
văn phòng này là Rodi Osman ngày 18/2 cho biết trong cuộc phỏng vấn với
Bloomberg rằng Nga đã hứa bảo vệ người Kurd tại Syria nếu Thổ Nhĩ Kỳ quyết
định tiến hành chiến dịch trên bộ ở Syria.
Ông Osman cảnh
báo bước đi như vậy của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dẫn đến "đại chiến”, cáo buộc
chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ là chính quyền chiến tranh và “Nga sẽ đáp trả nếu có
một cuộc xâm lược".
Nga dùng sức mạnh mềm
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria
Zakharova tuyên bố lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vi phạm luật pháp quốc tế nếu tiến
hành xâm lược Syria.
Những ngày qua có thông tin hàng nghìn
tay súng súng hỗ trợ quân nổi dậy đã được chở bằng ô tô rời lãnh thổ Thổ Nhĩ
Kỳ đến Azaz để tăng cường phòng thủ thành phố này trước cuộc tấn công của các
đơn vị người Kurd. Azaz là thành trì cuối cùng của phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ
hậu thuẫn trên biên giới giáp tỉnh Aleppo.
Nga đã đệ trình một dự thảo nghị quyết
lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) do lo ngại về tình hình giao
tranh leo thang ở khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với Syria và những kế hoạch
tiềm tàng nhằm phát động một chiến dịch trên bộ của Ankara.
Bản dự thảo nghị quyết này kêu gọi tôn
trọng chủ quyền của Syria, song lại không chỉ đích danh Thổ Nhĩ Kỳ.
Đại sứ Mỹ tại LHQ Samantha Power ngày
19/2 tuyên bố Nga đang "tìm cách làm phân tâm thế giới" bằng bản dự
thảo nghị quyết này.
Phát biểu sau một cuộc họp của HĐBA về
dự thảo nghị quyết trên, bà Power nhấn mạnh thay vào đó Moskva cần tập trung
thực thi một nghị quyết của LHQ đã được HĐBA nhất trí hồi tháng 12 vừa qua,
theo đó đề ra một lộ trình quốc tế về tiến trình hòa bình Syria.
Sau cuộc họp này, Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại
LHQ Halit Cevik dịu giọng rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không đơn phương tiến hành một
chiến dịch quân sự trên bộ tại Syria.
Ông này nói thêm việc đưa quân vào
Syria sẽ chỉ có thể được tiến hành trong thành phần của một liên quân quốc tế
do Mỹ dẫn đầu hoặc được sự cho phép của HĐBA LHQ.
Đích thân Tổng thống Mỹ Barack Obama
ngày 20/2 đã lên tiếng yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế và dừng các cuộc pháo kích
sang Syria. Trong cuộc tiếp người đồng cấp Thổ Nhì Kỳ Erdogan tại Nhà Trắng,
Tổng thống Obama cũng tái khẳng định ủng hộ an ninh cho Thổ Nhĩ Kỳ với tư
cách là một nước thành viên NATO.
Giữa lúc đó, Tư lệnh Hạm đội Biển Đen
của Nga, Đô đốc Alexander Vitko ngày 19/2 cho biết các tàu tên lửa hiện đại
cỡ nhỏ lớp Buyan-M được trang bị tên lửa Kalibr, sẽ liên tục có mặt làm nhiệm
vụ trong thành phần lực lượng Địa Trung Hải của Nga tham gia các hoạt động
tại Syria.
Đô đốc Vitko nêu rõ: "Chúng tôi sẽ
sử dụng luân phiên tất cả các tàu mới, trong đó có các tàu thuộc dự án
Buyan-M, để đảm nhiệm phục vụ chiến đấu ở đó".
Ông nói thêm rằng, rất nhiều nhiệm vụ
khác nhau được đặt ra với các tàu lớp Buyan-M vốn sở hữu nhiều loại vũ khí đa
dạng.
(Theo Đất Việt)
Long Thành
|
Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét