"Có
một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân”
Cập nhật lúc 14:21
Táo quân 2016,
Thiên Lôi đã có một hành động bất ngờ khiến nhiều người phải suy ngẫm. Và
cũng chỉ anh ta mới dám từ chức khi tự thấy mình tham nhũng.
Quả không ngoa khi nói rằng, phần “vòng quay tham
nhũng” là điểm nhấn trong chương trình Táo quân 2016 vừa
được phát sóng trong dịp tết Nguyên Đán Bính Thân.
Bằng lối diễn xuất dí
dỏm, sắc bén, các Táo đã đưa người xem trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác
nhau với những tiếng cười thâm thúy, chua chát.
Còn người xem được dịp hả
lòng hả dạ vì từ lâu họ đã bị dị ứng bởi hai từ “tham nhũng”.
Nhiều thông điệp đã quá
quen tai như “tham nhũng ổn định”, “100% cam kết không tham nhũng”... đều
được lột tả, biến tấu sinh động nhưng không phóng đại, nhìn từ "quốc
nạn" tham nhũng ở nước ta hiện nay.
Và tất nhiên, đứng trước
vòng quay kỳ diệu ấy, chả có anh Táo nào dám nhận mình tham nhũng. Mà nếu
không may Táo nào quay được vào ô tham nhũng thì họ cũng tìm mọi cách để “đổi
vận”.
Hay lý luận theo cách lấm
liếm của Táo xã hội: “Tham nhũng mới chỉ dừng ở biển hiệu chứ chưa có biểu
hiện”.
Và rốt cục cái “vòng quay
tham nhũng”, chống tham nhũng nặng về hô hào và bị biến thành trò đùa ấy,
cũng trở nên vô tác dụng vì chẳng thể tìm thấy ai tham nhũng.
Thế là hòa cả làng.
Sự việc chỉ được đẩy lên
cao trào khi Thiên Lôi, một vị quan nhỏ, giữ vị trí gác cổng trên thiên đình
bỗng liều lĩnh, xông vào giữa buổi chầu, dâng tấu xin từ chức vì biết mình đã
tham nhũng.
Hãy xem “anh Lôi” trải
lòng: “Các quan ở hạ giới mỗi khi lên thiên đình gặp Ngọc Hoàng, đều phải đi
qua cửa của thần. Mỗi lần như vậy, họ đều dúi cho thần những cái phong bì.
Những lần đầu thần nhận
cứ nghĩ đó chỉ là những món quà tình cảm, nhưng lâu dần thành quen. Đến khi
không có thì thần cảm thấy khó chịu và những lần sau khi không có phong bì
thần lại gây khó dễ để vòi vĩnh.
Rồi thần trở thành kẻ
tham nhũng lúc nào không hay.
Nay thần thấy xấu hổ và
tự nhận thấy mình không còn xứng đáng ở vị trí này nữa. Thần xin từ chức.
Dại dột, quá dại dột! Có
ai như anh Thiên Lôi không cơ chứ! Tự dưng tự đế lại đi "vạch áo cho
người xem lưng" rồi vẽ chuyện từ chức.
Hóa ra, “anh Lôi” từ chức
không phải vì bị người khác phát hiện ra mình tham nhũng, mà vì anh ta thấy
xấu hổ vì nhiễm bệnh tham nhũng lúc nào không hay.
Sự việc đã khiến các Táo
bất ngờ, đến mức phải thốt lên rằng: “Ơ! Cái thằng này quê ở đâu mà liều vậy?
Đúng là đồ trẻ trâu”.
Đúng là bất ngờ, bởi xưa nay trên thiên đình đã có ai dám từ chức do tham nhũng đâu?
Bao nhiều quan lớn ở
thiên đình còn không dám nhận mình tham nhũng hoặc sợ tham nhũng tới mức
“bĩnh” ra quần, thì cái chức quan “bé tí tẹo” của Thiên Lôi, tại sao dám “to
gan lớn mật” làm chuyện liều lĩnh, tày trời như vậy? Té ra tham nhũng từ chân
tới đầu à?
Sự sắp đặt về mặt ý tưởng
của tác giả kịch bản để chức quan gác cổng thiên đình lên tiếng từ chức là
dụng ý thâm thúy.
Hóa ra trên đời này còn
có thứ quý hơn bổng lộc (tiền, chức tước) đó là lòng tự trọng của một vị quan
nhỏ trên thiên đình.
Nhưng tất cả chỉ là vở
diễn trên sân khấu.
Còn thực tế thì hoàn toàn ngược lại với
những gì Thiên Lôi đã làm trong buổi chầu cuối năm ấy. Bởi lẽ cái thứ “bổng lộc mà
người ta có được do chức tước mang lại không dễ gì từ bỏ”, theo
cách nói của ông Lê Văn Cuông – nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội
Thanh Hóa.
Ông Cuông cũng chỉ rõ:
“Đối tượng tham nhũng không ai khác là người đứng đầu các đơn vị từ Trung
ương đến cơ sở.
Người ta dựa vào cái
“quyền” do vị trí mang lại để thực hiện những hành vi xấu, tiêu cực, gây ảnh
hưởng đến sự tin tưởng của người dân vào bộ máy công quyền".
Bởi thế cho nên mới có
chuyện: “Người ta làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỷ đồng,
thậm chí cả nghìn tỷ đồng.
Có một đội ngũ giàu rất
nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân”, như cách nói của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ -
Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng từng phát biểu.
Hay thậm chí nghiêm trọng
hơn, “tham nhũng đe dọa sự tồn vong của chế độ”.
Và chỉ có Thiên Lôi trong
vở diễn Táo quân mới dám làm việc (từ chức) “tày trời” như vậy. Còn các vị
quan tham "chưa bị lộ" ngoài đời thực kia, các vị có dám từ chức
khi cảm thấy mình không còn xứng đáng?
(Theo
Giáo dục VN) QUỐC TOẢN
|
Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét